Wiki - KEONHACAI COPA

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002
Vòng loại FIFA World Cup 2002
Chi tiết giải đấu
Thời gian4 tháng 3 năm 2000 (2000-03-04) – 25 tháng 11 năm 2001 (2001-11-25)
Số đội199 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu777
Số bàn thắng2.452 (3,16 bàn/trận)
Vua phá lướiÚc Archie Thompson
(16 bàn thắng)
1998
2006

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 2002 là một chuỗi các trận đấu được tổ chức bởi 6 liên đoàn châu lục thuộc FIFA: Châu Á (AFC), châu Phi (CAF), Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF), Nam Mỹ (CONMEBOL), châu Đại Dương (OFC) và châu Âu (UEFA). Các liên đoàn châu lực thành viên tổ chức vòng loại với thể thức riêng của mỗi liên đoàn để chọn ra tổng cộng 32 đội (cùng với 2 đội chủ nhà, một đội đương kim vô địch và 29 đội vượt qua vòng loại) tham dự FIFA World Cup 2002.

Các đội vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Final qualification status
  Giành quyền tham dự FIFA World Cup
  Không vượt qua vòng loại
  Không tham dự vòng loại
  Không phải là thành viên của FIFA
ĐộiTư cách vượt qua vòng loạiNgày vượt qua vòng loạiSố lần tham dự World CupLần gần nhất dự World CupSố lần tham dự liên tiếpThành tích tốt nhấtHạng trước khi bắt đầu vòng loại[1]
 Nhật BảnChủ nhà31 tháng 5 năm 1996 (1996-05-31)219982Vòng bảng (1998)32
 Hàn Quốc65Vòng bảng (1954, 1986, 1990, 1994, 1998)40
 PhápĐương kim vô địch12 tháng 7 năm 1998 (1998-07-12)112Vô địch (1998)1
 CameroonNhất bảng A khu vực châu Phi1 tháng 7 năm 2001 (2001-07-01)54Tứ kết (1990)17
 Nam PhiNhất bảng E khu vực châu Phi22Vòng bảng (1998)37
 TunisiaNhất bảng D khu vực châu Phi15 tháng 7 năm 2001 (2001-07-15)3Vòng bảng (1978, 1998)31
 SénégalNhất bảng C khu vực châu Phi21 tháng 7 năm 2001 (2001-07-21)1142
 NigeriaNhất bảng B khu vực châu Phi29 tháng 7 năm 2001 (2001-07-29)319983Vòng 1/8 (1994, 1998)27
 ArgentinaNhất bảng khu vực Nam Mỹ15 tháng 8 năm 2001 (2001-08-15)138Vô địch (1978, 1986)3
 Ba LanNhất bảng 5 khu vực châu Âu1 tháng 9 năm 2001 (2001-09-01)619861Hạng ba (1974, 1982)38
 Thụy ĐiểnNhất bảng 4 khu vực châu Âu5 tháng 9 năm 2001 (2001-09-05)1019941Á quân (1958)19
 Tây Ban NhaNhất bảng 7 khu vực châu Âu1119987Hạng tư (1950)8
 Costa RicaNhất bảng (vòng chung kết) khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe219901Vòng 1/8 (1990)29
 NgaNhất bảng 1 khu vực châu Âu6 tháng 10 năm 2001 (2001-10-06)9[2]19941Hạng tư (1966)28
 Bồ Đào NhaNhất bảng 2 khu vực châu Âu31986Hạng ba (1966)5
 Đan MạchNhất bảng 3 khu vực châu Âu319982Tứ kết (1998)20
 CroatiaNhất bảng 6 khu vực châu Âu2Hạng ba (1998)21
 ÝNhất bảng 8 khu vực châu Âu1511Vô địch (1934, 1938, 1982)6
 AnhNhất bảng 9 khu vực châu Âu112Vô địch (1966)12
 Trung QuốcNhất bảng B (vòng 2) khu vực châu Á7 tháng 10 năm 2001 (2001-10-07)1150
 Hoa KỳHạng ba (vòng chung kết) khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe719984Hạng ba (1930)13
 Ả Rập Xê ÚtNhất bảng A (vòng 2) khu vực châu Á21 tháng 10 năm 2001 (2001-10-21)319983Vòng 1/8 (1994)34
 EcuadorNhì bảng khu vực Nam Mỹ7 tháng 11 năm 2001 (2001-11-07)1136
 ParaguayHạng tư khu vực Nam Mỹ8 tháng 11 năm 2001 (2001-11-08)619982Vòng 1/8 (1986, 1998)18
 MéxicoNhì bảng (vòng chung kết) khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe11 tháng 11 năm 2001 (2001-11-11)1219983Tứ kết (1970, 1986)7
 BỉThắng play-off khu vực châu Âu14 tháng 11 năm 2001 (2001-11-14)1119986Hạng tư (1986)23
 Đức15[3]12Vô địch (1954, 1974, 1990)11
 Slovenia1125
 Thổ Nhĩ Kỳ21954Vòng bảng (1954)22
 BrasilHạng ba khu vực Nam Mỹ17199817Vô địch (1958, 1962, 1970, 1994)2
 Cộng hòa IrelandThắng play-off (UEFA – AFC)15 tháng 11 năm 2001 (2001-11-15)319941Tứ kết (1990)15
 UruguayThắng play-off (CONMEBOL – OFC)25 tháng 11 năm 2001 (2001-11-25)101990Vô địch (1930, 1950)24
1 Bao gồm 10 lần tham dự FIFA World Cup trước kia của Tây Đức từ năm 1954 đến năm 1990 và không tính một lần của Đông Đức trong giai đoạn trên.
2 Đây là lần thứ hai Nga góp mặt tại FIFA World Cup. Tuy nhiên, FIFA coi Nga là đội kế thừa của Liên Xô (cũ).

Phân bổ suất tham dự FIFA World Cup 2002[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng 32 suất tham dự FIFA World Cup 2002 được phân bổ theo khu vực như sau:

  • Châu Âu (UEFA): 14,5 suất nhưng trừ đi một suất của Pháp (đương kim vô địch FIFA World Cup 1998) nên còn 13,5 suất. 50 đội còn lại tại châu Âu sẽ tranh nhau 13 suất tham dự vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với đội thuộc châu Á (AFC).
  • Nam Mỹ (CONMEBOL): 4,5 suất. 10 đội sẽ tranh nhau 4 suất vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với đội thuộc châu Đại Dương (OFC).
  • Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF): 3 suất giữa 35 đội.
  • Châu Phi (CAF): 5 suất giữa 51 đội.
  • Châu Á (AFC): 4,5 suất nhưng trừ đi 2 suất của Hàn Quốc và Nhật Bản (đồng chủ nhà FIFA World Cup 2002) nên còn 2,5 suất. 40 đội sẽ tranh 2 suất vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với một đội thuộc châu Âu (UEFA).
  • Châu Đại Dương (OFC): 0,5 suất giữa 10 đội. Đội chiến thắng sẽ tranh suất dự FIFA World Cup 2002 với đội thuộc Nam Mỹ (CONMEBOL).

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Phân bổ suất tham dự FIFA World Cup 2002
Số suất tham dự được phân bổSố đội vượt qua vòng loại
Chủ nhà22
Đương kim vô địch11
AFC (còn lại)2 hoặc 32
CAF55
CONCACAF33
CONMEBOL4 hoặc 55
OFC0 hoặc 10
UEFA (còn lại)13 hoặc 1414
Tổng số32

Tổng cộng có 193 đội đã thi đấu ít nhất một trận tại vòng loại.

Vòng loại các liên đoàn châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Á (AFC)[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được phân bổ 4,5 suất dự FIFA World Cup 2002 nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước chủ nhà World Cup nên AFC chỉ còn 2,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.

Myanmar bỏ cuộc sau khi đã bốc thăm. Afghanistan, BhutanCHDCND Triều Tiên không tham dự vòng loại.

Hai suất vào thẳng vòng chung kết FIFA World Cup 2002 của châu Á đã thuộc về Ả Rập SaudiTrung Quốc. Iran đã đánh bại UAE để tham dự vòng play-off liên lục địa nhưng đã thất bại sau khi thua Cộng hòa Ireland.

Vòng loại bao gồm 3 vòng như sau:

  • Vòng 1: 40 đội được chia vào 10 bảng, mỗi bảng có 4 đội[4]. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng (trừ bảng 2). Đội đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào vòng 2.
  • Vòng 2: 10 đội đứng đầu bảng ở vòng 1 được chia vào 2 bảng, mỗi bảng có 5 đội. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng. Hai đội đứng đầu bảng giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002, hai đội đứng nhì bảng tham dự vòng play-off AFC.
  • Play-off: Hai đứng nhì bảng ở vòng 2 sẽ thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội chiến thắng chung cuộc sẽ đá play-off với đại diện đến từ UEFA để giành một vé tham dự FIFA World Cup 2002.
Ghi chú
Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002
Giành quyền tham dự vòng play-off

Vòng 2 (vòng loại cuối cùng)[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng ABảng B
Đội
TrậnĐiểm
 Ả Rập Xê Út817
 Iran815
 Bahrain810
 Iraq87
 Thái Lan84
Đội
TrậnĐiểm
 Trung Quốc819
 UAE811
 Uzbekistan810
 Qatar89
 Oman86

Vòng play-off[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Iran 4–0 UAE1–03–0

Châu Phi (CAF)[sửa | sửa mã nguồn]

Tại châu Phi, 51 đội tham dự vòng loại để chọn ra 5 đội tham dự FIFA World Cup 2002.

Burundi rút lui trước khi bốc thăm, NigerComoros không tham dự vòng loại. Guinea đã bị loại khỏi vòng loại do chính phủ can thiệp vào hiệp hội quốc gia của họ, dẫn đến kết quả của Guinea đạt được trong vòng loại bị hủy bỏ.

5 đội châu Phi giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002 là: Cameroon, Senegal, Tunisia, Nam PhiNigeria.

Vòng loại bao gồm 2 vòng như sau:

  • Vòng 1: 50 đội được chia vào 5 nhóm với 10 đội ở mỗi nhóm. Từ 5 nhóm đó sẽ bốc thăm chia cặp đá hai trận (sân nhà và sân khách) để chọn ra 25 đội vào vòng 2.
  • Vòng 2: 25 đội chiến thắng ở vòng 1 được bốc thăm vào 5 bảng với mỗi bảng 5 đội. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng. Đội đứng đầu bảng giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002.
Ghi chú
Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002

Final positions (final round)[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng ABảng BBảng C
ĐộiTrậnĐiểm
 Cameroon819
 Angola813
 Zambia811
 Togo89
 Libya82
ĐộiTrậnĐiểm
 Nigeria816
 Liberia815
 Sudan812
 Ghana811
 Sierra Leone84
ĐộiTrậnĐiểm
 Sénégal815
 Maroc815
 Ai Cập813
 Algérie88
 Namibia82
Bảng DBảng E
ĐộiTrậnĐiểm
 Tunisia820
 Bờ Biển Ngà815
 CHDC Congo810
 Madagascar86
 Cộng hòa Congo85
ĐộiTrậnĐiểm
 Nam Phi616
 Zimbabwe612
 Burkina Faso65
 Malawi61
 Guinée00

Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổng cộng 35 đội tranh tài. Mexico, Mỹ, JamaicaCosta Rica (4 đội có thứ hạng cao nhất theo Bảng xếp hạng FIFA) vào thẳng vòng bán kết, còn Canada vào vòng play-off liên khu vực. Các đội còn lại được chia thành các khu vực, dựa trên vị trí địa lý như sau:

Vòng 1:

  • Caribe: 24 đội được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm tám đội. Các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp ba vòng. Đội vô địch sẽ vào bán kết, trong khi đội á quân sẽ tham dự vòng play-off. Do Guyana không thi đấu nên Antigua và Barbuda vào thẳng vòng hai.
  • Trung Mỹ: 6 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 3 đội. Các đội thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách) với nhau. Đội nhất bảng sẽ vào bán kết, trong khi đội nhì bảng sẽ đá play-off.
  • Play-off: 6 đội được bắt cặp để đấu loại trực tiếp trên cơ sở sân nhà và sân khách. Một đội đến từ Bắc hoặc Trung Mỹ sẽ đấu với một đội đến từ Caribe và đội thắng sẽ vào bán kết.

Vòng 2 (bán kết): 12 đội được chia thành 3 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Các đội thi đấu với nhau hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội nhất và nhì bảng sẽ vào vòng chung kết.

Vòng 3 (chung kết): 6 đội thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà và sân khách. Ba đội đứng đầu sẽ đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup 2002.

Ghi chú
Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002

Xếp hạng chung cuộc (vòng chung kết)[sửa | sửa mã nguồn]

ĐộiTrậnĐiểm
 Costa Rica1023
 México1017
 Hoa Kỳ1017
 Honduras1014
 Jamaica108
 Trinidad và Tobago105

Nam Mỹ (CONMEBOL)[sửa | sửa mã nguồn]

10 đội đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) để chọn ra 4 đội đứng đầu vào thẳng FIFA World Cup 2002. Đội đứng năm sẽ đá play-off liên lục địa với đại diện đến từ OFC.

Ghi chú
Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002

Tóm tắt bảng đấu

ĐộiTrậnĐiểm
 Argentina1843
 Ecuador1831
 Brasil1830
 Paraguay1830
 Uruguay1827
 Colombia1827
 Bolivia1818
 Peru1816
 Venezuela1816
 Chile1812

Châu Đại Dương (OFC)[sửa | sửa mã nguồn]

Có 10 đội tham dự để giành 0,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.

Papua New Guinea không tham dự vòng loại.

Vòng loại bao gồm 2 vòng như sau:

  • Vòng 1: 10 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 5 đội. Các đội thi đấu với nhau một trận. Đội đứng đầu ở mỗi bảng tiến vào vòng chung kết.
  • Vòng chung kết (vòng 2): 2 đội chiến thắng ở vòng 1 sẽ đá hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội chiến thắng chung cuộc sẽ gặp đại diện đến từ CONMEBOL ở loạt trận play-off liên lục địa để giành một tấm vé dự FIFA World Cup 2002.

Tại vòng loại này, trận đấu giữa AustraliaSamoa thuộc Mỹ đã lập nên kỷ lục về trận thắng lớn nhất trong một trận đấu chính thức quốc tế[5]. Khi đó, Australia đã giành chiến thắng với tỉ số 31–0 trước Samoa thuộc Mỹ. Sau chiến thắng trên, Liên đoàn bóng đá Australia càng quyết tâm hơn nữa trong việc xin chuyển từ Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương sang Liên đoàn bóng đá châu Á[6].

Vòng 2[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
New Zealand 1–6 Úc0–21–4

Châu Âu (UEFA)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại trừ Pháp không cần tham dự vòng loại do là đương kim vô địch, các đội còn lại phải tham dự vòng loại để chọn ra 13,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.

Thể thức vòng loại như sau:

  • Vòng 1: 50 đội được chia thành 9 bảng (gồm 5 bảng có 6 đội và 4 bảng có 5 đội). Các đội thi đấu với nhau hai lượt trận (sân nhà và sân khách). 9 đội đứng đầu ở 9 bảng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002, 9 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng play-off UEFA hoặc play-off liên lục địa.
  • Vòng 2: 8 đội nhì bảng ở vòng 1 được bốc thăm chia cặp thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách), 4 đội chiến thắng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002. Đội nhì bảng còn lại sẽ tham dự trận play-off liên lục địa với đại diện đến từ AFC, đội nào chiến thắng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002.

Lần đầu tiên Hà LanRomania không vượt qua vòng loại, kể từ năm 1986. Trong khi Hà Lan đứng thứ ba bảng đấu (sau Bồ Đào NhaCộng hòa Ireland), còn Romania thua sốc Slovenia ở loạt trận play-off UEFA.

Ghi chú
Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002
Giành quyền tham dự vòng play-off

Vòng 1[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng 1Bảng 2Bảng 3
ĐộiTrậnĐiểm
 Nga1023
 Slovenia1020
 Nam Tư1019
 Thụy Sĩ1014
 Quần đảo Faroe107
 Luxembourg100
ĐộiTrậnĐiểm
 Bồ Đào Nha1024
 Cộng hòa Ireland1024
 Hà Lan1020
 Síp108
 Estonia108
 Andorra100
ĐộiTrậnĐiểm
 Đan Mạch1022
 Cộng hòa Séc1020
 Bulgaria1017
 Iceland1013
 Bắc Ireland1011
 Malta101
Bảng 4Bảng 5Bảng 6
ĐộiTrậnĐiểm
 Thụy Điển1026
 Thổ Nhĩ Kỳ1021
 Slovakia1017
 Moldova107
 Macedonia106
 Azerbaijan105
ĐộiTrậnĐiểm
 Ba Lan1021
 Ukraina1017
 Belarus1015
 Na Uy1010
 Wales109
 Armenia105
ĐộiTrậnĐiểm
 Croatia818
 Bỉ817
 Scotland815
 Latvia84
 San Marino81
Bảng 7Bảng 8Bảng 9
ĐộiTrậnĐiểm
 Tây Ban Nha820
 Áo815
 Israel812
 Bosna và Hercegovina88
 Liechtenstein80
ĐộiTrậnĐiểm
 Ý820
 România816
 Gruzia810
 Hungary88
 Litva82
ĐộiTrậnĐiểm
 Anh817
 Đức817
 Phần Lan812
 Hy Lạp87
 Albania83

Vòng play-off[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Bỉ 2–0 Cộng hòa Séc1–01–0
Ukraina 2–5 Đức1–11–4
Slovenia 3–2 România2–11–1
Áo 0–6 Thổ Nhĩ Kỳ0–10–5

Vòng play-off liên lục địa[sửa | sửa mã nguồn]

Có 2 cặp đấu loại trực tiếp (gồm 4 trận đấu) giữa các liên đoàn theo lịch trình để xác định hai suất cuối cùng vào vòng chung kết. Các trận lượt đi diễn ra vào ngày 10 và 20 tháng 11 năm 2001, còn các trận lượt về diễn ra vào ngày 15 và 25 tháng 11 năm 2001.

UEFA v AFC[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Cộng hòa Ireland 2–1 Iran2–00–1

OFC v CONMEBOL[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Úc 1–3 Uruguay1–00–3

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

16 bàn thắng
15 bàn thắng
14 bàn thắng
11 bàn thắng
10 bàn thắng

Trivia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trên đường đến FIFA World Cup 2002, Brasil trải qua chiến dịch vòng loại tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay khi để thua 6 trận (lần duy nhất Brasil thua hơn 2 trận trong một chiến dịch vòng loại) và xếp thứ 3 của nhóm vòng loại Nam Mỹ. Tuy nhiên, Brasil đã vô địch FIFA World Cup 2002 với thành tích phá kỷ lục 7 trận thắng trong 7 trận ở vòng chung kết mà không phải đối mặt với hiệp phụ hay loạt sút luân lưu. Các đội sau đây cũng đã thắng tất cả các trận đấu cuối cùng của họ: Uruguay năm 1930 (4 trận), Ý năm 1938 (4 trận, 1 trong số đó sau hiệp phụ), Brasil năm 1970 (6 trận) và Pháp năm 1998 (7 trận, trong số trong đó 1 với bàn thắng vàng trong hiệp phụ và 1 trên chấm phạt đền). Năm 1970, Brasil cũng đã thắng cả 6 trận sơ loại. Uruguay đã không tham gia bất kỳ vòng sơ loại nào trong năm 1930, vì không có trận nào và Ý cũng vậy trong năm 1938 vì họ nghiễm nhiên đủ điều kiện tham dự World Cup với tư cách là đương kim vô địch.
  • Sau khi đứng thứ hai trong bảng, nơi Đức thua Anh 1–5[7], lần đầu tiên Đức phải đá play-off vòng loại trong lịch sử[8].
  • Australia đã ghi 31 bàn vào lưới tân binh American Samoa, lập kỷ lục trận đấu có số bàn thắng cao nhất và tỷ số chiến thắng lớn nhất trong một trận đấu quốc tế từ trước đến nay. Đây chỉ là hai ngày sau khi Australia đánh bại Tonga với tỷ số 22–0, một kỷ lục quốc tế khi đó. Ngoài ra, 13 bàn thắng của Archie Thompson trong trận đấu với American Samoa đã vượt qua kỷ lục 10 bàn thắng trước đó.
  • Souleymane Mamam của Togo đã trở thành cầu thủ trẻ nhất từng chơi trong một trận đấu vòng loại World Cup khi mới 13 tuổi 310 ngày trong trận đấu với Zambia, vào tháng 5 năm 2001.
  • Cú hat-trick nhanh nhất từ ​​trước đến nay trong một giải đấu quốc tế hạng "A" được thiết lập khi Abdul Hamid Bassiouny của Ai Cập chỉ cần 177 giây để ghi 3 bàn trong trận đấu với Namibia.
  • Kubilay Türkyilmaz của Thụy Sĩ đã ghi một hat trick từ chấm phạt đền vào lưới Quần đảo Faroe. Ronaldo của Brasil đã cân bằng thành tích này trước Argentina trong chiến thắng 3–1 của Brasil ở Vòng loại FIFA World Cup 2006[9].

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “FIFA/Coca Cola World Ranking (15 May 2002)”. FIFA.com. FIFA. 15 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Đây là lần thứ hai Nga góp mặt tại FIFA World Cup. Tuy nhiên, FIFA coi Nga là đội kế thừa của Liên Xô (cũ).
  3. ^ Bao gồm 10 lần tham dự FIFA World Cup trước kia của Tây Đức từ năm 1954 đến năm 1990 và không tính một lần của Đông Đức trong giai đoạn trên.
  4. ^ Do Myanmar rút lui sau khi được chia vào bảng 2 nên tổng cộng chỉ còn 39 đội dự vòng loại và bảng 2 chỉ còn 3 đội tranh tài với nhau.
  5. ^ VnExpress. “Australia thắng 31-0... hay 32-0?”. vnexpress.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ VietnamPlus (9 tháng 6 năm 2018). “Trận thắng kỷ lục 31-0 thay đổi "vận mệnh" bóng đá Australia | Bình luận - Nhận định | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ VnExpress. “Anh từng cho Đức nếm mùi thảm bại 1-5”. vnexpress.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ VnExpress. “Đội tuyển Đức chuẩn bị cho trận play-off”. vnexpress.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  9. ^ VnExpress. “Hat-trick phạt đền của Ronaldo đưa Brazil lên dẫn đầu”. vnexpress.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Thể loại[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng_lo%E1%BA%A1i_Gi%E1%BA%A3i_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_2002