Wiki - KEONHACAI COPA

J.League All-Star

JOMO All-Star Soccer
Thành lập1993; 31 năm trước (1993)
Khu vựcJ. League (AFC)
Số đội2

J. League All-Star Soccer, hay còn gọi là JOMO All-Star Soccer theo tên nhà tài trợ, là một trận đấu giao hữu thường niên được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Nhật BảnJ. League. Trận đấu được tổ chức hàng năm kể từ khi J. League ra đời vào năm 1993. Các cầu thủ được lựa chọn theo bình chọn của cổ động viên và đề cử từ J. League. Các huấn luyện viên cũng được bầu chọn.

Giải bóng đá Nhật Bản cũ cũng có một trận đấu all-star. Từ năm 1966 tới 1972 có 2 trận chung kết đi-vềcòn từ năm 1979 tới 1992 chỉ là một trận, đội Tây gặp đội Đông. Hai trận cuối, vào năm 1991 và 1992, là một trong số ít các trận đấu bóng đá diễn ra trên sân bóng chày Tokyo Dome.

Giải đấu mang tên theo nhà tàu trợ. Nó được gọi là Kodak All-Star Soccer từ 1993-1998 khi Kodak Nhật Bản (công ty con Nhật Bản của Eastman Kodak) tài trợ. Được gọi là Tarami All-Star Soccer từ 1999 tới 2001 sau khi công ty thực phẩm Tarami tàu trợ. Và được gọi là JOMO All-Star Soccer kể từ năm 2002.

Lựa chọn đội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tất cả các đội J. League Hạng 1 được chia và hai đội, J-West và J-East, dựa theo vị trí địa lý. Do hai đội cần số lượng đội cân bằng, một số câu lạc bộ ở miền trung Nhật Bản sẽ được chia vào cho phù hợp. Hai trận đấu năm 1995 và 1996 là những ngoại lệ, các câu lạc bộ được chia dựa theo thứ hạng của mùa trước đó. Một là J-Altair, còn lại là J-Vega.
  • Mỗi đội gồm 16 cầu thủ, 1 huấn luyện viên và 2 trợ lý. 11 cầu thủ (1 TM, 3 HV, 3 TV và 3 TĐ cùng với cầu thủ được bình chọn nhiều thứ 4) sẽ được chọn bởi các CĐV. Không thể có hơn 4 cầu thủ của một câu lạc bộ. 5 cầu thủ còn lại được chọn theo đề nghị của J. League để chắc chắn rằng mỗi câu lạc bộ có ít nhất một cầu thủ. Các cổ động viên cũng lựa chọn 1 huấn luyện viên và 2 trợ lý. Huấn luyện viên có số phiếu bầu cao nhất sẽ là HLV trưởng hai người xếp thứ 2 và 3 là trợ lý.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

NgàyĐịa điểmTỉ sốCầu thủ xuất sắc nhấtGhi chú
17 tháng 7 năm 1993Sân vận động Kỷ niệm Universiade KobeJ-EAST 2
J-WEST 1
Nhật Bản Kazuyoshi Miura (V. Kawasaki)
23 tháng 7 năm 1994Hiroshima Big ArchJ-EAST 1
J-WEST 2
Nhật Bản Akihiro Nagashima (Shimizu)
22 tháng 7 năm 1995Sân vận động Olympic Quốc giaJ-Vega 4
J-Altair 0
Nhật Bản Shoji Jo (Ichihara)
6 tháng 7 năm 1996Sân vận động NagaiJ-Vega 2 (PK 4)
J-Altair 2 (PK 3)
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Dragan Stojković (Nagoya)
27 tháng 7 năm 1997Sân vận động Kỷ niệm Universiade KobeJ-EAST 1
J-WEST 4
Cameroon Patrick Mboma (G. Osaka)
16 tháng 8 năm 1998Sân vận động Quốc tế YokohamaJ-EAST 1
J-WEST 3
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Dragan Stojković (Nagoya)
31 tháng 7 năm 1999Sân vận động NagaiJ-EAST 2
J-WEST 3
Nhật Bản Hiroaki Morishima (C. Osaka)
26 tháng 8 năm 2000Sân vận động MiyagiJ-EAST 2
J-WEST 5
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Dragan Stojković (Nagoya)
4 tháng 8 năm 2001Sân vận động ToyotaJ-EAST 4
J-WEST 3
Nhật Bản Atsushi Yanagisawa (Kashima)
24 tháng 8 năm 2002Sân vận động SaitamaJ-EAST 2
J-WEST 1
Brasil Emerson (Urawa)
9 tháng 8 năm 2003Sapporo DomeJ-EAST 3
J-WEST 1
Cameroon Patrick Mboma (Tokyo V.)
3 tháng 7 năm 2004Sân vận động NiigataJ-EAST 3
J-WEST 3
Nhật Bản Naohiro Ishikawa (F.C. Tokyo)
9 tháng 10 năm 2005Sân vận động ŌitaJ-EAST 2
J-WEST 3
Brasil Magno Alves (Oita)
15 tháng 7 năm 2006Sân vận động bóng đá KashimaJ-EAST 4
J-WEST 1
Nhật Bản Yuji Nakazawa (Yokohama FM)
4 tháng 8 năm 2007Sân vận động EcopaJ-EAST 2
J-WEST 3
Nhật Bản Yoshito Okubo (C. Osaka)
2 tháng 8 năm 2008Sân vận động Quốc gia TokyoJ. League 1
K-League 3
Hàn Quốc Choi Sung-Kuk (Seongnam Ilhwa Chunma)*J-League All Stars v. K-League All Stars
8 tháng 8 năm 2009Hàn Quốc Sân vận động Incheon MunhakK-League 1
J. League 4
Hàn Quốc Lee Jung-Soo (Kyoto Sanga F.C.)K-League All Stars v. *J-League All Stars
Không diễn ra 2010 tới 2012.
13 tháng 8 năm 2013Sân vận động Quốc gia TokyoJ. League v.s Asian All Stars

JOMO Cup Trận đấu trong mơ J. League[sửa | sửa mã nguồn]

J. League All-Star Soccer là một trận đấu khác với JOMO Cup Trận đấu trong mơ J. League. Trận đấu này được tổ chức từ năm 1995 tới 2001 và bao gồm các cầu thủ Nhật Bản tại J. League (trừ trận đấu năm 1997 và 2000, Đội tuyển Quốc gia Nhật Bản) cùng với các cầu thủ nước ngoài.

Kết quả

NgàyTỉ sốĐịa điểm thi đấuGhi chú
10 tháng 10 năm 1995Nhật Bản 3
Phần còn lại Thế giới 1
Sân vận động Olympic Quốc gia-
10 tháng 10 năm 1996Nhật Bản 1
Phần còn lại Thế giới 2
Sân vận động Olympic Quốc gia-
28 tháng 8 năm 1997ĐTQG Nhật Bản 0
Phần còn lại Thế giới 0
Sân vận động Urawa KomabaTrận đấu được thi đấu nhằm chuẩn bị cho ĐTQG Nhật Bản trước vòng loại cuối cùng
FIFA World Cup 1998.
10 tháng 10 năm 1998Nhật Bản 3
Phần còn lại Thế giới 1
Sân vận động Olympic Quốc giaCầu thủ khách mời của đội Phần còn lại Thế giới: Paraguay José Luis Chilavert
11 tháng 10 năm 1999Nhật Bản 1
Phần còn lại Thế giới 3
Sân vận động Olympic Quốc giaCầu thủ khách mời của đội Phần còn lại Thế giới:Brasil Leonardo AraújoÝ Roberto
Baggio
4 tháng 10 năm 2000ĐTQG Nhật Bản 2
Phần còn lại Thế giới 0
Sân vận động Olympic Quốc giaTrận đấu được thi đấu nhằm chuẩn bị cho ĐTQG Nhật Bản chuẩn bị tham dự AFC Asian
Cup
.
Cầu thủ khách mời của đội Phần còn lại Thế giới: Roberto Baggio
2 tháng 9 năm 2001Nhật Bản 2
Phần còn lại Thế giới 4
Sân vận động Olympic Quốc giaCầu thủ khách mời của đội Phần còn lại Thế giới: Cameroon Patrick Mboma

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/J.League_All-Star