Wiki - KEONHACAI COPA

Giải Oscar lần thứ 93

Giải Oscar lần thứ 93
Ngày25 tháng 4 năm 2021[1]
Địa điểmDolby Theatre
Hollywood, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC

Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) nhằm tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất năm 2020 và đầu năm 2021, diễn ra tại cả Nhà hát DolbyHollywoodNhà ga Liên hiệp ở Los Angeles, California vào ngày 25 tháng 4 năm 2021.

Tại lễ trao giải, Nomadland giành ba hạng mục, kể cả Phim hay nhất. Một số phim giành giải khác gồm có The Father, Judas and the Black Messiah, Điệu blues của Ma Rainey, Mank, Cuộc sống nhiệm màu, và Sound of Metal với hai giải mỗi phim. Đây là lần đầu tiên kể từ Giải Oscar lần thứ 78 năm 2006 mà không phim nào giành nhiều hơn ba hạng mục.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hàn lâm tuyên bố vào tháng 6 năm 2020 sẽ hoãn lễ trao giải từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 25 tháng 2 năm 2021, do đó gia hạn thời gian cho phim ra mắt đến ngày 28 tháng 2 năm 2021. Tiểu chuẩn phim hội đủ điều kiện đã được sửa đổi để cho phép phim dự định phát hành ra rạp nhưng rốt cuộc phải phát hành trực tiếp trên các dịch vụ streaming trực tuyến. Nó cũng đánh dấu lần thứ tư Giải Oscar bị hoãn lại và lần đầu tiên kể từ Giải Oscar lần thứ 6, trong đó các bộ phim được phát hành trong hai năm khác nhau sẽ đủ điều kiện để tranh giải trong cùng một buổi lễ.[2]

Đoạt giải và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Các đề cử cho Giải Oscar lần thứ 93 được Priyanka Chopra JonasNick Jonas công bố vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 trong một buổi lễ trực tuyến được phát chiếu toàn cầu trên trang web chính thức.[3]

Các phim hay nhân vật đoạt giải sẽ được tô đậm và được đánh dấu bằng dấu hiệu .[4]

Giải Ban Thống đốc[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hàn lâm đã hủy bỏ Giải Ban Thống đốc thường niên do đại dịch COVID-19 và dự tính đưa những người thắng cuộc trong lễ trao giải chính.[5] Đây là năm đầu tiên Giải Ban Thống đốc không có ai chính thức thắng Giải Oscar danh dự.

Giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tyler Perry – vì các hoạt động nhân đạo và từ thiện trong những năm gần đây, kể cả các nỗ lực đối phó nạn vô gia cư và những khó khăn kinh tế trong cộng đồng của mình.
  • Quỹ Điện ảnh & Truyền hình – được tôn vinh vì những dịch vụ cứu tế cảm xúc và tài chính cho cộng đồng giải trí.

Phim nhiều đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Những phim nhận nhiều đề cử
Số đề cửPhim
10Mank
6The Father
Judas and the Black Messiah
Khát vọng đổi đời
Nomadland
Sound of Metal
Phiên tòa Chicago 7
5Điệu blues của Ma Rainey
Cô gái trẻ hứa hẹn
4Chuyến đi định mệnh
3One Night in Miami...
Cuộc sống nhiệm màu
2Another Round
Borat Subsequent Moviefilm
Collective
Emma.
Khúc bi ca từ nguồn cội
Hoa Mộc Lan
Cậu bé người gỗ Pinocchio
Tenet

Người trao giải và biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Người trao giải[sửa | sửa mã nguồn]

TênVai trò
Regina KingTrao giải Kịch bản gốc xuất sắc nhấtKịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Laura DernTrao giải Phim quốc tế hay nhất and Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Don CheadleTrao giải Hóa trang và làm tóc xuất sắc nhất and Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất
Bryan CranstonTrao giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt cho Quỹ Điện ảnh & Truyền hình
Bong Joon-hoSharon ChoiTrao giải Đạo diễn xuất sắc nhất
Riz AhmedTrao giải Biên tập âm thanh xuất sắc nhấtPhim ngắn người đóng hay nhất
Reese WitherspoonTrao giải Phim hoạt hình ngắn hay nhấtPhim hoạt hình hay nhất
Marlee MatlinJack JasonTrao giải Phim tài liệu ngắn hay nhấtPhim tài liệu hay nhất
Steven YeunTrao giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất
Brad PittTrao giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Halle BerryTrao giải Thiết kế sản xuất xuất sắc nhấtQuay phim xuất sắc nhất
Harrison FordTrao giải Dựng phim xuất sắc nhất
Viola DavisTrao giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt cho Tyler Perry
Angela BassettTrao giải Phim hay nhất
Rita MorenoGiới thiệu đoạn tưởng niệm những nhân vật đã khuất
Joaquin PhoenixTrao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Renée ZellwegerTrao giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
ZendayaTrao giải Nhạc phim hay nhấtCa khúc trong phim hay nhất

Biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Các màn biểu diễn của các đề cử cho Ca khúc hay nhất được diễn ra trong buổi trình diễn trước lễ, Oscars: Into the Spotlight. Bốn cuộc biểu diễn được quay trên sân thượng của Viện bảo tàng Phim ảnh của Viện Hàn lâm, còn bài "Husavik" được biểu diễn tại địa điểm của bài hát là Húsavík, Iceland.[6]

TênVai tròBiểu diễn
QuestloveĐạo diễn âm nhạc
Molly SandénDiễn xuất"Husavik" từ Cuộc thi ca khúc truyền hình Eurovision: Câu chuyện về Fire Saga
Laura PausiniDiễn xuất"Io sì (Seen)" từ Cuộc đời phía trước
CelesteDiễn xuất"Hear My Voice" từ Phiên tòa Chicago 7
Leslie Odom Jr.Diễn xuất"Speak Now" từ One Night in Miami...
H.E.R.Diễn xuất"Fight for You" từ Judas and the Black Messiah

Phim giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 4, các hãng phim 20th Century Studios, Searchlight PicturesWarner Bros. Pictures cho biết sẽ công bố các đoạn giới thiệu phim sắp công chiếu trong lễ trao giải, với một nhân vật từ phim đó giới thiệu đoạn phim. Trong một cuộc phỏng vấn với Adweek, Jerry Daniello (Phó chủ tịch Disney Ad Sales) giải thích rằng hành động này sẽ "củng cố chủ đề năm nay rằng Oscar sẽ có cảm giác như là một bộ phim thay vì một lễ trao giải."[7][8]

TênVai trò
Ariana DeBoseGiới thiệu phim Câu chuyện phía Tây[7]
Lin-Manuel MirandaGiới thiệu phim In the Heights: Giấc mơ New York[7]
QuestloveGiới thiệu phim Summer of Soul (...Or, When the Revolution Could Not Be Televised)[7]

Thông tin buổi lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Sảnh vé ban đầu của Ga Liên Hiệp Los Angeles, nơi buổi lễ sẽ được tổ chức.

Tại buổi họp của ban thống đốc vào ngày 28 tháng 4 năm 2020, Viện Hàn lâm đã biểu quyết gộp lại hai đề mục Biên tập âm thanh xuất sắc nhấtHòa âm hay nhất thành một giải là Âm thanh hay nhất (giảm tổng số đề mục xuống còn 23). Ban âm thanh đã đưa ra lo ngại rằng hai hạng mục có quá nhiều phạm vi tương đồng.[9] Điều lệ cho hạng mục Nhạc phim hay nhất nay đòi hỏi nhạc phim phải có ít nhất 60% sáng tác gốc, và các phim trong loạt phim hay phim đoạn tiếp phải có ít nhất 80% nội dung nhạc mới.[9] Lần đầu tiên, quyền bỏ phiếu hạng mục Phim quốc tế xuất sắc nhất được mở rộng cho mọi thành viên trong Viện Hàn lâm.[9]

Theo sáng kiến bảo vệ môi trường của Viện, sau Giải Oscar lần thứ 93 sẽ không còn phân phối những phiên bản vật chất của phim nữa. Kể từ sau đó, những phiên bản để xem thử sẽ chỉ được phân phối qua những "Phòng Xem phim Viện Hàn Lâm" mà chỉ các thành viên mới vào được.[9]

Ngày 8 tháng 12 năm 2020, Stacey Sher, và Steven Soderbergh được công bố làm nhà sản xuất cho buổi lễ.[10] Glenn Weiss được chọn làm đạo diễn.[11] Vì các lo ngại liên quan đến đại dịch COVID-19, lễ trao giải chính được tổ chức tại Nhà ga Liên hiệp ở Los Angeles thay vì địa điểm thường lệ là Dolby Theatre.[12][13] Các cuộc biểu diễn cho các đề cử Ca khúc trong phim hay nhất sẽ được chiếu tại chương trình trước lễ thay vì trong buổi lễ, và hầu hết được biểu diễn trên sân thượng của Viện bảo tàng Phim ảnh của Viện hàn lâm.[6]

Đây là buổi lễ thứ ba liên tục mà không có người nào làm chủ chương trình duy nhất.[14] Để củng cố mục đích sản xuất lễ như một bộ phim, ngày 12 tháng 4 Viện Hàn lâm đã công bố danh sách "dàn diễn viên" 15 người sẽ tham gia buổi lễ, kể cả Angela Bassett, Halle Berry, Bong Joon Ho, Don Cheadle, Bryan Cranston, Laura Dern, Harrison Ford, Regina King, Marlee Matlin, Rita Moreno, Joaquin Phoenix, Brad Pitt, Reese Witherspoon, Renée Zellweger, và Zendaya. Trong danh sách này có hết 4 diễn viên chiến thắng các hạng mục diễn xuất trong lễ trao giải lần thứ 92, tiếp tục truyền thống các hạng mục diễn xuất được người chiến thắng năm trước trao giải.[15][16]

Chỉ đạo âm nhạc buổi lễ là Questlove; ông đóng vai trò này cùng vai trò DJ của lễ trao giải. Âm nhạc của lễ được hòa âm từ những tác phẩm do ban nhạc của ông là The Roots sáng tác, mà không có sự hiện diện của dàn nhạc giao hưởng.[17]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Malkin, Marc (ngày 15 tháng 6 năm 2020). “Oscars 2021 Pushed Back by Two Months”. Variety (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “Oscars Pushed Back to April 25, Eligibility Window Extended”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “The full list of 2021 Oscar nominations”. Guardian. ngày 15 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “The 93rd Academy Awards - 2021”. Oscars.org | Academy of Motion Picture Arts and Sciences (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “In Break with Tradition, the Academy Will Present Two Honorary Awards at the Oscars 2021 Ceremony”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ a b Willman, Chris (ngày 16 tháng 4 năm 2021). “Oscars Reveal Original Song Performers and Aftershow Plans”. Variety (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b c d Welk, Brian (ngày 22 tháng 4 năm 2021). 'West Side Story,' 'In the Heights,' 'Summer of Soul' Trailers to Debut During Oscars”. The Wrap. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ D'Alessandro, Anthony (ngày 22 tháng 4 năm 2021). “Disney To Celebrate Moviegoing During Oscars With Talent & Exclusive Trailers From 'West Side Story', 'Summer Of Soul' & More”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b c d Hammond, Pete (ngày 28 tháng 4 năm 2020). “Oscars Keeping Show Date But Make Big News As Academy Lightens Eligibility Rules, Combines Sound Categories, Ends DVD Screeners and More”. Deadline Hollywood (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Kay, Jeremy (ngày 8 tháng 12 năm 2020). “Jesse Collins, Stacey Sher, Steven Soderbergh to produce 2021 Oscars”. Screen International (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ Davis, Clayton (ngày 19 tháng 3 năm 2021). “Oscars: Glenn Weiss Will Return to Direct Ceremony”. Variety. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Hammond, Peter (ngày 15 tháng 3 năm 2021). “Academy Confirms Venues And Scaled-Down In-Person Oscars And Events; Governors Ball, Nominees Luncheon, More KO'd”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Hammond, Pete; Hammond, Pete (ngày 18 tháng 3 năm 2021). “Oscar Show Takes Shape With Letter To Nominees: No Zooms, No Casual Dress, Covid Protocols In Force & "Stories Matter". Deadline (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Chitwood, Adam (ngày 23 tháng 3 năm 2021). “The Oscars Will Not Have a Host for the Third Time in a Row”. Collider. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ Hammond, Pete (ngày 12 tháng 4 năm 2021). “Oscars: Academy Sets Ensemble Cast Of 15 Stars To Serve As Presenters”. Deadline (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Oscars: Presenters Will Include All Four of Last Year's Acting Winners”. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Jem Aswad (ngày 21 tháng 4 năm 2021). “How Questlove and Oscars Producer Jesse Collins Are Changing Music at the 2021 Academy Awards”. Variety.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_Oscar_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_93