Wiki - KEONHACAI COPA

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010
Vòng loại FIFA World Cup 2010
Chi tiết giải đấu
Thời gian25 tháng 8 năm 2007 (2007-08-25) – 18 tháng 11 năm 2009 (2009-11-18)
Số đội205 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu852
Số bàn thắng2.338 (2,74 bàn/trận)
Vua phá lướiBurkina Faso Moumouni Dagano
Fiji Osea Vakatalesau
(12 bàn thắng)
2006
2014

Tại vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010, các đội tuyển bóng đá quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 6 liên đoàn châu lục đã tham dự vòng loại để chọn ra 31 đội vào vòng chung kết tới thi đấu tại Nam Phi với đội chủ nhà.

Phân bổ suất dự vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Châu Âu (UEFA): 53 đội tranh 13 suất
  • Châu Phi (CAF): 53 đội tranh 5 suất (không kể chủ nhà Nam Phi)
  • Châu Á (AFC): 43 đội tranh 4,5 suất (đấu vé vớt với OFC)
  • Châu Đại Dương (OFC): 10 đội tranh 0,5 suất (đấu vé vớt với AFC)
  • Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF): 35 đội tranh 3,5 suất (đấu vé vớt với CONMEBOL)
  • Nam Mỹ (CONMEBOL): 10 đội tranh 4,5 suất (đấu vé vớt với CONCACAF)

Tính đến ngày đăng ký cuối cùng (15 tháng 3 năm 2007), 203 trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên (cả chủ nhà Nam Phi) của FIFA đã đăng ký tham dự vòng loại. Bốn quốc gia không tham dự đều thuộc châu Á gồm Bhutan, Brunei, LàoPhilippines. Montenegro, dù mới gia nhập FIFA từ 31 tháng 5 vẫn được chấp nhận tham gia vòng loại, nâng tổng số lên 204 đội.

Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 8 năm 2007 và trận đấu cuối cùng vào ngày 18 tháng 11 năm 2009. Kết thúc vòng loại, có tổng cộng 2337 bàn thắng được ghi sau 848 trận đấu.

Các đội giành quyền vào vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

  Đội vượt qua vòng loại
  Đội không vượt qua vòng loại
  Quốc gia không tham dự World Cup
  Quốc gia không phải thành viên FIFA
Liên đoànSố đội tham giaSố đội tham dự
vòng chung kết
Ngày kết thúc vòng loại
UEFA531318 tháng 11 năm 2009
CAF52 + 1 chủ nhà5 + 1 chủ nhà18 tháng 11 năm 2009
CONMEBOL10518 tháng 11 năm 2009
AFC43414 tháng 11 năm 2009
CONCACAF35318 tháng 11 năm 2009
OFC10114 tháng 11 năm 2009
Tổng cộng203 + 1 chủ nhà31 + 1 chủ nhà18 tháng 11 năm 2009

Dưới đây là danh sách 32 đội vào vòng chung kết được xếp theo thời gian.

Đội tuyểnTư cách qua vòng loạiNgày vượt qua vòng loạiSố lần tham dự vòng chung kếtSố vòng chung kết liên tiếpLần gần đây nhấtThành tích tốt nhấtThứ hạng FIFA hiện tại 1 [1]
 Nam PhiChủ nhà15 tháng 4 năm 2004302002Vòng bảng (1998, 2002)86
 ÚcNhất bảng A vòng 4 châu Á6 tháng 6 năm 2009322008Vòng 16 (2006)21
 Nhật BảnNhì bảng A vòng 4 châu Á6 tháng 6 năm 2009442006Vòng 16 (2002)43
 Hàn QuốcNhất bảng B vòng 4 châu Á6 tháng 6 năm 2009872006Hạng tư (2002)52
 Hà LanNhất bảng 9 châu Âu6 tháng 6 năm 2009922006Á quân (1974, 1978)3
 CHDCND Triều TiênNhì bảng B vòng 4 châu Á17 tháng 6 năm 2009201966Tứ kết (1966)84
 Brasil4 hạng đầu Nam Mỹ5 tháng 9 năm 200919192006Vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002)2
 GhanaNhất bảng D vòng 3 châu Phi6 tháng 9 năm 2009222006Vòng 16 (2006)37
 Tây Ban NhaNhất bảng 5 châu Âu9 tháng 9 năm 20091392006Hạng tư (1950)1
 AnhNhất bảng 6 châu Âu9 tháng 9 năm 20091342006Vô địch (1966)9
 Paraguay4 hạng đầu Nam Mỹ9 tháng 9 năm 2009842006Vòng 16 (1986, 1998, 2002)30
 Bờ Biển NgàNhất bảng E châu Phi10 tháng 10 năm 2009222006Vòng bảng (2006)16
 Đan MạchNhất bảng 1 châu Âu10 tháng 10 năm 2009412002Tứ kết (1998)26
 ĐứcNhất bảng 4 châu Âu10 tháng 10 năm 200917152006Vô địch (1954, 1974, 1990)6
 SerbiaNhất bảng 7 châu Âu10 tháng 10 năm 200911 322006Hạng tư (1930, 1962)20
 ÝNhất bảng 8 châu Âu10 tháng 10 năm 200917132006Vô địch (1934, 1938, 1982, 2006)4
 Chile4 hạng đầu Nam Mỹ10 tháng 10 năm 2009811998Hạng ba (1962)17
 Hoa Kỳ3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
10 tháng 10 năm 2009962006Hạng ba (1930) 414
 México3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
10 tháng 10 năm 20091452006Tứ kết (1970, 1986)15
 Thụy SĩNhất bảng 2 châu Âu14 tháng 10 năm 2009922006Tứ kết (1934, 1938, 1954)18
 SlovakiaNhất bảng 3 châu Âu14 tháng 10 năm 20099 211990Hạng nhì (1934, 1962)34
 Argentina4 hạng đầu Nam Mỹ14 tháng 10 năm 200915102006Vô địch (1978, 1986)8
 Honduras3 hạng đầu
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
14 tháng 10 năm 2009211982Vòng bảng (1982)38
 New ZealandThắng trận tranh vé giữa đội vô địch châu Đại Dương và đội thứ 5 châu Á14 tháng 11 năm 2009211982Vòng bảng (1982)77
 CameroonNhất bảng A vòng 3 châu Phi14 tháng 11 năm 2009612002Tứ kết (1990)11
 NigeriaNhất bảng B vòng 3 châu Phi14 tháng 11 năm 2009412002Vòng 16 (1994, 1998)22
 AlgérieNhất bảng C vòng 3 châu Phi18 tháng 11 năm 2009311986Vòng bảng (1982, 1986)28
 Hy LạpThắng trận playoff châu Âu18 tháng 11 năm 2009211994Vòng bảng (1994)12
 SloveniaThắng trận playoff châu Âu18 tháng 11 năm 2009212002Vòng bảng (2002)33
 Bồ Đào NhaThắng trận playoff châu Âu18 tháng 11 năm 2009532006Hạng ba (1966)5
 PhápThắng trận playoff châu Âu18 tháng 11 năm 20091342006Vô địch (1998)7
 UruguayThắng trận tranh vé giữa đội thứ 5 Nam Mỹ và đội thứ 4 Bắc, Trung Mỹ và Caribe18 tháng 11 năm 20091112002Vô địch (1930, 1950)19

Chú giải 1:  Bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2009. Chú giải 2:  Kế thừa thành tích của Tiệp Khắc, đây là lần tham dự thứ 9 của đội, và lần gần đây nhất là năm 1990. Chú giải 3:  Kế thừa thành tích của các đội tuyển trước đó như Nam Tư, Serbia và Montenegro Chú giải 4:  Giải vô địch thế giới đầu tiên năm 1930 không có trận tranh giải ba. Hoa Kỳ và Nam Tư bị loại ở bán kết. Tuy nhiên về sau dựa trên thành tích 2 đội ở giải đấu mà FIFA xếp không chính thức hai đội lần lượt thứ ba và tư.

Các khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

(43 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với OFC)

Hai vòng sơ loại (diễn ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007) cho phép chọn từ 43 đội xuống 20 đội vào thi đấu vòng bảng.[2]

Tại vòng bảng, 20 đội bóng được chia thành 5 bảng mỗi bảng 4 đội, thi đấu từ tháng 2 cho đến tháng 6 năm 2008. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng sau. Tại vòng loại cuối cùng, 10 đội mạnh nhất được chia thành 2 bảng đấu mỗi bảng 5 đội (thi đấu từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009) giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết. Còn hai đội hạng ba sẽ gặp nhau đấu play-off chọn đội đứng thứ 5 châu Á thi đấu với đội vô địch châu Đại dương.

Ghi chú
Các đội giành quyền dự World Cup 2010
Các đội giành quyền đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng 4[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A
Đội tuyển
StĐiểm
 Úc820
 Nhật Bản815
 Bahrain810
 Qatar86
 Uzbekistan84
Bảng B
Đội tuyển
StĐiểm
 Hàn Quốc816
 CHDCND Triều Tiên812
 Ả Rập Xê Út812
 Iran811
 UAE81


Trận Play-off tranh hạng 5 (vòng 5)[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Bahrain (a) 2–2 Ả Rập Xê Út0–02–2

Bahrain thắng với tổng tỉ số là 2-2 vì luật ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách và vào gặp nhà vô địch châu Đại dương là New Zealand, trong trận tranh vé vớt đi dự vòng chung kết.

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

(53 đội bóng giành 13 suất)

Vòng loại ở châu Âu bắt đầu từ tháng 8 năm 2008, sau khi Euro 2008 kết thúc.[2] 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu 6 đội và 1 bảng đấu 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết.[3] 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.

Các bảng đấu kết thúc vào 14 tháng 10 năm 2009. Lễ bốc thăm đá play-off diễn ra tại Zürich ngày 19 tháng 10, hai lượt đấu play-off diễn ra vào 14 và 18 tháng 11.

Ghi chú
Đội vào thẳng vòng chung kết
Đội đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng 1
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựĐan MạchBồ Đào NhaThụy ĐiểnHungaryAlbaniaMalta
1 Đan Mạch10631165+1121Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20101–11–00–13–03–0
2 Bồ Đào Nha10541175+1219Tiến vào vòng 22–30–03–00–04–0
3 Thụy Điển10532135+8180–10–02–14–14–0
4 Hungary10514108+2160–00–11–22–03–0
5 Albania10145613−771–11–20–00–13–0
6 Malta10019026−2610–30–40–10–10–0
Bảng 2
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựThụy SĩHy LạpLatviaIsraelLuxembourgMoldova
1 Thụy Sĩ10631188+1021Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20102–02–10–01–22–0
2 Hy Lạp106222010+1020Tiến vào vòng 21–25–22–12–13–0
3 Latvia105231815+3172–20–21–12–03–2
4 Israel104422010+10162–21–10–17–03–1
5 Luxembourg10127425−2150–30–30–41–30–0
6 Moldova10037618−1230–21–11–21–20–0
Bảng 3
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựSlovakiaSloveniaCộng hòa SécBắc IrelandBa LanSan Marino
1 Slovakia107122210+1222Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20100–22–22–12–17–0
2 Slovenia10622184+1420Tiến vào vòng 22–10–02–03–05–0
3 Cộng hòa Séc10442176+11161–21–00–02–07–0
4 Bắc Ireland10433139+4150–21–00–03–24–0
5 Ba Lan103251914+5110–11–12–11–110–0
6 San Marino100010147−4601–30–30–30–30–2
Bảng 4
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựĐứcNgaPhần LanWalesAzerbaijanLiechtenstein
1 Đức10820265+2126Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20102–11–11–04–04–0
2 Nga10712196+1322Tiến vào vòng 20–13–02–12–03–0
3 Phần Lan1053214140183–30–32–11–02–1
4 Wales10406912−3120–21–30–21–02–0
5 Azerbaijan10127414−1050–21–11–20–10–0
6 Liechtenstein10028223−2120–60–11–10–20–2
Bảng 5
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựTây Ban NhaBosna và HercegovinaThổ Nhĩ KỳBỉEstoniaArmenia
1 Tây Ban Nha101000285+2330Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20101–01–05–03–04–0
2 Bosna và Hercegovina106132513+1219Tiến vào vòng 22–51–12–17–04–1
3 Thổ Nhĩ Kỳ104331310+3151–22–11–14–22–0
4 Bỉ103161320−7101–22–42–03–22–0
5 Estonia10226924−1580–30–20–02–01–0
6 Armenia10118622−1641–20–20–22–12–2
Bảng 6
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựAnhUkrainaCroatiaBelarusKazakhstanAndorra
1 Anh10901346+2827Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20102–15–13–05–16–0
2 Ukraina10631216+1521Tiến vào vòng 21–00–01–02–15–0
3 Croatia106221913+6201–42–21–03–04–0
4 Belarus104151914+5131–30–01–34–05–1
5 Kazakhstan102081129−1860–41–31–21–53–0
6 Andorra100010339−3600–20–60–21–31–3
Bảng 7
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựSerbiaPhápÁoLitvaRomâniaQuần đảo Faroe
1 Serbia10712228+1422Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20101–11–03–05–02–0
2 Pháp10631189+921Tiến vào vòng 22–13–11–01–15–0
3 Áo104241415−1141–33–12–12–13–1
4 Litva104061011−1122–10–12–00–11–0
5 România103341218−6122–32–21–10–33–1
6 Quần đảo Faroe10118520−1540–20–11–12–10–1
Bảng 8
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựÝCộng hòa IrelandBulgariaCộng hòa SípMontenegroGruzia
1 Ý10730187+1124Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20101–12–03–22–12–0
2 Cộng hòa Ireland10460128+418Tiến vào vòng 22–21–11–00–02–1
3 Bulgaria103521713+4140–01–12–04–16–2
4 Síp102351416−291–21–24–12–22–1
5 Montenegro10163914−590–20–02–21–12–1
6 Gruzia10037719−1230–21–20–01–10–0
Bảng 9
VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dựHà LanNa UyScotlandBắc MacedoniaIceland
1 Hà Lan8800172+1524Giành quyền tham dự FIFA World Cup 20102–03–04–02–0
2 Na Uy824297+2100–14–02–12–2
3 Scotland8314611−5100–10–02–02–1
4 Macedonia8215511−671–20–01–02–0
5 Iceland8125713−651–21–11–21–0

Vòng play-off[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng play-off diễn ra giữa 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.


Ghi chú
Các đội giành quyền đấu trận play-off
Bảng
Đội tuyển
StTHBBtBbHsĐiểm
4 Nga8512156+916
2 Hy Lạp8512169+716
6 Ukraina8431106+415
7 Pháp8431129+315
3 Slovenia8422104+614
5 Bosna và Hercegovina84131912+713
1 Bồ Đào Nha834195+413
8 Cộng hòa Ireland826086+212
9 Na Uy824297+210


Lễ bốc thăm chia cặp diễn ra tại Zürich vào ngày 19 tháng 10, các trận đấu diễn ra vào các ngày 14 và 18 tháng 11 năm 2009. 8 đội được xếp hạng theo Bảng xếp hạng của FIFA được công bố vào ngày 16 tháng 10. 4 đội có vị trí cao nhất được xếp vào nhóm hạt giống, 4 đội kia được xếp vào nhóm còn lại.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Cộng hòa Ireland 1–2 Pháp0–11–1 (aet)
Bồ Đào Nha 2–0 Bosna và Hercegovina1–01–0
Hy Lạp 1–0 Ukraina0–01–0
Nga 2–2 (a) Slovenia2–10–1

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

(10 đội tranh 0,5 suất - đấu vé vớt với AFC, Tuvalu cũng tham gia thi đấu nhưng không với tư cách đội tham dự vòng loại World Cup)

Vòng loại của khu vực châu Đại Dương bắt đầu khởi tranh vào tháng 8 năm 2007 tại Đại hội Thể thao Thái Bình Dương 2007. Ba đội dành huy chương (New Caledonia, Fiji, và Vanuatu) cùng New Zealand thi đấu tại vòng hai, đồng thời cũng là OFC Nations Cup 2008. Vòng hai thi đấu theo thể thức vòng bảng hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách. Đội dẫn đầu sẽ vào đấu play-off với đội hạng 5 của AFC để tranh một vé đi Nam Phi.[2]

Xếp hạng chung cuộc (vòng hai)[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyểnStĐiểm
 New Zealand615
 New Caledonia68
 Fiji67
 Vanuatu64


New Zealand vào gặp đội hạng 5 của châu Á là Bahrain, trong trận play-off AFC-OFC để tranh vé đi dự vòng chung kết.

Bắc, Trung Mỹ và Caribe[sửa | sửa mã nguồn]

(35 đội tranh 3,5 suất - đấu vé vớt với CONMEBOL)

Thể thức thi đấu tại vòng loại khu vực CONCACAF[4] giống hệt như tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006, trừ việc Puerto Rico tham dự tại giải lần này (ở giải năm 2006, đây là đội CONCACAF duy nhất không tham dự vòng loại), nên có 11 trận đấu ở vòng sơ loại đầu tiên thay vì 10 đội, và 13 đội được miễn vòng sơ loại đầu tiên thay vì 14 đội. Hai vòng sơ loại đầu tiên, thi đấu vào nửa đầu năm 2008, rút từ 35 đội xuống còn 24 đội rồi 12 đội. Các đội còn lại được chia vào 3 bảng bốn đội, chọn hai đội đẩu bảng vào vòng đấu loại cuối cùng. 6 đội mạnh nhất đấu vòng tròn hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách, lấy ba đội đứng đầu giành vé vào thắng vòng chung kết. Đội hạng tư đấu trận play-off với đội hạng năm của khu vực CONMEBOL để giành vé tới Nam Phi.

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển
StĐiểm
 Hoa Kỳ1020
 México1019
 Honduras1016
 Costa Rica1016
 El Salvador108
 Trinidad và Tobago106


Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

(10 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với CONCACAF)

10 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt nhằm tranh 4,5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010. 4 đội dẫn đầu sẽ giành vé vào thẳng vòng chung kết. Đội xếp thứ 5 vòng loại sẽ đấu 2 trận với đội xếp thứ 4 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Vòng loại diễn ra từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009.

Xếp hạng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dự
1 Brasil189723311+2234FIFA World Cup 20104–22–10–02–15–00–00–00–03–0
2 Chile1810353222+10330–30–31–00–01–04–02–24–02–0
3 Paraguay1810352416+8332–00–21–01–05–10–22–01–01–0
4 Argentina188462320+3281–32–01–12–11–11–04–03–02–1
5 Uruguay186662820+824Play-off liên lục địa0–42–22–00–10–03–11–15–06–0
6 Ecuador186572226−4231–11–01–12–01–20–00–13–15–1
7 Colombia186571418−4230–02–40–12–10–12–01–02–01–0
8 Venezuela186482329−6220–42–31–20–22–23–12–05–33–1
9 Bolivia1843112236−14152–10–24–26–12–21–30–00–13–0
10 Peru1834111134−23131–11–30–01–11–01–21–11–01–0
Nguồn: FIFA

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

53 đội tranh 5 suất (không kể chủ nhà Nam Phi)

Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) được chia 5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010, thêm một suất nữa của đội chủ nhà Nam Phi. 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã đăng ký tham dự để tranh 5 suất vào vòng chung kết. Vòng loại này còn là vòng loại cho Cúp bóng đá châu Phi 2010 tổ chức tại Angola với 15 đội cùng đội chủ nhà. Do đó chủ nhà World Cup 2010 cũng phải tham gia thi đấu để giành suất dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010.

Ghi chú
Đội lọt vào vòng chung kết World Cup 2010 và Cúp bóng đá châu Phi 2010
Đội lọt vào vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A
Đội tuyển
StĐiểm
 Cameroon613
 Gabon69
 Togo68
 Maroc63


Bảng B
Đội tuyển
StĐiểm
 Nigeria612
 Tunisia611
 Mozambique67
 Kenya63


Bảng C
Đội tuyển
StĐiểm
 Algérie613
 Ai Cập613
 Zambia65
 Rwanda62
Bảng D
Đội tuyển
StĐiểm
 Ghana613
 Bénin610
 Mali69
 Sudan61


Bảng E
Đội tuyển
StĐiểm
 Bờ Biển Ngà616
 Burkina Faso612
 Malawi64
 Guinée63


Play-off liên lục địa[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai trận play-off liên lục địa ở giải lần này để xác định hai đội giành quyền đoạt vé tới Nam Phi:

  • Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC
  • Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL

Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC[sửa | sửa mã nguồn]

Đội đứng đầu Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Đại Dương (New Zealand) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Á (Bahrain) để tranh một vé tới Nam Phi. New Zealand thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 14 tháng 11 năm 2009.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Bahrain 0–1 New Zealand0–00–1

Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hạng 4 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (Costa Rica) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Nam Mỹ (Uruguay) để tranh một vé tới Nam Phi. Uruguay thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 18 tháng 11 năm 2009.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Costa Rica 1–2 Uruguay0–11–1

Thông tin bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tại Vòng loại khu vực châu Đại Dương, đội trưởng đội Nouvelle-Calédonie, Pierre Wajoka, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại vòng loại World Cup 2010, sau khi sút thành công quả penalty vào phút thứ 9 trong trận ra quân gặp Tahiti ngày 25 tháng 8 2007.
  • Cũng tại vòng sơ loại này, Tuvalu trở thành đội đầu tiên không phải là thành viên của FIFA tham gia một trận đấu do Liên đoàn bóng đá thế giới tổ chức. Do tất cả các trận đấu của đội ở giải đều nằm trong khuôn khổ thi đấu của FIFA.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola”. FIFA.com. Zurich, Thuỵ Sĩ: FIFA. ngày 20 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ a b c “FIFA.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ EXCO unveils World Cup programme
  4. ^ “CONCACAF Exco meets in Netherlands Antilles” (Thông cáo báo chí). CONCACAF. ngày 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng_lo%E1%BA%A1i_Gi%E1%BA%A3i_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_2010