Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVCL}} (viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử).
- Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
{{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc | |
{{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề | |
{{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
- Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọc và cổng thông tin nội dung chọn lọc.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2023/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2023/Tuần được đưa lên".
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo đến các thành viên viết bài bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Đề cử hiện hành[sửa | sửa mã nguồn]
Vụ ám sát John F. Kennedy [sửa | sửa mã nguồn]
Đây là sự kiện kinh hoàng liên quan đến cái chết của tổng thống John F. Kennedy, xảy ra tại Dallas, Texas vào trưa ngày 22 tháng 11 năm 1963 (tức gần tròn 60 năm trước) gây chấn động dư luận nước Mỹ cũng như cả thế giới. Chưa có vụ giết người nào trong lịch sử hiện đại lại thu hút sự quan tâm, nghiên cứu và tranh luận nhiều đến như vậy. Như chúng ta đã biết, Lee Harvey Oswald là người duy nhất ra tay hạ sát ông, nhưng thực tế có phải thế không? Các cuộc điều tra chính thức cho đến nay vẫn chưa thực sự làm sáng tỏ mọi thứ, cho nên vụ việc đã được xem là "cái nôi" của mọi thuyết âm mưu với hàng loạt cái tên bị "chỉ mặt đặt tên", kèm theo những dấu hỏi về sự tắc trách của các cơ quan chính phủ và rất nhiều điều bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Bài này được dịch từ phiên bản tiếng Anh (vừa được gắn sao FA hơn một tuần trước). Suốt nhiều năm qua, mọi người hẳn đã biết đến hình ảnh của tôi gắn liền với hàng loạt bài viết chất lượng cao về toán và hóa học, và đây là thời điểm tôi chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn ấy để tự thách thức bản thân thông qua một lĩnh vực mới. Tôi đã cố gắng biên tập lại bài hết sức có thể trong khả năng của mình nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, nên rất mong cộng đồng góp ý chỉnh sửa và cùng nhau hoàn thiện bài viết.
Tôi cũng hy vọng các bạn sẽ quan tâm và ủng hộ gắn sao bài viết, để bài được đưa lên trang chính vào đúng dịp 60 năm ngày xảy ra vụ ám sát (1963–2023). Trân trọng! Thuyhung2112 (thảo luận) 12:30, ngày 26 tháng 9 năm 2023 (UTC)
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng ý Với tiêu chuẩn cá nhân về chất lượng dịch thuật và khả năng để đọc hiểu trọn ý của bài viết, tôi thấy bài viết này là một bài dịch tốt, rất xứng đáng để giới thiệu với độc giả xa gần. Một số chi tiết rất nhỏ trong bài (tôi đã đọc chi tiết phần lớn, 85-90%) trong bài, và mạn phép tinh chỉnh một số từ dịch và một số cũng rất ít các link dẫn có vấn đề (đã kiểm tra chi tiết phần ý kiến), tôi rất đồng ý đây là một bài viết xứng đáng chất lượng Bài viết Chọn lọc. Rất cảm ơn bạn Thuyhung2112 đã hỗ trợ một bản dịch công phu, chi tiết cho một bài viết có nội dung thú vị này. Tôi cơ bản cũng rất vui mừng trước những cải thiện bài viết cách nhanh chóng của tác giả. Chúc bài viết ứng cử thành công. ✠ Tân-Vương 03:45, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Đồng ý Tôi thấy bài này đầy đủ, chất lượng dịch tuy còn một số lỗi nhỏ nhưng nhìn chung dễ đọc, độ dài vừa phải, dẫn chứng tốt. Tôi không thích cách trình bày nhiều ảnh rải rác khắp các góc bài viết như tại bài này lắm, nhưng đó chỉ là gu thẩm mỹ cá nhân và không làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của bài. GV (thảo luận) 09:16, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Đồng ý Sau khi đọc hết bài viết, thì tôi nhận thấy đây là bài dịch tốt, chất lượng cao. Mohammed (محمد) 10:08, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Đồng ý Sự cẩn thận còn thể hiện ở chỗ bạn còn dịch tất cả các tiêu đề trong mục tham khảo — Dr. Voirloup💬 09:27, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Đồng ý Một bài viết xuất sắc của bạn @Thuyhung2112:. Mình rất bất ngờ khi một người chuyên tự nhiên như bạn lại có thể viết 1 cách thành thục bài viết mang đậm tính lịch sử và xã hội như thế này. Rất là hiếm có đấy! Hongkytran (thảo luận) 16:10, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]
Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]
- (chú ý nhỏ cho người đánh giá) Lỗi "không có mục tiêu harv" khả năng là dương tính giả; kết quả kiểm tra (cả tự động qua mã người dùng và thủ công qua rê chuột) đều không phát hiện lỗi, các chú thích đều trỏ đến nguồn thư mục bình thường. Vì tôi chưa có cách nào giải quyết được hiện tượng này nên mong mọi người thông cảm. Thuyhung2112 (thảo luận) 12:30, ngày 26 tháng 9 năm 2023 (UTC)
Ý kiến Tôi dự định dành 1 ít thời gian để đọc bài, nhưng đã đọc gần hết do nội dung rất hấp dẫn. Bản dịch này chỉ có một số lỗi rất nhỏ, tôi sẽ báo cho bạn tác giả trong thời gian sớm nhất. Rất vui khi thấy một bài có nội dung rất thú vị và tầm cỡ được dịch thuật cách chi tiết và cẩn trọng. ✠ Tân-Vương 03:37, ngày 27 tháng 9 năm 2023 (UTC)
Ý kiến @Thuyhung2112: Mong bạn đổi hướng từ 22 tháng 11 năm 1963 đến bài viết này nhé. Đây là sự kiện nổi tiếng nhất diễn ra vào ngày đó! Hongkytran (thảo luận) 03:35, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- @Hongkytran: Đã xong, mời bạn nhấp vào kiểm tra. Thuyhung2112 (thảo luận) 03:51, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Ý kiến Tôi đã mạn phép thử sửa một số đoạn dịch chưa rõ hoặc theo tôi là chưa trang trọng. Tổng thể, bài viết có nội dung tiếng Việt không có vấn đề gì quá lớn. Câu này Thời điểm đang ở cạnh đường chui, người đứng ngoài James Tague chịu một vết thương nhẹ trên má—có thể do mảnh đạn hoặc mảnh bê tông lề đường. bị dịch thiếu sót từ bản tiếng Anh, làm sai lệch ý nghĩa của câu sau đó: Bystander James Tague received a minor wound to the cheek—either from bullet or concrete curb fragments—while standing by the triple underpass.[89] Nine months later, the FBI removed the curb, and spectrographic analysis revealed metallic residue consistent with the lead core in Oswald's ammunition. Tạm dịch: FBI cho di dời mảng bê tông bên đường chứ không phải mẫu vết thương trên má. Tôi cũng chưa rõ ý nghĩa của the triple underpass, hy vọng tác giả Thuyhung2112 có thể tìm hiểu và hỗ trợ cho câu này. ✠ Tân-Vương 19:12, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn Thiên Đế góp ý, và tôi xin phép giải thích:
- (1) Chi tiết dịch thiếu: đã sửa. Tôi đã xem nguồn trích dẫn rồi và tự nhận cách viết câu như bạn vừa nêu có phần tối nghĩa; chữ "mẩu" khả năng là làm người đọc nhầm lẫn. Nội dung theo tôi thử lược dịch từ nguồn như sau:
- Nguyên gốc: ... After he led the deputy to where he had been standing, the officer noticed a bullet smear on a nearby curb. Nine months later the FBI belatedly removed the curb, ...
- Tạm dịch: ... Sau khi [Tague] dẫn phó trưởng cảnh sát đến nơi ông đứng, viên cảnh sát này nhận thấy có vết đạn ở một mảng bê tông lề đường gần đó. Chín tháng sau, FBI tháo mảng đó ra ...
- Như vậy thì "curb" ở đây chỉ "mảng bê tông", không phải "mẩu" (như trong "mẩu găm vào vết thương").
- (2) Về cụm từ "triple underpass": Theo nội dung bên tiếng Anh, tôi cho rằng cụm từ trên là danh từ riêng chỉ tên một địa điểm tại Dealey Plaza. Điển hình là tại một trích đoạn trong tiểu thuyết Ván bài lật ngửa, tên gọi vừa nêu được giữ nguyên. Bởi vì bản tiếng Anh viết thường cụm từ đó nên tôi đành chọn tạm dịch lại thành "đường chui", theo nghĩa dịch trong từ điển.
- (1) Chi tiết dịch thiếu: đã sửa. Tôi đã xem nguồn trích dẫn rồi và tự nhận cách viết câu như bạn vừa nêu có phần tối nghĩa; chữ "mẩu" khả năng là làm người đọc nhầm lẫn. Nội dung theo tôi thử lược dịch từ nguồn như sau:
- Một lần nữa xin cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và góp ý cho bài. Nếu có sai sót gì, rất mong bạn lượng thứ. Thuyhung2112 (thảo luận) 04:38, ngày 2 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn Thuyhung2112 rất nhiều, tôi đã xem qua bài và không có ý gì thêm, một bản dịch rất ấn tượng. Tuy vậy, sau khi check với website Site Checker: Free Broken Link Tool, tôi thấy có vài link đã bị báo hỏng (rõ ràng là số lượng không nhiều như vậy), nhưng tôi đã thử nhấp vào link này và link này thực sự đã hỏng. Hy vọng bạn dành ít thời gian đảo qua các link báo hỏng và link nào đã hư, xin bạn phiền giúp thay thế. ✠ Tân-Vương 01:56, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- @ThiênĐế98: Cảm ơn bạn đã góp ý về vấn đề này. Sau lần dò sửa gần nhất thì trong các link báo "hỏng" còn lại, một số link dẫn qua cơ sở dữ liệu học thuật JSTOR, nhiều link khác trỏ vào bản gốc của các nguồn đã lưu trữ, hai link không liên quan đến nguồn và link cuối cùng (công cụ báo lỗi "timeout") truy cập được bình thường. Như vậy, có thể xem như bài không còn vấn đề liên quan đến liên kết hỏng. Thuyhung2112 (thảo luận) 02:56, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn Thuyhung2112, tôi đã kiểm tra lại một số, đúng là đã được trỏ đến bản lưu trữ. Tôi có thấy link này, được báo "invalid URL", hy vọng bạn check lại giúp xem, vì tôi cũng không cho rằng đây là một trang web có đủ uy tín, cũng như là nguồn link rất kỳ lạ trong bài viết này. ✠ Tân-Vương 03:42, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Đường link nêu ở trên cũng đã có bản lưu trữ rồi, khi nhấp vào thì dẫn tới phiên bản tập tin PDF của một bài báo đăng trên tập san học thuật. Lời cuối xin cảm ơn bạn Đế đã ủng hộ gắn sao bài viết; tôi luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến nhằm nâng cao chất lượng bài cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đóng góp nội dung tại dự án này trong tương lai. Thuyhung2112 (thảo luận) 04:13, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn Thuyhung2112 rất nhiều, tôi đã xem qua bài và không có ý gì thêm, một bản dịch rất ấn tượng. Tuy vậy, sau khi check với website Site Checker: Free Broken Link Tool, tôi thấy có vài link đã bị báo hỏng (rõ ràng là số lượng không nhiều như vậy), nhưng tôi đã thử nhấp vào link này và link này thực sự đã hỏng. Hy vọng bạn dành ít thời gian đảo qua các link báo hỏng và link nào đã hư, xin bạn phiền giúp thay thế. ✠ Tân-Vương 01:56, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn Thiên Đế góp ý, và tôi xin phép giải thích: