Wiki - KEONHACAI COPA

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc
Trường đua Albert Park
(2022–nay)
Thông tin
Số lần tổ chức87
Lần đầu1928
Thắng nhiều nhất (tay đua)Úc Lex Davison (4)
Đức Michael Schumacher (4)
Thắng nhiều nhất (đội đua)Ý Ferrari (14)
Chiều dài đường đua5,278 km
Chiều dài cuộc đua306,124 km
Số vòng58
Chặng đua gần đây nhất (2024)
Vị trí pole
Bục trao giải
Vòng đua nhanh nhất

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc là một chặng đua Công thức 1 diễn ra hàng năm ở Úc. Ngoài ra, đây là giải đua ô tô lâu đời thứ hai tại Úc còn tồn tại chỉ sau giải đua ô tô Phillip Island được tổ chức 83 lần từ năm 1928.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn trước khi trở thành chặng đua Công thức 1 chính thức (1928-1985)[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm khởi đầu (1928-1945)[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc có nguồn gốc từ giải đua xe 100 dặm (tức là giải đua ô tô Úc 1928) tại trường đua đảo Phillip. Tại chặng đua này, Arthur Waite giành chiến thắng với chiếc xe Austin 7 của nhà sản xuất ô tô Austin Motor Company của Anh.[1] Trong tám năm sau đó, thời đại của sự pha trộn cơ học "đặc biệt" của Úc gồm khung gầm và động cơ khác nhau có khả năng ngang ngửa với những cỗ máy của các xe đua nhập khẩu từ châu Âu bắt đầu hưng thịnh. Với sự khéo léo của những bộ phận cơ khí từ Úc vào những năm khởi đầu, Bugatti đã thống trị kết quả sau khi giành bốn chiến thắng liên tiếp từ năm 1929 đến năm 1932. Vào năm 1935, sự kiện này được diễn ra lần cuối cùng tại trường đua Phillip Island và sau đó, địa điểm tổ chức của sự kiện này được chuyển sang trường đua Victor Harbor, Nam Úc. Vào năm 1938, giải đua ô tô Công thức 1 Úc đã được tổ chức tại trường đua Mount PanoramaBathurst. Cũng vào năm này, Mount Panorama trở thành một trong những trường đua nổi tiếng nhất thế giới. Trong cuộc đua này, tay đua người Anh Peter Whitehead đã giành chiến thắng với chiếc xe voiturette hạng ERA B-Type.[1] Vào năm 1939, giải đua ô tô Úc được tổ chức tại trường đua Lobethal gần thị trấn Lobethal ở Nam Úc trước khi Úc bị lôi kéo vào Thế chiến II.

Thời kỳ hậu chiến (1945-1985)[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ hậu chiến, các cuộc đua được tổ chức rất thưa thớt với các tay đua sử dụng những chiếc xe thời kỳ tiền chiến với nguồn cung cấp được tập hợp lại với nhau xung quanh việc phân phối nhiên liệu và lốp xe. Vào năm 1947, Mount Panorama đã tổ chức cuộc đua đầu tiên vào thời kỳ hậu chiến vào năm 1947 và sau đó, địa điểm tổ chức sự kiện này luân phiên giữa các bang của Úc dưới sự thúc đẩy của Hiệp hội Ô tô Úc cho đến năm 1984.

Chặng đua Công thức 1 chính thức (1985-nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đua đường phố Adelaide (1985-1995)[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1985, giải đua ô tô Công thức 1 Úc đã trở thành một chặng đua của giải đua xe Công thức 1 1985 và cũng là một chặng đua Công thức 1 chính thức. Thêm vào đó, chặng đua này được tổ chức với tư cách là chặng đua cuối cùng của mùa giải được tổ chức tại trường đua đường phố Adelaide. Trong suốt giai đoạn này, giải đua ô tô Công thức 1 Úc ít khi xảy ra những cuộc đua liên quan đến những khoảnh khắc trong cuộc tranh giành chức vô địch. Tại chặng đua vào ngày 26 tháng 10 năm 1986, Alain Prost đã vượt qua Nigel Mansell trong bảng xếp hạng các tay đua sau khi giành chiến thắng và đồng thời, Prost đã giành được chức vô địch lần thứ hai trong sự nghiệp Công thức 1 của ông. Tại chặng đua vào ngày 13 tháng 11 năm 1988, Ayrton Senna đã có thể bảo đảm vị trí dẫn đầu của mình trước Prost mặc dù Senna không giành chiến thắng cuộc đua và do đó, Senna lần đầu tiên giành chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của mình.

Trong giai đoạn này, giải đua ô tô Công thức 1 Úc 1991 là cuộc đua ngắn nhất trong lịch sử Công thức 1 vì cuộc đua chính chỉ diễn ra trong vòng 24 phút 34,899 giây với tổng cộng 14 vòng đua (tương đuơng với 52,920 km theo chiều dài đường đua là 3,780 km/vòng) do thời tiết giông tố. 20 năm sau đó, kỷ lục này được phá sau khi chặng đua GP Bỉ 2021 diễn ra với điều kiện thời tiết tuơng tự.

Tại chặng đua nổi tiếng vào ngày 13 tháng 11 năm 1994, Michael SchumacherDamon Hill, hai tay đua tranh giành chức vô địch trong giải đua xe Công thức 1 1994 chỉ cách nhau trong bảng xếp hạng các tay đua một điểm, đã va chạm với nhau và phải bỏ cuộc ngay lập tức. Mặc dù phải bỏ cuộc do va chạm với Damon Hill, Schumacher đã giành chức vô địch Công thức 1 đầu tiên của mình.

Tại chặng đua cuối cùng ở Adelaide vào ngày 10 tháng 11 năm 1995, Mika Häkkinen đã bị thương nặng khi xe của ông đâm vào hàng rào giới hạn đường đua với tốc độ khoảng 190 km/h do nổ lốp. Sau vụ tai nạn này, Häkkinen bị chấn thương đe dọa đến tính mạng.

Kết quả theo năm[sửa | sửa mã nguồn]

Adelaide, địa điểm tổ chức từ năm 1985 đến năm 1995
Melbourne, địa điểm tổ chức vào những năm 1953, 1956, 1996–2019, và kể từ năm 2022
Bản đồ về tất cả các địa điểm tổ chức của Giải đua ô tô Công thức 1 Úc

Nền màu hồng biểu thị một sự kiện không thuộc Giải đua xe Công thức 1.

  • * Từ năm 1932 đến năm 1948, người chiến thắng được xác định dựa trên cơ sở handicap.[2]
  • + Sự kiện năm 1937 được tổ chức với tên gọi "South Australian Centenary Grand Prix" vào ngày 26 tháng 12 năm 1936.[3]
  • # Sự kiện năm 1928 được tổ chức với tên gọi chính thức là "100 Miles Road Race".[4]
NămTay đuaĐội đuaĐịa điểmChi tiết
1928 #Úc Arthur WaiteAustinPhillip IslandChi tiết
1929Úc Arthur TerdichBugattiChi tiết
1930Úc Bill ThompsonBugattiChi tiết
1931Úc Carl JunkerBugattiChi tiết
1932Úc Bill Thompson *BugattiChi tiết
1933Úc Bill Thompson *RileyChi tiết
1934Úc Bob Lea-Wright *SingerChi tiết
1935Úc Les Murphy *MGChi tiết
1936Không tổ chức
1937 +Úc Les Murphy *MGVictor HarborChi tiết
1938Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Peter Whitehead *ERABathurstChi tiết
1939Úc Alan Tomlinson *MGLobethalChi tiết
1940

1946
Không tổ chức vì Thế chiến II
1947Úc Bill Murray *MGBathurstChi tiết
1948New Zealand Frank Pratt *BMWPoint CookChi tiết
Chi tiếtÚc John CrouchDelahayeLeyburnChi tiết
1950Úc Doug WhitefordFordNuriootpaChi tiết
1951Úc Warwick PratleyGRS-FordNarroginChi tiết
1952Úc Doug WhitefordTalbot-LagoBathurstChi tiết
1953Úc Doug WhitefordTalbot-LagoAlbert ParkChi tiết
1954Úc Lex DavisonHWM-JaguarSouthportChi tiết
1955Úc Jack BrabhamCooper-BristolPort WakefieldChi tiết
1956Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Stirling MossMaseratiAlbert ParkChi tiết
1957Úc Lex Davison
Úc Bill Patterson
FerrariCavershamChi tiết
1959Úc Lex DavisonFerrariBathurstChi tiết
1959Úc Stan JonesMaseratiLongfordChi tiết
1960Úc Alec MildrenCooper-MaseratiLowoodChi tiết
1961Úc Lex DavisonCooper-ClimaxMallalaChi tiết
1962New Zealand Bruce McLarenCooper-ClimaxCavershamChi tiết
1963Úc Jack BrabhamBrabham-ClimaxWarwick FarmChi tiết
1964Úc Jack BrabhamBrabham-ClimaxSandownChi tiết
1965New Zealand Bruce McLarenCooper-ClimaxLongfordChi tiết
1966Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Graham HillBRMLakesideChi tiết
1967Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jackie StewartBRMWarwick FarmChi tiết
1968Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jim ClarkLotus-CosworthSandownChi tiết
1969New Zealand Chris AmonFerrariLakesideChi tiết
1970Úc Frank MatichMcLaren-Repco HoldenWarwick FarmChi tiết
1971Úc Frank MatichMatich-Repco HoldenChi tiết
1972New Zealand Graham McRaeLeda-ChevroletSandownChi tiết
1973New Zealand Graham McRaeMcRae-ChevroletChi tiết
1974Úc Max StewartLola-ChevroletOran ParkChi tiết
1975Úc Max StewartLola-ChevroletSurfers ParadiseChi tiết
1976Úc John GossMatich-Repco HoldenSandownChi tiết
1977Úc Warwick BrownLola-ChevroletOran ParkChi tiết
1963New Zealand Graham McRaeMcRae-ChevroletSandownChi tiết
1979Úc Johnnie WalkerLola-ChevroletWannerooChi tiết
1980Úc Alan JonesWilliams-CosworthCalderChi tiết
1981Brasil Roberto MorenoRalt-FordChi tiết
1982Pháp Alain ProstRalt-FordChi tiết
1983Brasil Roberto MorenoRalt-FordChi tiết
1984Brasil Roberto MorenoRalt-FordChi tiết
1985Phần Lan Keke RosbergWilliams-HondaAdelaideChi tiết
1986Pháp Alain ProstMcLaren-TAGChi tiết
1987Áo Gerhard BergerFerrariChi tiết
1988Pháp Alain ProstMcLaren-HondaChi tiết
1989Bỉ Thierry BoutsenWilliams-RenaultChi tiết
1990Brasil Nelson PiquetBenetton-FordChi tiết
1991Brasil Ayrton SennaMcLaren-HondaChi tiết
1992Áo Gerhard BergerMcLaren-HondaChi tiết
1993Brasil Ayrton SennaMcLaren-FordChi tiết
1994Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Nigel MansellWilliams-RenaultChi tiết
1995Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Damon HillWilliams-RenaultChi tiết
1996Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Damon HillWilliams-RenaultAlbert ParkChi tiết
1997Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland David CoulthardMcLaren-MercedesChi tiết
1998Phần Lan Mika HäkkinenMcLaren-MercedesChi tiết
1999Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Eddie IrvineFerrariChi tiết
2000Đức Michael SchumacherFerrariChi tiết
2001Đức Michael SchumacherFerrariChi tiết
2002Đức Michael SchumacherFerrariChi tiết
2003Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland David CoulthardMcLaren-MercedesChi tiết
2004Đức Michael SchumacherFerrariChi tiết
2005Ý Giancarlo FisichellaRenaultChi tiết
2006Tây Ban Nha Fernando AlonsoRenaultChi tiết
2007Phần Lan Kimi RäikkönenFerrariChi tiết
2008Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lewis HamiltonMcLaren-MercedesChi tiết
2009Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jenson ButtonBrawn-MercedesChi tiết
2010Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jenson ButtonMcLaren-MercedesChi tiết
2011Đức Sebastian VettelRed Bull-RenaultChi tiết
2012Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jenson ButtonMcLaren-MercedesChi tiết
2013Phần Lan Kimi RäikkönenLotus-RenaultChi tiết
2014Đức Nico RosbergMercedesChi tiết
2015Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lewis HamiltonMercedesChi tiết
2016Đức Nico RosbergMercedesChi tiết
2017Đức Sebastian VettelFerrariChi tiết
2018Đức Sebastian VettelFerrariChi tiết
2019Phần Lan Valtteri BottasMercedesChi tiết
2020Bị hủy vì Đại dịch COVID-19Chi tiết
2021Không được tổ chức vì Đại dịch COVID-19
2022Monaco Charles LeclercFerrariAlbert ParkChi tiết
2023Hà Lan Max VerstappenRed Bull Racing-Honda RBPTChi tiết
2024Tây Ban Nha Carlos Sainz Jr.FerrariChi tiết

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Bell, Ray (1986). The Official 50-race history of the Australian Grand Prix. Gordon, N.S.W.: Randt Pub. tr. 14. ISBN 0-9588464-0-5. OCLC 29005485.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  2. ^ Graham Howard, After 6,201 miles and 49 races, the 50th AGP marked the end of an era, Australian Motor Racing Year, 1985/86, trang 33 (tiếng Anh)
  3. ^ The Official 50-race history of the Australian Grand Prix, 1986, trang 82 (tiếng Anh)
  4. ^ John B. Blanden, A History of Australian Grand Prix 1928–1939 (1981), trang 1 (tiếng Anh)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_%C4%91ua_%C3%B4_t%C3%B4_C%C3%B4ng_th%E1%BB%A9c_1_%C3%9Ac