Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Phần mở đầu

Trong một bài viết Wikipedia, phần mở đầuđề mục xuất hiện trước mục lụctên đề mục đầu tiên. Phần mở đầu đóng vai trò giới thiệu tổng quan về bài viết đồng thời tóm tắt những nội dung quan trọng nhất.

Trung bình, mỗi phiên truy cập vào Wikipedia chỉ kéo dài một vài phút.[1] Phần mở đầu là nội dung mà hầu hết tất cả mọi người sẽ đọc đầu tiên khi truy cập vào một bài viết và cũng có thể là thứ duy nhất trong bài mà họ sẽ đọc. Nó có chức năng tóm lược những thông tin cơ bản và thuyết phục người ta đọc tiếp. Phần mở đầu nên được viết bằng văn phong rõ ràng và dễ tiếp cận với một thái độ trung lập.

Phần mở đầu nên cung cấp đủ thông tin để có thể được xem là một bản giới thiệu tổng quan về chủ thể của bài viết. Nó cần xác định chủ thể, thiết lập ngữ cảnh, giải thích vì sao chủ thể lại nổi bật và tóm tắt những thông tin quan trọng nhất, bao gồm cả các tranh cãi nếu có.[2] Độ nổi bật của chủ thể bài viết thường được thiết lập trong một vài câu đầu tiên. Tương tự như trong nội dung chính của bài, ở phần mở đầu, việc một thông tin được nhấn mạnh đến mức nào phải dựa vào tầm quan trọng của thông tin đó trong tương quan với các thông tin khác về chủ thể như được phản ánh trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy đã được xuất bản. Ngoài những thông tin cơ bản, không nên đưa một thông tin quan trọng nào đó vào phần mở đầu nếu nó không được khai triển trong thân bài.

Nhìn chung, phần mở đầu chỉ nên chứa tối đa 4 đoạn văn có chất lượng biên soạn tốt và cần được dẫn nguồn tham khảo một cách phù hợp.

Các thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Phần mở đầu có thể chứa các thành phần sau (theo thứ tự): mô tả ngắn, liên kết đổi hướng, thẻ bảo quản, hộp thông tin, hộp cảnh báo ký tự tiếng nước ngoài, hình ảnh, hộp điều hướng (bản mẫu điều hướng), văn bản chính của phần mở đầu, mục lục và sau đó là tiêu đề của đề mục đầu tiên.

Cấu trúc phần mở đầu:

{{Mô tả ngắn}}
{{Hatnote}}

{{Afd}}
{{Cần dọn dẹp}}

{{Thông tin tên lửa|tên=...}}

{{Ký tự đặc biệt}}

[[Tệp tin:TypicalRocket.gif|...|Một tên lửa điển hình]]
{{Điều hướng tên lửa}}

'''Tên lửa''' là một ...

<!--Mục lục được tạo tự động ở đây nếu bài viết có 4 đề mục trở lên (trừ khi mục lục bị ẩn hoặc điều chỉnh thiết đặt bằng cú pháp đặc biệt nào đó)-->

==Đề mục đầu tiên==
  • Mô tả ngắn là một lời mô tả súc tích phạm vi của trang. Xem Wikipedia:Mô tả ngắn để tìm hiểu thêm.
  • Liên kết đổi hướng, ví dự như "Đối với các định nghĩa khác, xem ...", có thể được cho vào đầu một bài viết để định hướng người đọc đến những trang khác trùng tên với trang hiện tại. Dòng này cần được hiển thị đầu tiên trước các thẻ bảo quản, hộp thông tin hay hình ảnh. Nếu người đọc truy cập vào một trang mà không phải họ đang tìm thì họ cần được biết điều đó ngay từ đầu, đặc biệt là những người đọc sử dụng trình duyệt chỉ hiển thị văn bản hoặc trình đọc màn hình. Trong những trường hợp như vậy, dòng này phải được in nghiêng và thụt lề bằng cách sử dụng các bản mẫu ghi chú đầu trang. Không tách những liên kết này thành một đề mục riêng. Xem thêm Wikipedia:Ghi chú đầu trang.
  • Thẻ xóa (các thông báo xóa nhanh, đề nghị xóabiểu quyết xoá bài).
  • Thẻ bảo quản nên ở ngay dưới phần liên kết đổi hướng. Các thẻ này cho người đọc biết về chất lượng tổng quan của bài viết và cần xuất hiện trước nội dung bài.
  • Hộp thông tin chứa thông tin tóm tắt hoặc giới thiệu tổng quan về chủ thể của bài viết, và vì thế nên được đặt trước phần văn bản chính (mặc dù nó sẽ được hiển thị bên cạnh văn bản của phần mở đầu). Khác biệt chính giữa hộp thông tin và hộp điều hướng là nội dung của hộp thông tin (hay cụ thể là các thông số của nó) thay đổi theo từng bài viết còn hộp điều hướng thì giống hệt nhau trên tất cả mọi bài viết mà nó được sử dụng.
  • {{Hộp cảnh báo ký tự tiếng nước ngoài}} cho người đọc biết rằng bài viết có chứa các ký tự tiếng nước ngoài mà trình duyệt của họ có thể không hỗ trợ hiển thị. Nếu bài viết cần sử dụng bản mẫu này, nên đặt nó ở gần phần văn bản có chứa những ký tự đó để người đọc không cần cuộn xuống mới nhìn thấy cảnh báo. Thông thường, bản mẫu này được đặt ngay sau hộp thông tin.
  • Hình ảnh. Tương tự như tất cả mọi hình ảnh khác, những hình ảnh được sử dụng trong phần mở đầu phải liên quan đến nội dung và có chất lượng tốt. Hình ảnh trong phần mở đầu thường mang tính đại diện cho chủ thể của bài viết vì nó minh họa cho chủ thể đó về mặt thị giác, đồng thời giúp người đọc nhận biết nhanh rằng đây có đúng là bài viết họ đang tìm hay không. Chú thích nội dung hình là một phần của nội dung bài viết. Nếu trong bài viết có phần liên kết đổi hướng thì nên đặt hình ảnh ở sau liên kết đổi hướng. Nếu không, trình đọc màn hình sẽ đọc chú thích hình đầu tiên (một phần của nội dung bài viết), sau đó "nhảy" ra ngoài nội dung bài viết khi chuyển sang đọc liên kết đổi hướng, rồi mới quay lại phần mở đầu; thứ tự này không logic.
  • Thanh bên là tập hợp liên kết đến các bài viết có liên quan với mục đích giúp người đọc dễ dàng truy cập những trang thuộc cùng một chủ đề. Thanh bên thường được đặt ở đầu hoặc cuối một đề mục nào đó trong bài. Nhìn chung, không nên đặt thanh bên vào phần mở đầu, đặc biệt là ở trên hình ảnh hoặc hộp thông tin, nhưng điều này có thể được xem xét lại theo từng trường hợp.[3]
  • Gần như tất cả mọi bài viết nên bắt đầu bằng một phần mở đầu có chức năng thiết lập độ nổi bật của chủ thể và kích thích người đọc đọc tiếp. Phần mở đầu không có tiêu đề; độ dài của phần này nên tương quan với độ lớn của bài viết, nhưng nhìn chung không nên vượt quá 4 đoạn văn.
  • Mục lục sẽ được tạo tự động trong các bài viết có 4 đề mục trở lên (không tính phần mở đầu).

Chú thích nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Phần mở đầu phải tuân thủ quy định thông tin kiểm chứng được, tiểu sử người đang sống và các quy định khác của Wikipedia. Theo quy định về kiểm chứng, những thông tin bị nghi ngờ hoặc nhiều khả năng sẽ bị nghi ngờ cũng như các trích dẫn trực tiếp (có ngoặc kép) phải được chú thích nguồn trong hàng. Bất kỳ thông tin nào về nhân vật đang sống mà bị nghi ngờ hoặc nhiều khả năng sẽ bị nghi ngờ phải được chú thích nguồn trong dòng tại mọi chỗ thông tin đó xuất hiện, bao gồm cả phần mở đầu.

Phần mở đầu thường lặp lại các thông tin trong thân bài bằng văn phong tổng quát hơn, vì vậy có thể không cần dẫn nguồn trong phần này, trừ trường hợp những thông tin có thể bị nghi ngờ. Trong những bài viết về các chủ đề ít gây tranh cãi, thông tin ở phần mở đầu ít khả năng bị nghi ngờ hơn và vì thế ít cần được chú thích nguồn hơn; mặc dù vậy, phần mở đầu vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chú thích nguồn. Việc có cần chú thích nguồn trong phần mở đầu hay không nên được xác định tùy theo từng trường hợp trên cơ sở đồng thuận giữa các biên tập viên. Những chủ đề phức tạp, mang tính thời sự hoặc thường gây tranh cãi có thể sẽ cần nhiều trích dẫn, trong khi các chủ đề khác thì không. Không phải phần mở đầu của bài viết nào cũng bắt buộc phải chú thích nguồn, song đồng thời không có bài viết nào bị cấm chú thích nguồn trong phần mở đầu.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Đưa ra bản giới thiệu tổng quan dễ tiếp cận[sửa | sửa mã nguồn]

Phần mở đầu cần tóm tắt sơ lược những ý quan trọng nhất được triển khai ở thân bài để có thể được xem là một phiên bản rút gọn của bài viết. Trong phần mở đầu, cần thiết lập hoặc ít nhất là giới thiệu lý do vì sao chủ đề này lại nổi bật (nhưng không nên sử dụng những từ ngữ mang tính tâng bốc như "nổi tiếng", "tài ba", "danh giá", "hàng đầu", v.v.). Văn bản trong phần mở đầu càng cần phải dễ tiếp cận hơn văn bản trong thân bài. Tránh viết những đoạn văn quá dài dòng và miêu tả quá chi tiết – hãy để dành các thông tin chi tiết cho phần thân bài.

Nhìn chung, hãy bao gồm những cách viết tắt hữu dụng, và tránh đưa vào các thuật ngữ và biểu tượng phức tạp, khó hiểu. Tránh sử dụng phương trình hoặc công thức toán học nếu chúng gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin ở phần mở đầu của người đọc. Nếu bắt buộc phải đụng đến những thuật ngữ không phổ biến, hãy cung cấp định nghĩa và ngữ cảnh ngắn gọn của chúng cũng như liên kết đến các bài viết đó. Nên đặt chủ thể của bài viết trong một bối cảnh quen thuộc với người đọc phổ thông. Chẳng hạn, để miêu tả vị trí của một thành phố, hãy chỉ ra nó nằm trong đơn vị hành chính hoặc khu vực lớn hơn nào thay vì cung cấp tọa độ của thành phố đó. Không nên "thả" người đọc vào ngay giữa một chủ đề chuyên sâu ngay từ những từ đầu tiên, mà hãy từ từ dẫn dắt họ tiếp cận với nó.

Ngoài những thông tin cơ bản, không nên đưa một chi tiết quan trọng vào phần mở đầu nếu nó không được khai triển trong thân bài.

Nhấn mạnh theo tương quan[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định về thái độ trung lập, việc một thông tin được nhấn mạnh đến mức nào phải dựa trên tầm quan trọng của nó trong tương quan với các thông tin khác về chủ thể như được phản ánh trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy đã được xuất bản. Điều này áp dụng với cả phần mở đầu lẫn thân bài. Nếu một thông tin được nhấn mạnh nhiều hơn ở phần mở đầu nhưng lại ít hơn trong thân bài hoặc ngược lại thì các biên tập viên nên điều chỉnh sự chênh lệch đó. Không phải bất cứ tiểu tiết gì ở phần mở đầu cũng cần được lặp lại trong thân bài, tuy nhiên, không nên đưa thông tin quan trọng nào đó vào phần mở đầu nếu nó không được khai triển trong thân bài.

Đoạn mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn văn mở đầu cần định nghĩa hoặc xác định chủ thể của bài viết với một thái độ trung lập, nhưng không nên đi vào quá cụ thể. Đoạn này cần giúp người đọc hiểu được chủ thể bài viết sẽ được thảo luận trong bối cảnh nào qua những thông tin xoay quanh chủ thể đó, chẳng hạn như không gian và thời gian. Bên cạnh đó, cũng cần chỉ ra rằng nội dung bài được giới hạn trong phạm vi nào; ví dụ, phần mở đầu trong bài Danh sách vấn đề môi trường chỉ ra rằng danh sách này nói về những "tác động tiêu cực của con người đối với môi trường".

Câu đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Câu đầu tiên cần cho người đọc không có kiến thức chuyên môn biết được chủ thể của bài viết là gì hoặc ai. Cẩn thận không cho quá nhiều tên gọi, cách viết, cách phát âm, v.v. khác của chủ thể vào câu mở đầu vì có thể khiến câu trở nên khó đọc; có thể đưa những thông tin này sang nơi khác.

  • Nếu có thể, hãy lấy nguyên văn tên bài làm chủ ngữ của câu đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bản thân tên bài đã mang tính miêu tả—chẳng hạn như Tính chẵn lẻ của số không—thì không nhất thiết phải lặp lại nguyên văn tiêu đề trong nội dung bài.
  • Tương tự như vậy, trong các bài danh sách, đừng viết "Đây là danh sách X" hay "Danh sách X này...". Hãy đưa ra một lời giới thiệu rõ ràng và hữu ích thay vì lặp lại nguyên văn tên bài viết. Một ví dụ làm tốt điều này là Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học. (Xem thêm Định dạng câu đầu tiên bên dưới).
  • Khi tên bài được dùng làm chủ ngữ của câu đầu tiên, nó có thể được viết dưới dạng khác, và câu đầu tiên có thể nhắc đến những từ đồng nghĩa với tên bài.[4]
    Tương tự như vậy, nếu tên bài có phần định hướng trong ngoặc đơn, chẳng hạn như trong bài Trứng (thực phẩm), hãy bỏ "(thực phẩm)" khỏi văn bản trong bài viết.[5]
  • Nếu chủ thể là một khái niệm có thể giải thích được thì câu đầu tiên nên cung cấp định nghĩa súc tích về chủ thể mà những người đọc không có kiến thức chuyên môn có thể hiểu được. Tương tự như vậy, nếu tiêu đề của bài viết là một thuật ngữ chuyên môn thì hãy cung cấp ngữ cảnh cho thuật ngữ đó càng sớm càng tốt.[6]
  • Tránh những cách diễn đạt như "[Chủ thể] đề cập đến..." hay "...là từ chỉ..." – bài viết nói về chủ thể chứ không phải về tên gọi của chủ thể.[7] Trong trường hợp đúng là bài viết nói về một thuật ngữ, hãy in nghiêng thuật ngữ đó.[8]
  • Đối với những chủ đề chỉ nổi bật vì một lý do duy nhất, nên bao gồm lý do này trong câu đầu tiên.[9]
  • Tuy nhiên, cố gắng đừng gây quá tải cho câu đầu tiên bằng việc đưa vào đó tất cả những điều nổi bật về chủ thể. Thay vào đó, hãy dùng câu đầu tiên để giới thiệu về chủ thể, rồi sau đó phân bố đều các thông tin quan trọng trên toàn bộ phần mở đầu.
  • Tiêu đề của các bài viết tiểu sử được đặt theo tên gọi phổ biến nhất của chủ thể, tuy nhiên có thể lấy tên đầy đủ của họ làm chủ ngữ câu đầu tiên. Ví dụ, trong bài Michael Jackson, phần mở đầu bắt đầu bằng "Michael Joseph Jackson ...".
  • Nếu bài viết nói về một nhân vật hoặc địa điểm hư cấu thì hãy chỉ ra điều này.[10]
  • Hãy dùng tiếng Việt phổ thông, bách khoa, không dùng biệt ngữ ít người biết, từ cũ. Ví dụ, "Sân bay London Heathrow là sân bay quốc tế...", không gọi là "phi trường"; "Mercedes-Benz là thương hiệu xe hơi thương mại cao cấp...", không gọi là "xế hộp".

Định dạng câu đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu tiêu đề của bài viết là tên chính thức hoặc tên được sử dụng phổ biến nhất của chủ thể thì hãy in đậm tiêu đề đó khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong câu mở đầu:

Nếu không, hãy tích hợp tên bài vào câu đầu tiên một cách tự nhiên nhất có thể:

Các thiên thể Troia của Sao Hải Vương là các thiên thể Troiaquỹ đạo xung quanh Mặt Trời ... (Thiên thể Troia của Sao Hải Vương)

Chỉ in đậm tên bài khi nó xuất hiện lần đầu tiên, cũng như các tên đáng chú ý khác:

Mumbai, còn được biết đến với tên gọi Bombay, là thủ phủ của bang Maharashtra, Ấn Độ. (Mumbai)

Cách viết tắt thông dụng cũng được xem là một loại tên khác quan trọng:

Căn cước công dân (viết tắt: CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam ... (Căn cước công dân (Việt Nam))

Nếu bài viết nói về một sự kiện liên quan đến một nhân vật không có bài của riêng mình, đặc biệt là khi nhiều khả năng người đọc được đổi hướng đến bài viết này khi tìm kiếm tên nhân vật, thì nhân vật đó nên được in đậm:

Azaria Chantel Loren Chamberlain (11 tháng 6 – 17 tháng 8 năm 1980) là một bé gái người Úc bị một con chó Dingo cắn chết vào đêm 17 tháng 8 năm 1980 ... (Cái chết của Azaria Chamberlain, chuyển hướng từ Azaria Chamberlain)
Hạn chế từ ngữ không cần thiết[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy hạn chế tối đa những từ ngữ không cần thiết trong câu đầu tiên. Câu đầu tiên cần cung cấp các thông tin quan trọng chưa được thể hiện qua tên bài.[11] Nếu tiêu đề bài viết đã phần nào miêu tả chủ thể rồi thì không cần nhắc lại nguyên văn tên bài trong phần mở đầu. Ví dụ:

Quan hệ Pakistan–Iraq là quan hệ giữa PakistanIraq.
IraqPakistan thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1947.

Mệnh đề quan hệ là quan hệ không có ích gì với một người đọc chưa hiểu ý nghĩa của khái niệm quan hệ ngoại giao. Phương án thứ hai giới thiệu thông tin mới một cách hợp lý (rằng hai quốc gia này thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1947) trong câu đầu tiên, thay vì chỉ lặp lại tên bài.

Lỗi thường gặp cần tránh[sửa | sửa mã nguồn]

Không nên đặt liên kết vào phần văn bản được in đậm trong câu đầu tiên của phần mở đầu:

Khí quyển Sao Kim là lớp các chất khí và các hạt chất lỏngchất rắn bao bọc hành tinh này.
Khí quyển Sao Kim là lớp các chất khí và các hạt chất lỏngchất rắn bao bọc hành tinh này.

Nếu không thể tích hợp tiêu đề bài viết vào câu đầu tiên một cách tự nhiên thì đừng bóp méo cách diễn đạt để giữ nguyên văn tiêu đề bằng mọi giá. Thay vào đó, hãy miêu tả chủ đề bài viết bằng ngôn ngữ thông thường và tránh những từ ngữ không cần thiết.

Lũ lụt sông Mississippi năm 2021 vào tháng 4 và tháng 5 là một trong những trận lũ lụt gây thiệt hại lớn nhất đến đường sông tại Hoa Kỳ trong một thế kỷ. (Lũ lụt sông Mississippi năm 2021)
Lũ lụt sông Mississippi vào tháng 4 và tháng 5 năm 2011 là một trong những trận lũ lụt gây thiệt hại lớn nhất đến đường sông tại Hoa Kỳ trong một thế kỷ. (Lũ lụt sông Mississippi năm 2021)

Nhìn chung, nếu tên bài (hoặc tên khác của chủ thể) không xuất hiện nguyên văn trong cầu đầu tiên thì đừng in đậm bất cứ cụm từ nào, kể cả những khái niệm liên quan xuất hiện trong câu:

Một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức ở Nepal vào ngày 3 tháng 5 và 7 tháng 5 năm 1999. (Tổng tuyển cử Nepal, 1999)
Một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức ở Nepal vào ngày 3 tháng 5 và 7 tháng 5 năm 1999. (Tổng tuyển cử Nepal, 1999)

Trong các trang định hướng, có thể in đậm liên kết đến bài viết chính, nếu có.

Tựa đề[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu tiêu đề bài viết được in nghiêng (ví dụ như một tác phẩm văn học, album âm nhạc, con tàu, vân vân) thì hãy in đậm và in nghiêng tiêu đề đó khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong bài:

Đêm đầy sao là một bức tranh của họa sĩ hậu ấn tượng người Hà Lan Vincent van Gogh.

Nếu trong bài viết, tên bài được đặt trong dấu ngoặc kép thì chỉ in đậm tên bài chứ không in đậm cả dấu ngoặc kép:

"Yesterday" là một bài hát nhạc pop được the Beatles ghi âm cho album năm 1965 của nhóm Help!.
Tiếng nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu chủ thể của bài viết có liên quan mật thiết với một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt và tiếng Anh thì câu đầu tiên có thể bao gồm một tên bản ngữ của chủ thể đó, thường là trong dấu ngoặc đơn. Chẳng hạn, bài viết về một địa danh ở một quốc gia không sử dụng bảng chữ cái Latin thường bao gồm tên bản ngữ của địa danh đó:

Chernivtsi (tiếng Ukraina: Чернівецька, Chernivets’ka) là một tỉnh ở miền Tây Ukraina, giáp với RomaniaMoldova.

Không đưa nguồn gốc tên gọi của chủ thể bài viết vào câu đầu tiên.

Không in đậm tên tiếng nước ngoài nếu không được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt. Một số thuật ngữ tiếng nước ngoài nên được in nghiêng. Các trường hợp như vậy được hướng dẫn chi tiết hơn trong cẩm nang biên soạn về định dạng văn bản.

Inuit (phát âm là /ˈɪnjuɪt/; tiếng Inuktitut: ᐃᓄᐃᑦ 'người') là một nhóm những người bản địa sống ở các vùng Bắc cực của Greenland, CanadaAlaska ...
Cách phát âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trường hợp nhiều khả năng người đọc sẽ không thể suy luận ra cách phát âm tiêu đề bài viết từ cách đánh vần, hãy đưa cách phát âm vào sau tên bài trong dấu ngoặc đơn. Những trường hợp như vậy phần lớn là từ tiếng nước ngoài (mate, à la carte) hoặc tên riêng (Ralph Fiennes, Sông Tuolumne). Không cần làm điều này đối với tên những quốc gia mà cách phát âm được biết đến rộng rãi trong tiếng Việt (Brasil, Philippines). Nếu tiêu đề bài viết chứa nhiều hơn một từ thì chỉ cần cung cấp cách phát âm cho những từ khó phát âm (ví dụ, đối với Jean van Heijenoort, hãy cung cấp cách phát âm của toàn bộ tên gọi, nhưng đối với Thomas P. G. Cholmondeley thì chỉ cần cung cấp cách phát âm của Cholmondeley).

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]

Câu đầu tiên nên chứa liên kết đến các bài viết về những chủ đề bao quát hoặc cơ bản hơn có khả năng giải thích được chủ thể của bài viết hiện tại nổi bật trong ngữ cảnh nào.

Ví dụ, bài viết về một tòa nhà hoặc địa điểm nên được liên kết đến vị trí địa lý của chủ thể đó.

Vịnh Arugam là một vịnh trên Ấn Độ Dương nằm trong vùng khô của bờ biển phía Nam Sri Lanka.

Trong bài viết về một thuật ngữ chuyên môn, câu hoặc đoạn đầu tiên nên được liên kết đến bài viết về lĩnh vực học thuật sử dụng thuật ngữ đó.

Trong toán học, logarit nhị phânlũy thừa mà số 2 cần phải được nâng lên để được số n...

Câu đầu tiên trong bài viết về một nhân vật nên được liên kết đến bài hoặc các bài về lĩnh vực mà họ đạt thành tựu nổi bật.

Harvey Lavan "Van" Cliburn Jr. (12 tháng 7 năm 1934 – 27 tháng 2 năm 2013) là một nghệ sĩ piano người Mỹ trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vào năm 1958 ở tuổi 23 khi ông giành chiến thắng trong Cuộc thi Piano quốc tế Tchaikovsky được tổ chức bốn năm một lần ở Moskva vào lúc Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao căng thẳng.

Tùy theo từng chủ đề mà bài viết sẽ cần những loại thông tin nào để xác lập bối cảnh.

Mặc dù vậy, đừng đưa vào những liên kết không có liên quan trực tiếp đến định nghĩa về chủ thể hoặc lý do chủ thể đó nổi bật. Chẳng hạn, câu đầu tiên về Van Cliburn được liên kết tới bài Chiến tranh Lạnh bởi ông trở nên nổi tiếng một phần vì chiến thắng của ông trong Cuộc thi Tchaikovsky đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến. Ngược lại, trong bài viết về một nhân vật trở nên nổi tiếng vào thập niên 1950 vì lý do không liên quan gì đến Chiến tranh Lạnh thì không nên nhắc đến Chiến tranh Lạnh trong cầu đầu tiên cho dù cuộc chiến này là một phần ngữ cảnh lịch sử bao quát của cuộc đời nhân vật đó. Cũng trên cơ sở này, đừng đặt liên kết cho các năm trừ trường hợp chúng có mối liên hệ đặc biệt nào đó với chủ thể.

Người đọc sẽ bị sao nhãng nếu ở trước văn bản in đậm có một liên kết nào đó không trực tiếp liên quan đến việc xác lập bối cảnh, vì vậy không nên làm thế cho dù việc này có thể là phù hợp ở những chỗ khác trong bài. Ví dụ, chức vụ hoặc tước hiệu của nhân vật, chẳng hạn như đại tướng, thường đi trước tên nhân vật nhưng không nên đặt lên kết cho từ "Đại tướng".

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hướng dẫn chính về vấn đề này, đoạn mở đầu của một bài viết tiểu sử cần miêu tả về chủ thể một cách trung lập, thiết lập ngữ cảnh và giải thích vì sao nhân vật lại nổi bật.

Cầu đầu tiên nên cung cấp những thông tin sau:

  1. Tên (hoặc các tên) và tước hiệu nếu có (xem thêm Wikipedia:Tên bài (hoàng gia và quý tộc phương Tây)). Tìm hiểu chi tiết hướng dẫn về tên người ở CNBS:TEN.
  2. Ngày sinh và ngày mất nếu có thể tìm thấy thông tin này trong các nguồn thứ cấp (không sử dụng nguồn sơ cấp để chú thích cho ngày sinh và các thông tin cá nhân khác của người đang sống).
  3. Ngữ cảnh (địa điểm, quốc tịch, v.v.) của những hoạt động khiến nhân vật nổi bật.
  4. Một hoặc một số chức vị, hoạt động hoặc vai trò nổi bật mà nhân vật đảm nhận, lưu ý tránh sử dụng những từ ngữ mang tính chủ quan hoặc gây tranh cãi.
  5. Lý do chính khiến nhân vật nổi bật (thành tựu, kỷ lục, v.v.)

Ví dụ:

Cleopatra VII Philopator (tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ; 69 – 12 tháng 8 năm 30 TCN) là nữ hoàng của Vương quốc Ptolemy thuộc Ai Cập và người cai trị thực sự cuối cùng của Vương quốc.

Francesco Petrarca (tiếng Ý: [franˈtʃesko peˈtrarka]; 20 tháng 7 năm 1304 – 19 tháng 7 năm 1374), cũng được viết là Petrarch (/ˈptrɑːrk, ˈpɛ-/), là một học giả và nhà thơ của nước Ý thời Phục Hưng, một trong những người đầu tiên theo chủ nghĩa nhân văn.

Cesar Estrada Chavez (31 tháng 3 năm 1927 – 23 tháng 4 năm 1993) là một nhà vận động vì nhân quyền người Mỹ, người đã cùng Dolores Huerta đồng sáng lập National Farm Workers Association, tiền thân của United Farm Workers (UFW) ...

François Maurice Adrien Marie Mitterrand (26 tháng 10 năm 1916 – 8 tháng 1 năm 1996) là một chính khách người Pháp giữ cương vị Tổng thống Pháp từ năm 1981 đến năm 1995, ...

Tuy nhiên, cố gắng đừng gây quá tải cho câu đầu tiên bằng việc đưa vào tất cả những điều nổi bật về chủ thể; thay vào đó, hãy phân bố đều các thông tin quan trọng trên toàn bộ phần mở đầu.

Sinh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu tiêu đề bài viết được đặt theo tên thông thường thì hãy đặt tên thông thường ở trước (in đậm) và tên khoa học ở sau (in nghiêng, không in đậm và cho vào dấu ngoặc đơn) trong câu đầu tiên. Trong trường hợp sinh vật có tên khác, nếu tên đó cũng được sử dụng phổ biến thì hãy đưa nó vào câu đầu tiên (in đậm), nếu không thì hãy đề cập đến nó trong thân bài. Không cần bao gồm tên tiếng nước ngoài trừ khi tên này cũng được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt.

Linh dương Thomson (Eudorcas thomsonii) là loài linh dương phổ biến nhất ở Đông Phi ...

Nếu tiêu đề bài viết được đặt theo tên khoa học thì hãy đặt tên khoa học ở trước (vừa in đậm vừa in nghiêng) và tên thông thường, nếu có, ở sau (in đậm) trong câu đầu tiên. Tránh cho tên thông thường vào dấu ngoặc đơn vì việc này sẽ khiến tên thông thường không được hiển thị trong pop-upGoogle Knowledge Graph.

Vitis vinifera, hay nho thường, là một loại Vitis bản địa của vùng Địa Trung Hải, trung châu Âu và Tây Nam châu Á ...

Phạm vi của bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một số trường hợp, định nghĩa về chủ thể của bài viết trong đoạn mở đầu có thể không đủ để giúp người đọc hiểu được nội dung bài được giới hạn trong phạm vi nào. Cụ thể, có khả năng sẽ cần chỉ rõ những vấn đề nào không nằm trong phạm vi của bài viết. Chẳng hạn, trong bài viết về sốt có ghi chú rằng nhiệt độ cơ thể cao do tình trạng tăng thân nhiệt không thuộc phạm vi của bài viết. Những lời giải thích như vậy nên được đặt ở cuối phần mở đầu để tránh gây quá tải cho đoạn đầu tiên hoặc khiến người đọc thấy lúng túng. Không cần nhắc lại các thông tin này trong thân bài.

Trong tiểu sử người đang sống[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những nội dung quan trọng nhất trong hướng dẫn chính về vấn đề này:

  • Trong phần mở đầu, không nên tránh đề cập đến các tranh cãi (với điều kiện chúng được chú thích nguồn đáng tin cậy), nhưng cũng không nên để chúng áp đảo những nội dung khác; phần mở đầu phải tóm tắt toàn bộ nội dung bài viết một cách hợp lý.
  • Không nên làm nổi bật những sự kiện gần đây hơn so với các sự kiện trong quá khứ; không phải cứ càng mới là càng nổi bật. Hãy cân bằng giữa thông tin cũ và mới để không nhấn mạnh quá mức một thông tin nhất định nào.
  • Wikipedia không phải là nơi tưởng niệm người đã khuất; khi một nhân vật qua đời, phần mở đầu của bài viết về nhân vật đó không nên thay đổi quá nhiều hoặc tập trung quá sâu vào cái chết của họ.
  • Không sử dụng nguồn sơ cấp để chú thích cho những thông tin cá nhân của người đang sống, trong đó có ngày sinh.

Để tìm hiểu thêm về phần mở rộng của bài viết tiểu sử, xem hướng dẫn chính: Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Tiểu sử

Tên khác[sửa | sửa mã nguồn]

Do thiết kế của phần mềm Wikipedia, mỗi bài viết chỉ có thể có một tiêu đề. Nếu ngoài tiêu đề này, chủ thể bài viết có những tên gọi khác đáng chú ý thì nên nhắc đến chúng trong bài, thường là ở câu hoặc đoạn mở đầu. Những tên này có thể là cách viết khác, dạng đầy đủ hoặc rút gọn, tên trong quá khứ và tên bản ngữ. Ngay cả trong thân bài cũng có thể sử dụng tên này khi nó phù hợp hơn với ngữ cảnh của văn bản so với tiêu đề bài viết. Ví dụ, trong bài viết về Thành phố Hồ Chí Minh, có thể gọi thành phố này là "Sài Gòn" trong những bối cảnh lịch sử trước khi thành phố này đổi tên.

Tên tiếng nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều trường hợp, tên gọi phổ biến nhất của chủ thể bài viết không được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Khi đó, có thể bao gồm tên tiếng nước ngoài của chủ thể trong bài viết.

Trong câu đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong câu đầu tiên, có thể thêm một hoặc hai tên khác (trong dấu ngoặc đơn) vào sau tên chính (lưu ý xem Wikipedia:Tên bài (tên địa danh) để tìm hiểu hướng dẫn về tên các địa danh). Dưới đây là một số loại tên có thể được đưa vào câu đầu tiên trong ngoặc đơn (tuy nhiên, việc áp dụng thực tế trong từng trường hợp có thể thay đổi tùy theo đồng thuận giữa các biên tập viên).

  • Tên cổ (lưu ý chỉ rõ việc tên đó là tên cổ).
  • Tên tiếng nước ngoài có liên quan, chẳng hạn như trong bài viết về một nhân vật không tự viết tên mình bằng tiếng Việt. Hãy dùng dấu chấm phẩy để ngăn cách các tên không được viết bằng chữ Latin, và dấu phẩy để ngăn cách các tên đã được Latin hóa.

Nếu tên tiếng nước ngoài và tên cổ làm câu đầu tiên trông rối mắt, hãy xem xét đưa chúng vào phần ghi chú.[12]

Cần lưu ý rằng, tên sai chính tả, tên không có dấu, từ lóng, tên chỉ được dùng bởi một nhóm nhỏ trong xã hội (như một dạng mật hiệu) không tính là tên chính thức và không cần đưa vào.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là tóm tắt những chỉ dẫn cơ bản về cách sử dụng tên trong các bài viết tiểu sử; xem hướng dẫn chính về vấn đề này để tìm hiểu chi tiết.

  • Bắt đầu bài viết bằng tên đầy đủ của nhân vật, bao gồm cả những tên đệm được viết tắt hoặc lược bỏ trong tiêu đề bài. Ví dụ, bài viết về Calvin Coolidge bắt đầu bằng John Calvin Coolidge Jr.
  • Nếu nhân vật đã thay đổi tên đầy đủ của mình thì hãy bao gồm cả tên khai sinh của họ. Ví dụ, bài viết về Caitlyn Jenner bao gồm tên khai sinh của bà là William Bruce Jenner.
  • Trong một số ngôn ngữ, nhiều tên riêng có dạng rút ngắn được dùng để gọi một cách thân mật, chẳng hạn như trong tiếng Anh, Thomas được rút ngắn thành Tom hoặc Samantha được rút ngắn thành Sam. Nếu chủ thể của bài viết thường được gọi bằng dạng rút ngắn của tên mình thì không ghép tên đó vào tên đầy đủ của nhân vật trong bài. Ví dụ, bài Tom Hopper bắt đầu bằng Thomas Edward Hopper.
    • Hoặc có thể viết như sau: Thomas Edward Hopper, thường được biết đến với tên gọi Tom Hopper,... Không cho dạng rút ngắn vào dấu ngoặc kép.
  • Nếu nhân vật thường được gọi bằng một biệt danh mà không phải là dạng rút ngắn thân mật, hãy cho biệt danh đó vào dấu ngoặc kép và đặt nó ở sau tên riêng hoặc tên đệm cuối cùng, ví dụ: bài Bunny Berigan bắt đầu bằng Roland Bernard "Bunny" Berigan. Không in đậm dấu ngoặc kép.

Đề mục riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu chủ thể bài viết có 3 tên khác trở lên hoặc nếu bản thân các tên khác này có điểm gì đó nổi bật thì có thể tách chúng thành một đề mục riêng với tiêu đề "Tên gọi" hoặc "Từ nguyên". Khi đã có đề mục này, không nên đưa chúng vào câu hoặc đoạn đầu tiên nữa, trừ tên bản ngữ chính thức nếu có.

Bài sơ khai[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trường hợp các bài sơ khai mà nội dung không đủ đề chia thành các đề mục, có thể không cần phần mở đầu. Mặc dù Wikipedia khuyến khích mở rộng các bài sơ khai, đôi khi việc này là bất khả thi vì không thể tìm thấy nguồn tham khảo đáng tin cậy. Sau khi bài viết đã được mở rộng đáng kể (thường là khoảng 400 đến 500 từ), các biên tập viên có thể xem xét bổ sung phần mở đầu và gỡ bỏ thể loại bài sơ khai.

Độ dài[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phần mở đầu có độ dài bao nhiêu là phù hợp tùy thuộc vào độ lớn của bài viết. Nhìn chung phần mở đầu thường không nên dài quá 4 đoạn văn, nhưng đây không phải là quy tắc cứng nhắc. Thông thường, người đọc sẽ mong muốn một bản giới thiệu tổng quan súc tích, hữu ích và toàn diện về chủ đề của bài viết. Phần mở đầu quá ngắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người đọc, còn phần mở đầu quá dài thì gây choáng ngợp, khó theo dõi và có thể khiến người đọc mất hứng thú giữa chừng. Dưới đây là một số gợi ý về độ dài của phần mở đầu (ở đây, "độ lớn bài viết" nghĩa là kích cỡ phần văn xuôi trong bài):

Độ lớn bài viếtĐộ dài phần mở đầu
Dưới 15.000 ký tự1 hoặc 2 đoạn
15.000–30.000 ký tự2 hoặc 3 đoạn
Trên 30.000 ký tự3 hoặc 4 đoạn

Sửa đổi phần mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả mọi người dùng đều có thể sửa đổi phần mở đầu bằng cách sửa đổi toàn bộ bài viết. Theo cài đặt mặc định, trên trang không có liên kết chỉnh sửa riêng phần mở đầu, nhưng người dùng đã đăng ký tài khoản có thể làm liên kết này xuất hiện bằng cách bật một trong hai hoặc cả hai tùy chọn sau (cả hai đều cần JavaScript):

  • Tuỳ chọn → Tiện ích → Giao diện người dùng → check Thêm liên kết [sửa] để sửa đổi phần đầu của trang
  • Tuỳ chọn → Sửa đổi → Tùy chọn chung → check Bấm chuột phải vào tên đề mục để sửa đổi đề mục đó

Dọn dẹp[sửa | sửa mã nguồn]

Để xem danh sách các bản mẫu liên quan đến việc dọn dẹp phần mở đầu, hãy vào trang Wikipedia:Danh sách bản mẫu/Dọn dẹp. Các biên tập viên được khuyến khích cải thiện phần mở đầu thay vì chỉ gắn thẻ.

  1. ^ Tính đến tháng 3 năm 2020, dữ liệu về wikipedia.org trên Alexa cho thấy người dùng Wikipedia dành trung bình 3 phút và 52 giây trên trang web mỗi ngày. "wikipedia.org Competitive Analysis, Marketing Mix and Traffic".
  2. ^ Không vi phạm quy định Wikipedia:Thái độ trung lập bằng việc nhấn mạnh quá mức những tranh cãi không nổi bật trong phần mở đầu.
  3. ^ November 2020 RfC
  4. ^ Ví dụ, trong bài "Giải Oscar":
    Giải thưởng Viện Hàn lâm, thường được biết đến với tên Giải Oscar, là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).
  5. ^ Ví dụ, hãy viết:
    Trứng là sản phẩm động vật từ các loại ...

    thay vì:

    Trứng (thực phẩm) là sản phẩm động vật từ các loại ...
  6. ^ Ví dụ, thay vì:
    Bên thứ ba đáng tin cậy là một thực thể tạo điều kiện cho sự tương tác giữa hai bên mà hai bên đó cùng tin tưởng bên thứ ba này.

    hãy viết:

    Trong mật mã học, bên thứ ba đáng tin cậy là một thực thể tạo điều kiện cho sự tương tác giữa hai bên mà hai bên đó cùng tin tưởng bên thứ ba này.
  7. ^ Ví dụ, hãy viết:
    Cắm trại là một hoạt động ngoài trời trong đó người tham gia ...
    thay vì
    Cắm trại đề cập đến một hoạt động ngoài trời trong đó người tham gia ...
  8. ^ Ví dụ: hãy viết
    OK là một từ tiếng Anh biểu thị chấp thuận, chấp nhận, thỏa thuận, đồng ý, hoặc thừa nhận ...

    thay vì

    OK là một từ tiếng Anh biểu thị chấp thuận, chấp nhận, thỏa thuận, đồng ý, hoặc thừa nhận ...
  9. ^ Ví dụ:
    Amalie Emmy Noether [ˈnøːtɐ] (23 tháng 3 năm 1882 – 14 tháng 4 năm 1935) là một nhà toán học người Đức được biết đến vì những đóng góp mang tính đột phá cho toán trừu tượngvật lý lý thuyết.

    Ví dụ này không chỉ cho người đọc biết chủ thể của bài viết là một nhà toán học, mà còn chỉ ra lĩnh vực chuyên sâu và những hoạt động bên ngoài lĩnh vực đó của bà. Ngày sinh và ngày mất của bà thiết lập ngữ cảnh về thời gian. Cho dù người đọc chỉ đọc đến đây thì họ cũng đã biết được bà sống vào khoảng thời gian nào, làm công việc gì và vì sao lại nổi bật. Xem (Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Tiểu sử để tìm hiểu thêm về cách định dạng các bài viết tiểu sử.)

  10. ^ Ví dụ:
    Elsa là một nhân vật hư cấu trong Nữ hoàng băng giá.
  11. ^ Tuy nhiên, đôi khi việc này là không tránh khỏi. Ví dụ, trong trường hợp bài Từ điển tiếng Anh Oxford, phải dùng "từ điển" trong tiêu đề bài viết vì đó là tên chính thức của chủ thể, đồng thời cũng phải dùng "từ điển" trong câu đầu tiên vì không thể định nghĩa chủ thể bằng một danh từ nào khác. Nhưng ngay cả trong những trường hợp như thế, câu mở đầu vẫn phải cung cấp thêm thông tin chưa được phản ánh qua tên bài. Các biên tập viên hãy cố gắng diễn đạt câu sao cho hợp lý nhất. Thay vì:
    Từ điển tiếng Anh Oxford [...] là một từ điển tiếng Anh.[1]

    hãy viết:

    Từ điển tiếng Anh Oxford [...] là từ điển tiếng Anh thông dụng nhất thế giới do Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành.[2]

    Cả hai phương án đều chứa từ ngữ không cần thiết, nhưng phương án thứ hai tốt hơn vì nó cho người đọc biết Từ điển Oxford là từ điển tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất thế giới. Những người biết "từ điển" nghĩa là gì thường sẽ ngầm hiểu rằng bất cứ từ điển nào cũng mang tính "toàn diện", nên không cần nói với họ điều đó.

  12. ^ Ví dụ, câu đầu tiên của bài Thành Cát Tư Hãn từng trông như thế này:
    Thành Cát Tư Hãn (chữ Cyril: Чингис Хаан, Chingis Khaan, IPA: [tʃiŋɡɪs xaːŋ] ; chữ Mông Cổ: , Činggis Qaɣan; tiếng Trung: 成吉思汗; bính âm: Chéng Jí Sī Hán; có thể là 31 tháng 5 năm 1162[3] – 25 tháng 8 năm 1227), tên thật là Thiết Mộc Chân (tiếng Mông Cổ: Тэмүжин, Temüjin IPA: [tʰemutʃiŋ] Tập âm thanh "Temujin.ogg " không có sẵn; Bản mẫu:Lang-xng;[4] phồn thể: 鐵木真; giản thể: 铁木真; bính âm: Tiě mù zhēn) còn được biết đến với miếu hiệu Thái Tổ (tiếng Trung: 元太祖; bính âm: Yuán Tàizǔ; Wade–Giles: T'ai-Tsu), là nhà sáng lập và Khả Hãn (hoàng đế) của Đế quốc Mông Cổ.
    Phiên bản rút gọn:
    Thành Cát Tư Hãn (tiếng Mông Cổ: Чингис хаан Chinggis Khaan [t͡ʃʰiŋɡɪs xaːŋ] ; chữ Mông Cổ:ᠴᠢᠩᠭᠢᠰ ᠬᠠᠭᠠᠨ Chinggis Qa(gh)an/ Chinggis Khagan; khoảng 1162 – 18 tháng 8 năm 1227), tên thật là Thiết Mộc Chân, là nhà sáng lập và Khả Hãn (hoàng đế) của Đế quốc Mông Cổ.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:C%E1%BA%A9m_nang_bi%C3%AAn_so%E1%BA%A1n/Ph%E1%BA%A7n_m%E1%BB%9F_%C4%91%E1%BA%A7u