Wiki - KEONHACAI COPA

Giải vô địch cờ vua thế giới 1948

Con tem Liên Xô phát hành nhân dịp Giải vô địch cờ vua thế giới 1948, với hình ảnh của Tòa nhà Liên bang là nơi tổ chức giải đấu.

Giải vô địch cờ vua thế giới 1948 là một giải đấu vòng tròn năm lượt, để xác định ra nhà vô địch cờ vua thế giới mới, sau khi vua cờ Alexander Alekhine qua đời năm 1946. Giải đấu đánh dấu lần đầu tiên do Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) tổ chức, dù FIDE được thành lập từ năm 1924. Mikhail Botvinnik vô địch giải đấu năm người, bắt đầu kỷ nguyên thống trị của cờ vua Liên Xô trên đấu trường quốc tế trong vòng hơn hai mươi năm liên tục.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, một vua cờ mới giành được danh hiệu bằng việc đánh bại đương kim vua cờ trong trận đấu tranh ngôi. Cái chết của Alekhine khiến làng cờ rơi vào tình trạng không có vua cờ, do vậy việc tiến hành tranh ngôi theo thể thức thông thường không thực hiện được. Tình hình khá hỗn loạn, với nhiều kỳ thủ và bình luận viên có tên tuổi đề ra nhiều giải pháp khác nhau. FIDE nhận thấy rất khó để tổ chức các cuộc thảo luận sớm về cách giải quyết tình hình này, vì các vấn đề liên quan đến kinh phí và di chuyển quá sớm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, đã ngăn cản nhiều quốc gia cử đại diện tham dự, mà đáng chú ý nhất là Liên Xô. Sự thiếu hụt thông tin cụ thể khiến các tạp chí đăng tin đồn và suy đoán, điều này chỉ làm cho tình hình càng thêm rối ren.[1]

Giải pháp trong thực tế giống với đề xuất ban đầu của FIDE và đề xuất do Liên Xô đưa ra. Giải cờ vua AVRO 1938, giải đấu được đánh giá là một trong những giải đấu mạnh nhất trong lịch sử, được sử dụng làm nền tảng cho Giải vô địch thế giới 1948. Giải AVRO có tám kỳ thủ, được coi là những kỳ thủ hàng đầu thế giới tại thời điểm đó. Sau mười năm thì đương kim vua cờ Alekhine và cựu vua cờ José Raúl Capablanca đã qua đời. Do đó FIDE quyết định sáu kỳ thủ còn lại của giải AVRO sẽ thi đấu vòng tròn bốn lượt để chọn ra nhà vô địch thế giới. Họ là cựu vua cờ Max Euwe (Hà Lan); Mikhail Botvinnik, Paul KeresSalo Flohr (Liên Xô); Reuben FineSamuel Reshevsky (Mỹ).

Đề xuất này có một chút thay đổi, khi Liên Xô được phép thay thế Flohr bằng Vasily Smyslov, một kỳ thủ trẻ hơn đã nổi lên trong những năm thế chiến và rõ ràng mạnh hơn. Reuben Fine quyết định không thi đấu vì lý do không rõ ràng. Có một đề xuất cho Miguel Najdorf thay thế,[2] tuy nhiên đến cuối cùng giải đấu chỉ tiến hành với năm kỳ thủ, do vậy tăng lên thành vòng tròn năm lượt.[1]

Giải vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Trước giải đấu, Botvinnik được xem như ứng viên vô địch vì chiến thắng ở Groningen 1946 và những kết quả trước chiến tranh. Keres và Reshevsky là những kỳ thủ quen mặt tại các giải đấu quốc tế. Mặc dù là cựu vua cờ, Euwe có phong độ khá tệ kể từ giải Groningen. Smyslov không được phương Tây biết đến nhiều, vì ông chỉ xuất hiện ở hai giải đấu quốc tế trước đó: hạng ba tại Groningen và đồng hạng nhì tại Warszawa 1947.[3]

Đoàn Liên Xô mang đến một lực lượng hùng hậu gồm khoảng 21 người: ba kỳ thủ Botvinnik, Keres và Smyslov; các trợ tá của họ lần lượt là Viacheslav Ragozin, Alexander TolushVladimir Alatortsev; các phóng viên (cũng là những kỳ thủ hàng đầu) Igor Bondarevsky, Salo FlohrAndor Lilienthal; thành viên ủy ban trọng tài Alexander Kotov; cùng trưởng đoàn, bác sĩ, người thân kỳ thủ...[4] Do thi đấu ở châu Âu nên đoàn Mỹ chỉ có duy nhất Reshevsky. Đến phút cuối Lodewijk Prins được nhận làm trợ tá của Reshevsky. Theo van Scheltinga làm trợ tá cho Euwe.[3]

Một phần giải đấu diễn ra ở Den Haag (từ 2 đến 25 tháng 3) và phần còn lại diễn ra ở Moskva (từ 11 tháng 4 đến 17 tháng 5).

Botvinnik trở thành vua cờ thứ sáu sau khi vô địch thuyết phục với số điểm 14/20. Ông có điểm dương (tức thắng nhiều hơn thua) trước tất cả các đối thủ. Smyslov về nhì với 11 điểm, xếp trên Keres và Reshevsky 10½ điểm. Cựu vua cờ Euwe có phong độ thấp, xếp cuối chỉ với 4 điểm.[5]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm số tích lũy sau từng lượt (5 vòng)
Kỳ thủV 5V 10V 15V 20V 25
 Mikhail Botvinnik (Liên Xô)691214
 Vasily Smyslov (Liên Xô)2411
 Paul Keres (Liên Xô)2410½
 Samuel Reshevsky (Mỹ)610½
 Max Euwe (Hà Lan)034
Giải vô địch cờ vua thế giới 1948
Kỳ thủBotvinnikSmyslovKeresReshevskyEuweĐiểm
 Mikhail Botvinnik (Liên Xô)½ ½ 1 ½ ½1 1 1 1 01 ½ 0 1 11 ½ 1 ½ ½14
 Vasily Smyslov (Liên Xô)½ ½ 0 ½ ½0 0 ½ 1 ½½ ½ 1 ½ ½1 1 0 1 111
 Paul Keres (Liên Xô)0 0 0 0 11 1 ½ 0 ½0 ½ 1 0 ½1 ½ 1 1 110½
 Samuel Reshevsky (Mỹ)0 ½ 1 0 0½ ½ 0 ½ ½1 ½ 0 1 ½1 ½ ½ 1 110½
 Max Euwe (Hà Lan)0 ½ 0 ½ ½0 0 1 0 00 ½ 0 0 00 ½ ½ 0 04

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Vì Keres thua cả bốn ván đầu tiên trước Botvinnik, chỉ thắng ván thứ năm khi kết quả giải đấu đã ngã ngũ, do vậy đã dấy lên nghi ngờ rằng Keres bị buộc phải thua để tạo điều kiện cho Botvinnik trở thành nhà vô địch.

Sử gia cờ vua Taylor Kingston đã điều tra tất cả các bằng chứng và lập luận sẵn có, và kết luận rằng: Các quan chức cờ vua Liên Xô đã đưa ra những gợi ý rõ ràng cho Keres rằng ông không nên cản trở nỗ lực giành chức vô địch thế giới của Botvinnik. Botvinnik chỉ phát hiện ra điều này khoảng nửa chặng đường của giải đấu và phản đối kịch liệt đến mức khiến các quan chức Liên Xô tức giận. Keres có lẽ không cố tình để thua Botvinnik hoặc bất kỳ ai khác trong giải đấu.[6][7] Kingston đã ra mắt một bài báo tiếp theo,[8] sau khi công bố thêm bằng chứng, mà ông tóm tắt trong bài báo thứ ba của mình. Trong một cuộc phỏng vấn hai phần sau đó với Kingston, đại kiện tướng và cũng là quan chức Liên Xô Yuri Averbakh cho rằng: Stalin không ra lệnh rằng Keres phải thua Botvinnik; Smyslov có lẽ là ứng viên được các quan chức ưa thích nhất; Keres bị căng thẳng tâm lý nghiêm trọng do hậu quả của những cuộc xâm lược vào Estonia, quê hương của ông, và sau đó ông bị các quan chức Liên Xô đối xử tệ cho đến cuối năm 1946; và Keres kém cứng rắn về mặt tinh thần hơn các đối thủ của ông.[9][10]

Keres từng chia sẻ với Bent Larsen rằng những lời đồn đại là sai sự thực, ông thua Botvinnik một cách sòng phẳng và công bằng (J.Aagaard).[cần chú thích đầy đủ]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Winter, E. (2003–2004). “Interregnum”. Chess History Center.
  2. ^ From Morphy to Fischer, Israel Horowitz, Batsford, 1973
  3. ^ a b Horowitz 1973, tr. 121
  4. ^ Pandolfini 1988, tr. 368, 376Horowitz 1973, tr. 121
  5. ^ 1948 FIDE Title Tournament, Mark Weeks' Chess Pages
  6. ^ Kingston, T. (1998). “The Keres–Botvinnik Case: A Survey of the Evidence – Part I” (PDF). The Chess Cafe. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010.
  7. ^ Kingston, T. (1998). “The Keres–Botvinnik Case: A Survey of the Evidence – Part II” (PDF). The Chess Cafe. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ Kingston, T. (2001). “The Keres–Botvinnik Case Revisited: A Further Survey of the Evidence” (PDF). The Chess Cafe. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2008.
  9. ^ Kingston, T. (2002). “Yuri Averbakh: An Interview with History – Part 1” (PDF). The Chess Cafe. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2008.
  10. ^ Kingston, T. (2002). “Yuri Averbakh: An Interview with History – Part 2” (PDF). The Chess Cafe. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2008.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_c%E1%BB%9D_vua_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_1948