Wiki - KEONHACAI COPA

Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội Mùa hè 2016 khu vực châu Âu

Giải đấu vòng loại bóng đá nữ UEFA 2016
Trận Thụy Điển gặp Hà Lan
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhà Hà Lan
Thời gian2–9 tháng 3 năm 2016
Số đội4 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu3 (tại 2 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Thụy Điển
Á quân Hà Lan
Hạng ba Thụy Sĩ
Hạng tư Na Uy
Thống kê giải đấu
Số trận đấu6
Số bàn thắng19 (3,17 bàn/trận)
Vua phá lướiHà Lan Manon Melis
Hà Lan Vivianne Miedema
Na Uy Ada Hegerberg
Thụy Sĩ Rahel Kiwic
(2 bàn)
2008

Giải đấu vòng loại bóng đá nữ UEFA 2016 là giải đấu bóng đá nữ do UEFA tổ chức để chọn ra đội tuyển bóng đá nữ quốc gia châu Âu cuối cùng được góp mặt tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Brasil. Giải đấu diễn ra từ 2 tới 9 tháng 3 năm 2016 tại Hà Lan.[1]

Có bốn đội tuyển tham dự giải: Hà Lan, Na Uy, Thụy ĐiểnThụy Sĩ. Với tư cách là đội xếp thứ nhất chung cuộc, Thụy Điển giành suất dự Thế vận hội cuối cùng của châu Âu, cùng PhápĐức, là ba đại diện của UEFA.[2]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các kỳ Thế vận hội trước, UEFA sử dụng Giải vô địch bóng đá nữ thế giới để lựa chọn đội tuyển tham dự Thế vận hội Mùa hè. Ba đội của UEFA tiến xa nhất tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 ở Canada, trừ Anh, sẽ có mặt tại Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Brasil.[3][4] Nếu các đội còn cơ hội dự Olympic cùng dừng bước tại cùng một vòng thi đấu, thì thành tích tại giải sẽ không phải là yếu tố phân hạng mà thay vào đó là các trận tranh vé vớt hay một giải đấu nhỏ diễn ra vào đầu năm 2016.[5]

Anh không thể tham dự Thế vận hội vì không nằm trong IOC, mặc dù đội tuyển Vương quốc Liên hiệp Anh từng thi đấu vào năm 2012 với tư cách chủ nhà. Hiệp hội Bóng đá Anh từng bày tỏ ý định cử và tổ chức các đội tuyển đại diện cho Hiệp hội Olympic Vương quốc Liên hiệp Anh tại Thế vận hội 2016 nếu Anh vượt qua vòng loại.[6] Tuy nhiên do sự phản đối kịch liệt từ phía các liên đoàn Scotland, WalesBắc Ireland, cùng động thái của FIFA về việc sẽ không cho phép đội tuyển Anh Quốc nào tham gia mà không đạt được sự đồng thuận của cả bốn quốc gia Home Nations, FA buộc phải ra thông báo vào ngày 30/3/2015 rằng họ sẽ rút lui không tham dự Thế vận hội.[7]

Hai trong ba suất dự Thế vận hội đã chính thức có chủ là các đội tuyển PhápĐức khi đây là một trong ba đội tuyển châu Âu góp mặt tại tứ kết (cùng với Anh). Bốn đội tuyển châu Âu bị loại ở vòng 16 đội (Hà Lan, Na Uy, Thụy ĐiểnThụy Sĩ) sẽ tham gia một giải đấu tranh vé vớt của UEFA để tìm ra đội tuyển cối cùng có mặt ở Brasil.[8]

Lần cuối cùng suất dự Thế vận hội phải giải quyết bằng play-off là vào năm 2008 khi Thụy Điển vượt qua Đan Mạch để giành tấm vé cuối cùng tại Olympic Bắc Kinh 2008.

Các đội tuyển châu Âu tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
ĐộiThành tích chung cuộcTư cách tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016
 AnhHạng baKhông đủ điều kiện
 ĐứcHạng tưTham dự Thế vận hội
 PhápTứ kết
 Hà LanVòng 16 độiTham dự giải đấu playoff
 Na Uy
 Thụy Điển
 Thụy Sĩ
 Tây Ban NhaVòng bảngKhông đủ điều kiện

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có Na Uy và Thụy Điển từng góp mặt tại Thế vận hội, trong đó Na Uy có ba lần, đồng thời vinh dự là đội tuyển châu Âu duy nhất giành huy chương vàng với chién thắng vào năm 2000, đồng thời giành huy chương đồng vào năm 1996. Thụy Điển góp mặt ở cả năm kỳ Thế vận hội nhưng chưa giành được huy chương với thành tích tốt nhất là hạng tư năm 2004.[1]

TênXếp hạng FIFA
khi giải bắt đầu[9]
Xếp hạng UEFA
khi giải bắt đầu[10]
Đội hình
 Hà Lan
12
8
Hà Lan
 Na Uy
10
4
Na Uy
 Thụy Điển
8
3
Thụy Điển
 Thụy Sĩ
20
13
Thụy Sĩ

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn đội tuyển thi đấu vòng tròn một lượt, đội đứng đầu sau ba lượt trận sẽ dự Thế vận hội.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thềm trận Hà Lan gặp Thụy Sĩ

RotterdamDen Haag của Hà Lan là các thành phố được Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB) đăng cai.[11]

Sân vận độngĐịa điểmSức chứaLoại sânSố trận tổ chức
Kyocera StadionDen Haag
15.000
Cỏ nhân tạo
1
Het KasteelRotterdam
11.000
Cỏ
2
Stadion WoudesteinRotterdam
3.530
Cỏ nhân tạo
3

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

VTĐộiSTTHBBTBBHSĐGiành quyền tham dự
1 Thụy Điển321031+27Thế vận hội Mùa hè 2016
2 Hà Lan (H)311168−24
3 Thụy Sĩ310256−13
4 Na Uy310254+13
Nguồn: UEFA
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Số điểm khi đối đầu; 3) Hiệu số bàn thắng bại khi đối đầu; 4) Số bàn thắng khi đối đầu; 5) Áp dụng lại 2–4 nếu cần thiết; 6) Hiệu số bàn thắng bại; 7) Số bàn thắng; 8) Điểm kỷ luật thi đấu; 9) Xếp hạng UEFA[12]
(H) Chủ nhà

Các trân đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Múi giwof địa phương là CET (UTC+1).[13][14]
Na Uy 0–1 Thụy Điển
Chi tiếtDahlkvist  3'
Thụy Sĩ 3–4 Hà Lan
Humm  4'
Kiwic  74'
Bachmann  83'
Chi tiếtMelis  29' (ph.đ.)
Miedema  56'
Van den Berg  61'
Van de Sanden  63'
Khán giả: 6.658[16]
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)

Na Uy 4–1 Hà Lan
Haavi  30'
Mjelde  61'
Ad. Hegerberg  82'90+1'
Chi tiếtMelis  67'
Khán giả: 10.599[17]
Trọng tài: Teodora Albon (România)
Thụy Điển 1–0 Thụy Sĩ
Seger  44'Chi tiết

Thụy Sĩ 2–1 Na Uy
Mauron  32'
Kiwic  90+3'
Chi tiếtC. Hansen  10'
Hà Lan 1–1 Thụy Điển
Miedema  5'Chi tiếtSchough  45'

Người ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

2 bàn
1 bàn

Các đội tuyển dự Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

ĐộiNgày vượt qua vòng loạiCác lần góp mặt trước đây
 Pháp22 tháng 6 năm 20151 (2012)
 Đức22 tháng 6 năm 20154 (1996, 2000, 2004, 2008)
 Thụy Điển9 tháng 3 năm 20165 (1996, 2000, 2004, 2008, 2012)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Netherlands to stage Olympic qualifiers”. uefa.com. UEFA. ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Sweden seal Europe's last ticket to Rio”. FIFA.com. 9 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ “QUALIFICATION SYSTEM – GAMES OF THE XXXI OLYMPIAD – RIO 2016 – Football” (PDF). Rio 2016 Official Website. ngày 23 tháng 4 năm 2014. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ “Germany and Norway drawn together”. UEFA.com. ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “European contenders impress in Canada”. UEFA.com. ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “Football Association wants Great Britain sides at Rio Olympics”. BBC Sport. 2 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ “Rio 2016: FA scraps plans for Great Britain football teams”. BBC Sport. 30 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ “Germany, France qualify for Rio 2016”. FIFA. ngày 23 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  9. ^ “FIFA Women's Ranking – ngày 18 tháng 12 năm 2015 (UEFA)”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2016.
  10. ^ “UEFA Women's National Team Coefficient Ranking – ngày 27 tháng 11 năm 2014 (UEFA)” (PDF). UEFA.
  11. ^ “Kwalificatie OS 2016 in Rotterdam en Den Haag”. KNVB. ngày 19 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  12. ^ “Info on the Olympic Qualifying Tournament”. KNVB. Lưu trữ bản gốc 8 Tháng 3 2016. Truy cập 2 tháng 3 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate= (trợ giúp)
  13. ^ “European play off 1st and 2nd rounds – Women's Olympic Football Tournament 2016”. UEFA. KNVB. Truy cập 2 tháng 3 năm 2016.
  14. ^ “European play off 3rd round – Women's Olympic Football Tournament 2016”. UEFA. KNVB. Truy cập 8 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ “Sverige - Norge” (bằng tiếng Na Uy). fotball.no. Truy cập 6 tháng 3 năm 2016.
  16. ^ “2016 Olympic Qualification – Switzerland - Netherlands match report” (bằng tiếng Hà Lan). onsoranje.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập 6 tháng 3 năm 2016.
  17. ^ “2016 Olympic Qualification – Norway - Netherlands match report” (bằng tiếng Hà Lan). onsoranje.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập 6 tháng 3 năm 2016.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng_lo%E1%BA%A1i_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_n%E1%BB%AF_Th%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%99i_M%C3%B9a_h%C3%A8_2016_khu_v%E1%BB%B1c_ch%C3%A2u_%C3%82u