Wiki - KEONHACAI COPA

Vịnh

Một phần của Vịnh Hạ Long

Vịnh là vùng nước nằm sâu nhoi vào đất liền, được đất liền bao bọc ở ba phía. Vịnh có thể nằm ở biển hay hồ bơi

Địa chất họcđịa lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Từ điển Dầu khí do Tổng Hội Địa chất Việt Nam xuất bản năm 2004 thì "Vịnh là vùng nước rộng ăn sâu vào đất liền, nơi đường bờ biển có dạng đường cong lớn. Vũng là vùng nước có những đặc điểm tương tự nhưng nhỏ hơn vịnh".

Theo "Từ điển Địa chất giải thích" (Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1979) thì "Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn... Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ".

Trần Đức Thạnh và đồng nghiệp trong cuốn sách: "Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng", đã định nghĩa: "vũng vịnh là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị "[1].

Các vũng vịnh Việt Nam được chia thành 3 cấp: cấp 1- vịnh biển (gulf); Cấp 2 - vịnh ven bờ (bay), trong đó có cả vịnh bờ đá và cấp 3: Vũng (bight, shelter). Vũng vịnh ven bờ (coastal bay) là thuật ngữ chỉ một nhóm các vịnh (bay) và vũng (bight, shelter) ở ven bờ có độ sâu thường không quá 30m.Trong tiếng nước ngoài còn có khái niệm embayment, gọi Việt hóa là vịnh bờ đá. Đó là một vùng lõm của bờ đá gốc, vốn là các thung lũng sông ngập chìm dạng Rias hoặc Fjord. Vịnh Xuân ĐàiPhú Yên là một vịnh bờ đá tiêu biểu, hầu như toàn bộ bờ là đá gốc, diện tích khá lớn (61km2), sâu nhất 20m, sâu trung bình 10m[1].

Việt Nam, các vũng có diện tích dưới 50 km2, các vịnh ven bờ có diện tích từ 50 km2 trở lên. Thống kê trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 cho biết ở ven bờ biển Việt Nam có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4000km2 [2].

Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa "vịnh lớn" (Gulf), "vịnh" (Bay) và "vũng" (small bay) nên thường hay nói "Vịnh Bắc Bộ" (Gulf of Tonkin), "Vịnh Hạ Long" (Ha Long Bay), "Vịnh Bái Tử Long" (Bai Tu Long Bay) hoặc "Vịnh Cam Ranh" (Cam Ranh Bay).

Để phân biệt rõ hơn các khái niệm "vịnh lớn", "vịnh" và "vũng" và vũng có thể tham khảo trong Từ điển Địa chất Mỹ xuất bản năm 1987, tái bản năm 2001. Theo đó thì "Vịnh (bay) là một vùng nước biển hay hồ rộng lớn, mở hoặc nằm giữa hai mũi nhô ven bờ hoặc các hòn, các đảo nhỏ ven bờ. Vịnh lớn hơn vũng (cove, small bay) nhưng nhỏ hơn, nông hơn những vùng nước biển và đại dương lớn được ôm bởi những vòng cung bờ biển dài thông với đại dương được gọi là vịnh lớn (gulf)".

Những vịnh nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Châu ÂuĐại Tây Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Châu ÂuBiển Baltic[sửa | sửa mã nguồn]

Flachlandschaft am Greifswalder Bodden (Phong cảnh Bằng phẳng trên Vịnh Greifswald), Caspar David Friedrich, vào khoảng 1830–1834

Châu ÂuĐịa Trung Hải[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cát trên Hồng Hải

Bắc Mỹ, Trung Mỹ, và Biển Caribbean[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Cổng Vàng băng qua Cổng Vàng, miệng của Vịnh San Francisco

Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Great Australian Bight

Vịnh giả[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng có những cái được gọi là "vịnh", nhưng thực sự là eo biển:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng - Coastal bays in Vietnam and potential for use”. ResearchGate. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Các thủy vực ven bờ biển Việt Nam - Coastal bodies of water in Vietnam”. ResearchGate. 1 tháng 3 năm 2007. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh