Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Vẫn thạch Phụ Khang

Tên này vẫn thường dịch là mảnh thiên thạch, mặc dù chỉ có 1 từ điển nói là vẫn thạch?  A l p h a m a  Talk 16:52, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trước hết thì ta đã có bài vẫn thạch rồi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:53, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận tên bài[sửa mã nguồn]

Ở đây, đề nghị các bạn thảo luận về tên bài, đồng ý tên bài, không đồng ý tên nào, đề nghị dẫn lập luận theo tinh thần và quy định của Wikipedia. Mọi thảo luận ngoài rìa sẽ bị loại bỏ hay các thành viên cố ý phá rối sẽ bị cấm ngay nếu cần thiết. Thời hạn biểu quyết tối đa 1 tháng hoặc kết thúc sớm nếu các bên tìm được đồng thuận.  A l p h a m a  Talk 07:45, ngày 4 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Vẫn thạch Phú Khang[sửa mã nguồn]

Vẫn thạch Fukang[sửa mã nguồn]

Tên khác[sửa mã nguồn]

Mở khóa đổi tên bài[sửa mã nguồn]

Đã đạt được đồng thuận đặt tên bài này là Vẫn thạch Phụ Khang. Đề nghị 1 BQV nào đó mở khóa đổi tên bài thành Vẫn thạch Phụ Khang. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 12:32, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bằng chứng? Thảo luận ở đâu mình không quan tâm, ở đúng không gian ngay đây là quan trọng nhất.  A l p h a m a  Talk 14:12, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bằng chứng ở phía dưới nhé. Trân trọng. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 00:26, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Chưa được các thành viên đồng ý mà họ chỉ thảo luận loanh quanh, bạn không thể tự ý cho đó là bằng chứng đồng thuận.  A l p h a m a  Talk 02:13, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Dù sao đi nữa thì tôi cũng thắng rồi vì “lẽ phải” đã đứng về phía tôi. Trong cuộc đời này, tôi chưa thấy ai không biết tới chữ “hèn” và “nhục” là gì như bạn. Người tạo bài bị cấm và không được sửa bài là luật gì, “luật rừng” hả bạn? Chính bạn mới đang người loanh quanh luẩn quẩn trốn tránh “sự thật” vì không muốn thấy tôi là người chiến thắng mà thôi. Sự thật đã quá rõ ràng rồi nên tôi nghĩ là tên bài có được đổi không, đối với tôi mà nói không còn quan trọng nữa. Dù sao đi nữa thì vụ này cũng là một điều tốt hay một bài học tốt đối với tôi, vì nó đã giúp tôi nhìn ra bộ mặt thật sau chiếc mặt nạ đã rơi của những kẻ đã lần lượt cùng nhau “tham chiến” chống lại tôi chỉ vì cái tên bài này. Trân Trọng. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 02:22, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đã thực hiện Cấm vì thái độ văn minh thời hạn 24h + Chơi trò lẩn quẩn với hệ thống: thời hạn 24 giờ; Tổng mức thời hạn cấm: 48 giờ. Các BQV khác thấy chưa hợp lý có thể cấu hình lại án cấm này. Những vụ việc bất chấp thảo luận đồng thuận từ các thành viên khác sau này xét nghĩ nên cấm sớm để tránh mất thời gian của cộng đồng. Xin cám ơn!-- ✠ Tân-Vương  02:37, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận bên trang tin nhắc BQV chuyển về đây[sửa mã nguồn]

Thực sự là tôi ức chế vô cùng luôn. Thusinhviet hãy thảo luận trc khi đổi tên đc không? 16:38, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)

@Thusinhviet: Bạn ức chế với Hugopako về vụ đổi tên, nhưng chính bạn, 1 BQV lại phạm đúng 1 sai lầm 1 BQV khác?  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn không biết gì thì đừng vội phán. Tôi đang thảo luận với thành viên này đây [1]. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:55, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mà tôi thấy trường hợp này chẳng có gì mà tranh cãi cả. Bài vẫn thạch đã tồn tại ở đó hơn cả chục năm mà chẳng ai có thắc mắc gì về tên này. Fukang cũng là một tên riêng gốc Hán. Vẫn thạch này rơi xuống TQ thì người ta đặt tên Tàu cho nó thôi. Bạn Alphama thật bất lịch sự. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:58, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bài này tôi đặt tên theo báo chí VN cho dễ tìm kiếm và cũng giống như bài Bãi biển Nước Nóng nó thuộc vào phạm vi công cộng. Đề nghị Thusinhviet không hiểu thì đừng có sửa lại. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 17:03, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tên bài không sai, bám sát theo nguồn và là lựa chọn của người tạo bài. Tôi cho rằng việc ngang nhiên đổi tên, không hề thông báo đến người tạo bài, chứ đừng nói đến thảo luận, là hành vi thiếu tôn trọng. Hơn nữa, chủ thể ở đây là 1 thiên thạch, thì tính phổ biến không giới hạn trong phạm vi Trung Quốc, sử dụng cái tên quốc tế là hợp lý. --Diepphi (thảo luận) 17:11, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tên bài không sai, thưa bạn Người theo đuổi ánh sáng và bạn Diepphi, nhưng Wikipedia là một bách khoa thư và tên của các bài của nó cần phải được đặt một cách khoa học và có hệ thống. Liên hoan phim Venezia cũng đã từng được đề nghị đổi thành "Liên hoan phim Venice" theo cách gọi phổ biến nhưng vẫn không thể vì thành phố này trên Wikipedia được gọi là "Venezia". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:22, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tên bài không sai thì bạn sửa lại và khóa bài làm gì chứ? Tóm lại bạn hãy dựa công cụ tìm kiếm Google để xem độ phổ biến tên gọi, bạn đã biến đổi tên bài theo ý thích của mình mà thôi. Chẳng có quy định nào bắt chúng ta phải dịch Fukang theo kiểu phiên âm thành Phúc Khang thuần Việt cả. Đến báo chí họ cũng gọi là Thiên thạch Fukang đấy thôi. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 17:30, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài Liên hoan phim Venezia cũng không thể đem so sánh với bài này được, vì cũng chỉ có bạn và Hugopako gì đó thảo luận với nhau mà thôi. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 17:37, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quan trọng là viết bài, tên bài là thứ yếu. Thusinhviet chăm đổi tên bài làm gì? Hầu hết các bài wikipedia đều có vài ba tên đồng nghĩa, từ từ thêm sau cũng được. Các bạn dùng Google search với tên bài trong ngoặc kép để biết tên nào phổ biến nhất. Tuanminh01 (thảo luận) 18:02, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Dùng Google trong trường hợp này không công bằng. Theo tôi biết thì báo chí ở Việt Nam chủ yếu dịch bài từ tiếng Anh, rất ít phóng viên hiểu tiếng Trung, nên cái tên Fukang tự nhiên sẽ áp đảo. Tôi cho rằng Người theo đuổi ánh sáng và Thusinhviet nên đồng thuận ở đây là tốt nhất. Bạn Thusinhviet nên chỉ ra tính hệ thống của cái tên Phúc Khang để thuyết phục Người theo đuổi ánh sáng. (Ngoài cái thông lệ được Én bạc nêu ra ở dưới nhé, vì hai bạn bất đồng ngay ở đấy, cá nhân tôi thì đồng ý với thông lệ ấy, dù còn chút mù mờ, như trường hợp bão Haiyan.)--Diepphi (thảo luận) 23:39, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo thông lệ, các tên riêng gốc Hán trên wikipedia tiếng Việt được phiên âm. Vì vậy trong trường hợp này tôi đồng ý với Thusinhviet về tên bài là Phúc Khang chứ không phải Fukang (không phải Phụ Khang vì tên thành phố đó khác tên thiên thạch này, nếu xét theo mặt chữ Hán). Én bạc (thảo luận) 19:05, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với tên bài Vẫn thạch Phúc Khang, nhưng một lần nữa không đồng ý với cách tiến hành đổi tên không qua thảo luận của Thusinhviet dẫn đến tranh chấp lớn. Bài này ngay từ đầu chỉ có một thành viên duy nhất đóng góp thì trong nhiều trường hợp chúng ta tôn trọng tên của người khởi tạo khi cả hai tên đều không sai và không có bằng chứng rõ ràng là tên mới thì thích hợp hơn nhiều so với tên cũ. Việc này chỉ cần được tiến hành êm đẹp bằng cách để lại lời nhắn trong trang thảo luận bài đợi trong 1 tuần hoặc 3 ngày, nếu bài chỉ có một người viết duy nhất thì tag người viết duy nhất đó vào, rồi nếu xảy ra mâu thuẫn thì ta mời các thành viên khác vào góp ý kiến (ví dụ như ở đây, có Diepphi, Én bạc và tôi đồng ý với "Vẫn thạch Phúc Khang" thì xem như đạt đồng thuận yếu đủ để đổi tên bài rồi). Sau đó nếu có ý kiến khác thì ta tiếp tục tìm đồng thuận, nếu kết quả thảo luận mới là "Thiên thạch Fukang" được ủng hộ hơn thì tên bài trả về như cũ. Đó là một quy trình làm việc cơ bản và rất ít xảy ra mâu thuẫn lớn. Đã nhiều lần tôi cảnh báo về việc này nhưng Thusinhviet xem lời của tôi có vẻ rất "chối tai" bạn.
P/s: một điều nữa là khi Người theo đuổi ánh sáng, người viết duy nhất của bài, không đồng ý với tên mới của bạn, bạn bất chấp lùi lại và khóa cả bài trong một vụ tranh chấp ngang hàng (lý do khóa lại ghi là bị phá hoại quá mức?), tức là ý kiến đều có phần hợp lẽ và mang tính xây dựng cho Wikipedia. Bảo quản viên nên tránh dùng quyền của mình trong những vụ tranh chấp liên quan trực tiếp đến mình. Nếu bài cần được khóa do tranh chấp, nó nên được chính tay một bảo quản viên trung lập thực hiện sau khi xem xét lý lẽ của hai bên. --minhhuy (thảo luận) 02:44, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã đề cập ở trên, Wikipedia có những quy định về văn phong, những quy định này có thể khác với văn phong báo chí Việt Nam. Một sự thông dụng nào đó nhưng không thích hợp với văn phong Wikipedia cũng cần phải điều chỉnh.
Xét về tính khoa học, khái niệm về vẫn thạch (Meteorite) và thiên thạch (Meteoroid) không hoàn toàn trùng khớp và có nhiều điểm khác nhau, và không như bạn Người theo đuổi ánh sáng lập luận "vẫn thạch chỉ là một khái niệm con của thiên thạch" hay vẫn thạch là một dạng thiên thạch. Điều này không chính xác. Và tại đây, tôi xin khẳng định luôn: gọi Phúc Khang này là "thiên thạch" thay vì "vẫn thạch" chỉ là một sự suy đoán và rất có thể đó là một sự nhầm lẫn về khái niệm.
Xét về tính hệ thống, bên cạnh thông lệ đọc Hán-Việt với tên chữ Hán, chúng ta không thể dịch Meteorite ở một số nơi là "vẫn thạch" trong khi một số nơi khác lại dịch "thiên thạch". Một bách khoa thư không thể chấp nhận sự thiếu nhất quán như thế. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:36, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bạn hãy mở khóa bài viết tôi sẽ treo biển xóa nhanh theo tiêu chí C7 và tẩy trống trang 1 cách có thiện chí theo quy định của Wikipedia. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 09:47, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Kể từ khi có sự nhúng tay của tôi vào bài viết thì tôi e là bài này không đáp ứng tiêu chí xóa nhanh C7 nữa. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:16, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet:Bài này chỉ có tên bài đang tranh chấp là của bạn còn nội dung là của tôi. Nếu bạn muốn có thể lưu lại nội dung vào Nháp, sau khi xóa thì lấy tài khoản của bạn tự khởi tạo lại. Thân ái. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 10:22, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo tôi hiểu thì những thành viên tham gia biên tập vào một bài đều được xem là "tác giả" của bài đó, chứ không chỉ có thành viên viết chính bài viết đó. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:45, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn đang troll tôi đấy à, đối với các bạn thì nó là Vẫn thạch Phúc Khang, còn đối tôi với tư cách người khởi tạo và viết chính bài này thì nó mãi mãi là Thiên thạch Fukang. Tôi không thể chống lại đồng thuận của cộng đồng, cộng đồng không chịu dùng Google search như tôi gợi ý, vậy thì bạn không thể nào ép buộc tôi theo quan điểm của các bạn. Xóa đi rồi thì nó không còn liên quan gì đến tôi nữa. Tôi cũng không muốn người đọc đọc bài viết do tôi viết là Vẫn thạch Phúc Khang. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 11:03, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mọi người có thể theo dõi lịch sử của bài, và biết được rằng bạn là người viết chính, và trong những phiên bản của bạn viết, bạn vẫn luôn dùng khái niệm "Thiên thạch Fukang" mà. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:26, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: Tôi không thích như vậy đâu, tôi muốn mọi thứ nên rõ ràng. Ps: Thật sự thì tôi cũng cảm thấy hơi mệt khi phải tiếp 1 thành viên như bạn. Thân lần cuối nhé. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 11:38, ngày 26 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Lời nhắn của bảo quản viên: Rất tiếc, kể từ khi Thusinhviet tham gia sửa đổi bài, nó đã trở thành tài sản chung được phát hành theo giấy phép CC BY-SA 3.0. Bạn đã không còn là người viết duy nhất. Kể cả khi bài đã được xóa, vì nó phát hành theo giấy phép CC BY-SA 3.0, bất cứ ai cũng có thể tạo lại trang mới với nội dung y hệt kèm một ghi công đến các tác giả cũ của bài, bao gồm bạn và Thusinhviet, do điều khoản của giấy phép này không cho phép việc "hủy bỏ" nó một khi đã được công bố. Mỗi khi bạn sửa đổi Wikipedia, luôn có thông điệp Với việc nhấn vào nút "Lưu trang", bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và bạn đồng ý phát hành, một cách không thể hủy bỏ, đóng góp của mình theo giấy phép CC BY-SA 3.0 và GFDL. Bạn đồng ý rằng một siêu liên kết hoặc URL thỏa mãn điều kiện ghi công trong giấy phép CC BY-SA 3.0. bên dưới khung sửa đổi, đã chỉ định rõ điều này. --minhhuy (thảo luận) 03:46, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi và Thusinhviet đã đồng thuận xóa rồi như vậy là 2 người viết duy nhất đã đồng ý xóa. Và bạn giải thích sao về trường hợp Căn phòng (bài hát)? Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 04:01, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trích trong tiêu chí C7: "Tiêu chí này áp dụng trong trường hợp chính tác giả yêu cầu xoá (một cách có thiện chí) và với điều kiện những nội dung chính nhất của trang chỉ do một mình tác giả tạo ra."

BQV Minh Huy có hiểu thế nào là những nội dung chính nhất của trang không? Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 04:10, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Rõ ràng Mai Ngọc Xuân đã có sai sót trong khi xóa bài này, có lẽ bạn ấy quên không kiểm tra lịch sử. Bài viết đó không thể xóa bằng lý do được đưa ra.
Trường hợp của bạn có thể xem xét lại khi bạn là tác giả của nội dung chính trong bài, là một tiêu chí xóa nhanh tại Wikipedia tiếng Anh. Nhưng bởi vì Wikipedia tiếng Việt chưa từng ghi rõ về điều này trong WP:XT, tôi không chắc chắn lắm. Xin phép mời một bảo quản viên khác kiểm tra lại để đưa ra quyết định cuối. --minhhuy (thảo luận) 04:17, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi xin trân trọng nhờ các BQV khác Tuanminh01, Viethavvh, Dung005, Mxn, vào kiểm tra lại và xóa giúp. Bạn Minh Huy có vẻ là người thích đánh trống bỏ dùi. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 15:32, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bạn vẫn đặt yêu cầu ở đây tức là nơi mà các bảo quản viên thường xuyên lui tới để xem xét các vấn đề, bạn có quyền tag trực tiếp bất cứ bảo quản viên nào để yêu cầu họ giải quyết yêu cầu cho bạn, còn riêng tôi đã đưa ra ý kiến của mình. Không rõ vì đâu mà bạn bảo tôi "đánh trống bỏ dùi" trong khi tôi chẳng phải là người đặt vấn đề. --minhhuy (thảo luận) 15:39, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bạn nói Xin phép mời một bảo quản viên khác kiểm tra lại để đưa ra quyết định cuối nhưng chẳng có ai vào giải quyết cả chỉ làm mất thêm thời gian của mọi người trong khi bạn là người trực tiếp lùi sửa và tranh luận, vậy thì ai mà dám xóa nữa. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 15:45, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa hiểu Người theo đuổi ánh sángThusinhviet đồng ý xóa bài viết vì lý do gì? "Tôi viết và tôi không thích bài này tồn tại nữa" không phải là lý do chính đáng, dù có được cho là "thiện chí" hay không. Hai bạn có đọc dòng "Với việc nhấn vào nút "Lưu trang", bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và bạn đồng ý phát hành, một cách không thể hủy bỏ, đóng góp của mình theo giấy phép CC BY-SA 3.0 và GFDL. Bạn đồng ý rằng một siêu liên kết hoặc URL thỏa mãn điều kiện ghi công trong giấy phép CC BY-SA 3.0." trước khi bấm nút Đăng sửa đổi không? Tân (thảo luận) 15:51, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bạn Vinhtantran đã đọc thảo luận chưa mà lùi sửa vậy, chẳng lẽ tôi không có quyền yêu cầu xóa theo C7. Giấy phép ghi công thì sau khi xóa sẽ không còn hiệu lực ghi công nữa. Thân. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 15:58, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mỗi bảo quản viên có quan điểm khác nhau trong từng vấn đề, ở trường hợp của bạn, tôi chọn không đồng ý xóa trang đó với tư cách cá nhân, và đã để ngỏ yêu cầu với hy vọng một bảo quản viên khác sẽ có ý kiến thêm, chứ cũng chẳng hề ngăn cấm ai xóa nó (và tôi cũng không có quyền đó). Chuyện không có ai xóa bài hay xem xét yêu cầu của bạn có thể là do các bảo quản viên khác không quan tâm đến yêu cầu này, vì tất cả chỉ là tình nguyện viên. Hiện tại bạn cũng đã tẩy trống trang mà chưa có ai xóa nó thì cũng có thể là chính những người xóa trang khác cũng không chắc về yêu cầu này. Tôi thấy ở đây bạn chỉ đang quở trách người không chịu làm theo yêu cầu xóa trang của bạn mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 15:52, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng thua Người theo đuổi ánh sáng luôn. Bạn có vẻ thích xem bảo quản viên là một cấp trên ghê gớm trên Wikipedia. Chính thái độ của những người như bạn đang làm cho Wikipedia thành một trường mẫu giáo với việc các thành viên luôn suốt ngày đi "méc". Bạn lùi tới lùi lui sửa đổi của nhiều người là đang vi phạm nghiêm trọng vào quy định số lần sửa đổi. Bạn có thể tự nghĩ xem tại sao có hơn 1 thành viên phản đối việc tẩy trống trang và gắn bảng xóa bài không? Tái bút: Tôi đã lưu nội dung bài viết ra ngoài, nếu có bảo quản viên nào quyết định xóa bài, tôi sẽ tạo nó lại, thay đổi một ít câu cú và nguồn dẫn. Bạn nghĩ chỉ một mình bạn có thể viết được bài này sao? Tân (thảo luận) 16:02, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi đã nói đối với tôi nó mãi mãi là thiên thạch fukang nếu tôi sai thì tức là báo chí sai, google sai, cả thế giới sai còn nếu các bạn sai thì chỉ có các bạn sai thôi vì cộng đồng này vẫn còn hơn 600k thành viên nữa. Đừng ép người quá đáng, tôi không thích là người chống lại cả thế giới đâu. Thân. 16:06, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)

Gì mà căng thẳng vậy bạn, có cái gì đúng tuyệt đối đâu, làm gì đến mức "cả thế giới sai" :D Én bạc (thảo luận) 22:36, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ôi, Người theo đuổi ánh sáng nếu cứ giữ quan niệm về tính sở hữu cao như vậy thì sẽ còn khó chịu, bực dọc dài dài. Bạn chưa biết cảm giác bài mình viết ra sau đó bị người khác thêm nội dung lộn tùng phèo làm lệch cấu trúc ban đầu của bài rồi. Cái tên chỉ là chuyện nhỏ thôi :D. Tân (thảo luận) 00:31, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn Nguoitheoduoianhsang nên kiềm chế lại, mọi người tham gia wiki đều chấp nhận rằng bài viết của mình sẽ bị người khác chỉnh sửa mất đi tính chất ban đầu của mình, tôi cũng từng có cảm giác như vậy, nhưng đâu phải lúc nào ai trong chúng ta cũng đúng cả đâu, cứ bình tĩnh thảo luận, việc đổi tên bài có lẽ sau này nên thảo luận trước khi đổi để tránh tình trạng bút chiến như vậy, 00:36, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)Maximus Decimus Meridius (thảo luận)
Tôi xin có chút ý kiến ở đây, tôi tính không tham gia thảo luận này, vì có ít nhất 4 BQV tham gia. Nay, sự việc diễn tiến phức tạp, tôi xin đưa ra ý kiến riêng của mình: Tôi nghĩ Người theo đuổi ánh sáng đang chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Sở dĩ phát biểu như trên, tôi đưa ra quy định Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, ở ví dụ số 8: Bất hợp tác - cản trở thảo luận, hoặc liên tục quay lại tuyên bố một thành viên tốt một thời gian dài trước đó đã bị xử lý hoặc mất uy tín, nhằm ngưng cuộc thảo luận hoặc cản trợ thi hành một quyết định dựa trên quy định., nhấp vào liên kết tại đây, ta đến trang Wikipedia:Sửa đổi gây hại, ta có mục 3.1: Không biết đặt dấu chấm hết: Trong nhiều trường hợp, nhiều tranh chấp bị kéo dài sau khi cộng đồng đã đạt được sự đồng thuận. Thành viên vẫn tiếp tục sửa đổi theo hướng ngược lại sự đồng thuận, không muốn chấm dứt và không để tâm đến các đóng góp của thành viên khác. Lý lẽ dùng để tấn công của họ đều dựa trên những lập luận đã từng bị cộng đồng bác bỏ. Những hành động này gây rối cho Wikipedia. Đừng nhầm lẫn "lắng nghe" và "đồng ý với": không phải cộng đồng khi không chấp nhận ý kiến của bạn rằng họ không lắng nghe bạn. Nếu nhìn tổng thể đề mục số 3, ta lại có một câu phù hợp với hiện trạng hiện nay:Từ chối hay không để tâm đến ý kiến của cộng đồng: tiếp tục sửa đổi bài viết theo ý mình dù đã có ý kiến phản đối của các thành viên khách quan. Dựa trên những bằng chứng trên, tôi đề nghị các bảo quản viên tham gia vụ việc lần này có hình thức xử lý tài khoản trên. Xin cám ơn.-- ✠ Tân-Vương  12:10, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi thật sự rất thất vọng với cách hành xử của các Bảo quản viên. Ngoại trừ Thusinhviet tham gia tranh chấp từ đầu thì không thể xử lý, các bảo quản viên khác đều tham gia lùi sửa hoặc gắn bảng và bị thành viên Người theo đuổi ánh sáng lùi sửa liên tục. Xin đếm xem có bao nhiêu lần thành viên này vi phạm quy định 3 lần lùi sửa? Vậy mà ngoại trừ một lần cấm của Trần Nguyễn Minh Huy vì lý do tẩy trống trang, không ai "dám" thẳng tay cấm thêm. Tiếp đó, thành viên này tạo ra một bài mới Vẫn thạch Fukang, chép y đúc từ nội dung bài cũ sang, vậy mà không ai dám xóa, Tuanminh01 lại còn khóa sửa hoàn toàn cả hai bài và còn chích thêm "chờ thảo luận xong". Bạn có thấy Thành viên:Người theo đuổi ánh sáng thảo luận gì không? Đến bây giờ đã là 5 ngày giữ nguyên hiện trạng đó và vấn đề lùi tới lùi lui thậm chí còn lan lên cả trang Wikidata của bài. Thành viên này rõ ràng vi phạm nghiêm trọng quy định của Wikipedia, thảo luận vài lần đến khi đuối lý thì đâm ra ăn vạ, vậy mà không có biện pháp xử lý??? Tân (thảo luận) 05:46, ngày 4 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn vào Thảo luận:Vẫn thạch Phúc Khang bỏ phiếu và cho ý kiến để dứt điểm cái tên này.  A l p h a m a  Talk 07:53, ngày 4 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Alphama là người mở cuộc biểu quyết này, mời bạn bỏ phiếu trước. Trước hết, tôi muốn biết quan điểm của bạn. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 04:49, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cũng xin nói thẳng cho Vinhtantran biết tôi chưa bao giờ đuối lý rồi ăn vạ, chính bạn tự nhảy vào cuộc bút chiến này, tự ý lùi sửa đổi của tôi, tôi đã ghi rất rõ là phục hồi lại để tránh thành viên khác vào sửa đổi nhưng bạn đã nhảy vào sưả đổi thêm. Thảo luận chưa xong thì Trần Nguyễn Minh Huy đã cấm tôi rồi. Minhngoc25a định ép tôi vào BQXB để các bạn nắm lấy quyền tự quyết, đừng có mơ tôi làm theo nhé. Nếu trong vòng 1 tháng, không ai vào bỏ phiếu thì tôi sẽ vào bỏ phiếu vào phút cuối cùng và phục hồi lại theo sửa đổi của mình. Alphama đừng có tưởng đứng ngoài tọa sơn quan hổ đấu là được đâu nhé. Trân trọng Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 05:18, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Với phát biểu chống lại cộng đồng như trên: đừng có mơ tôi làm theo nhé và các dẫn chứng của việc chơi trò lẩn quẩn với hệ thống đã dẫn như trên. Tôi đề nghị cách xử lý cấm thành viên Người theo dõi ánh sáng 1 tuần, dựa trên mức nghiêm trọng của vụ việc. Tôi mong mỏi được lắng nghe ý kiến từ các BQV Alphama, Trần Nguyễn Minh Huy, Tuanminh01 và BQV kì cựu Vinhtantran về mức độ án cấm này trước khi tôi thực hiện án cấm. -- ✠ Tân-Vương  05:31, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi từng cấm bạn này 24 giờ, nhưng thấy Tuanminh01 bỏ cấm sớm vì "để thành viên có điều kiện giải trình" nên tôi tưởng đang có thảo luận ở đâu đó riêng để giải quyết vụ việc này chứ không phải trang TNCBQV nữa? --minhhuy (thảo luận) 05:40, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Người theo đuổi ánh sáng: tôi nói "đuối lý" ở đây nghĩa là bạn đã không đưa ra lý do nào khác hợp lý hơn C7 để thuyết phục được người khác. Nếu bạn còn lý do gì khác (ngoài chuyện "đối với tôi, chỉ như vậy mới đúng") thì bạn nên kể ra! Sự thật là tôi chưa từng ý kiến về chuyện tên bài nào hợp lý hơn, và tôi cũng mong có một thảo luận nghiêm túc để tôi được đọc (chứ không phải một cái biểu quyết vô tội vạ như Alphama đặt ra). Cái tôi đang "chống" bạn là chống kiểu "bảo vệ" bài cực đoan của bạn. Đây là Wiki cơ mà, tôi muốn viết thêm, mở rộng bài ra, tạo bản mẫu thông tin, vậy mà liên tục bị lùi sửa và sửa đổi mâu thuẫn. Đến bảo quản viên Tuanminh01 cũng thay vì thực hiện một giải pháp tạm thời hợp lý cho vấn đề tên bài (ví dụ như cấm thành viên và bắt buộc thảo luận tại trang thảo luận của thành viên đó) thì lại đi khóa sửa đổi không để một ai phát triển. Đây là một sự lẩn quẩn không đáng có của ít nhất là 4 bảo quản viên tham gia vào vấn đề này. Tân (thảo luận) 06:28, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Xem ra các BQV Minh Huy cũng như BQV Kỳ cựu Tân không có ý kiến và không quan tâm đến đề nghị cấm của tôi vì lý do chơi trò lẩn quẩn với hệ thống. Vậy thì tôi không thể thực hiện án cấm này. Xin cám ơn!-- ✠ Tân-Vương  14:29, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Vinhtantran: Thực ra còn 2 lý do nữa:

Lý do thứ nhất là Fukang trong tiếng Anh có thể phiêm âm thành Phụ Khang hoặc Phúc Khang trong tiếng Trung và tôi tin tên đúng của nó là do giới khoa học bên Mỹ đặt ra là Phụ Khang (nơi phát hiện thiên thạch) cũng như hang Sơn Đoòng tuy là do người Việt tìm ra nhưng cuối cùng tên là do đoàn thám hiểm nước ngoài chọn. Hòn đá này lúc chưa đưa sang Mỹ thì thực ra vẫn chưa nổi tiếng nên có thể nó chẳng có cái tên nào được công nhận trên thế giới cả trước khi báo chí Mỹ gọi nó là Fukang. Fukang cũng thể hiện rõ quan điểm của báo chí Việt Nam là dịch theo tiếng Anh- Mỹ chứ không phải báo chí tiếng Trung vì bên wiki tiếng Trung cũng dùng toàn nguồn Anh-Mỹ. Thực tế, thì tôi đã từng nhiều xem Đặc biệt Trang mới bên zh wiki và biết ngay cả mảng lịch sử Trung Quốc viết cũng sơ sài hơn wiki tiếng Việt vì wiki tiếng Trung đã bị chặn trong khu vực Hoa Lục và họ có bách khoa baidu, baike riêng. Tây Vực về mặt lịch sử thuộc về các dân tộc du mục nhiều hơn nên chúng ta hoàn toàn có thể chọn 1 cái tên do mình đặt ra là Thiên thạch Fukang.

Lý do thứ 2 và cũng là quan trọng nhất là tôi cảm thấy ám ảnh cái tên Phúc Khang An trong Tuyết Sơn Phi Hồ mỗi khi nghĩ đến bài này và cái tên Vẫn thạch Phúc Khang do Thusinhviet chọn cả. Một cái tên do báo chí VN đặt ra là Thiên thạch Fukang sẽ dễ tìm kiếm hơn trên Google và cũng thể hiện rõ quan điểm không lệ thuộc vào TQ của báo chí VN cũng như người khởi tạo bài này bất chấp bây giờ Tây Vực đang chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Thân ái.Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 07:33, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Người theo đuổi ánh sáng: Rất tiếc lý do thứ 2 và quan trọng nhất của bạn đầy cảm tính và định kiến, nên tôi không muốn và cũng không cần trả lời. Trong lý do thứ 1, tôi muốn dài dòng một tí về cách viết và cách đọc Hán-Việt. Thành phố nơi vẫn thạch rơi xuống có âm Hán Việt là Phụ Khang, và cái tên mà người Trung Quốc chọn có âm Hán Việt là Phúc Khang. Tuy nhiên, âm Hán-Việt tuy khác nhau, nhưng Bính âm của tiếng Quan thoại (phổ thông) thì hai cái tên này đọc hoàn toàn như nhau, do đó, tôi đoán rằng người Trung Quốc đã tự chọn một cái chữ đẹp hơn, có cùng cách đọc, để chỉ một vẫn thạch rơi xuống khu vực của mình. Do trong tiếng Quan thoại chỉ có 1 cách đọc, người nước ngoài cũng không cần phân biệt chữ nghĩa, họ phiên âm thành Fukang. Bây giờ đến vấn đề tiếng Việt, tiếng Việt có một đặc điểm là chúng ta có từ Hán-Việt hoàn toàn có nghĩa và đủ khả năng phiên âm chữ Hán sang âm Việt mà người Việt đọc vào hiểu ngay. Hơn nữa, chúng ta cần tôn trọng cái gốc. Giới khoa học phương Tây người ta phiên âm Fukang dựa trên cái gốc tiếng Hoa, tại sao chúng ta lại phải dùng lại một từ thứ cấp trong khi tiếng Việt đủ khả năng phiên âm cái gốc tiếng Hoa đó? Chúng ta thừa nhận (bằng nội dung bài viết) rằng tên quốc tế của vẫn thạch là Fukang, nhưng chúng ta nên chọn thứ tiếng Việt có nghĩa để làm tên bài viết. Còn việc bạn nhắc tới nguồn Âu-Mỹ ở Wiki tiếng Trung, tôi cho rằng bạn cũng đã tự giải thích bằng việc nói là Wikipedia bị chặn tại Trung Quốc (thực ra là không, chỉ chặn một số bài). Thêm nữa, tôi còn muốn bổ sung rằng việc công bố khoa học phải viết bằng tiếng Anh và tham khảo tạp chí uy tín bằng tiếng Anh là vấn đề de facto của khoa học hiện nay, không thể dựa vào đó để nói rằng người Trung Quốc phải cần người Mỹ công nhận thì mới nổi tiếng, nghe rất phi logic. Tân (thảo luận) 07:54, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Gửi bạn Người theo đuổi ánh sáng Thiên thạch này rơi xuống một địa danh ở Trung Quốc, địa danh này trong hiện tại là lãnh thổ của người Trung Quốc, người phương Tây đã đọc địa danh đó là Fukang, và họ đặt tên cho tản đá trời đó bằng việc gọi cái tên địa danh, nghĩa là người phương Tây đã sử dụng cái tên của người Trung Quốc vốn dĩ đã được dùng từ lâu. Những người phương Tây đó không dùng bất kỳ cái tên nào khác hay tên kèm theo số như các thiên thạch họ đã đặt tên. Quá rõ, thiên thạch này là do người phương Tây đặt tên nhưng họ dùng địa danh Trung Quốc, cũng chẳng vấn đề gì chúng ta không thể dùng từ Hán Việt để gọi và đã có sẵn địa danh đó bằng từ Hán Việt, wiki cũng đã có bài này. Tôi khẳng định, mỗi ngày bạn đều sử dụng từ Hán Việt mà bạn không để ý, bạn không thể chối bỏ được điều đó đâu. Bạn đã gọi nước Mỹ hay Hoa Kỳ chứ bạn không gọi A Mê Ri Ka, có phải vậy không. Tôi thông cảm cho sự khó chịu của bạn khi tên nó bị thay đổi nhưng tôi đề xuất Việt hóa tên gọi đó, giống như thế này: Phụ Khang (Anh ngữ: Fukang), kèm theo bên dưới phần đầu bài (tức phần giới thiệu) sẽ là đề mục Tên gọi, bạn viết mọi thứ vào đó, tên Việt, tên Trung, tên Tây, tùy bạn, nhớ kèm theo trích dẫn. Lời cuối, bạn có thể lùi một bước không.  Đ Ô N G - M I N H  Talk 09:50, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Vậy thì coi như đã đạt đươc đồng thuận đặt tên bài này là Vẫn thạch Phụ Khang. Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 12:24, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trời ơi! Râu ông nọ cắm cằm bà kia mất rồi! Bạn ơi, hòn đá này được người TQ tìm thấy trên núi Phúc Khang, lân cận thành phố Phụ Khang, nên họ đặt tên là Phúc Khang vẫn thạch. Phúc Khang chuyển âm La-tinh chính là Fukang, chứ thành phố Phụ Khang chỉ được hưởng sái chút tiếng tăm vì nó là địa phương quản hạt của trái núi Phúc Khang, chứ người TQ không lấy tên TP để đặt cho hòn đá này đâu bạn ơi!--Diepphi (thảo luận) 13:10, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy zh:福康 (隕石) viết thế này: 福康隕石是於2000年在中國新疆维吾尔自治区的福康附近山中發現的: Vẫn thạch Phúc Khang được phát hiện ở vùng núi gần Phúc Khang ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc vào năm 2000. Infobox thì viết: 地區: 新疆维吾尔自治区 福康: Khu vực: Phúc Khang, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Trong 2 câu trên 福康 đều được liên kết đến zh:阜康市 (thành phố Phụ Khang). Thế là sao nhỉ? Chẳng lẽ thành phố Phụ Khang còn được gọi là Phúc Khang? Còn nếu là núi Phúc Khang thì họ phải ghi là 福康山 chứ? Tranminh360 (thảo luận) 16:06, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tra Google "福康陨石" ra 2640 kết quả, còn "阜康陨石" ra 13100 kết quả. Vậy rõ ràng người Trung Quốc gọi là 阜康陨石 (Vẫn thạch Phụ Khang) chứ không phải 福康陨石 (Vẫn thạch Phúc Khang). Bài 阜康陨石 trên Hudong Baike viết: 2000年,新疆阜康市一名当地居民在戈壁滩上发现了一块重达一吨以上的陨石,5年后,这块以陨落地点命名的阜康陨石突然出现在美国市场,这块陨石总重量为1003公斤,正是2000年在新疆坠落的阜康陨石: Năm 2000, một cư dân địa phương ở thành phố Phụ Khang, Tân Cương, đã tìm thấy một vẫn thạch nặng hơn một tấn trên sa mạc Gobi, 5 năm sau, vẫn thạch Phụ Khang, được đặt tên theo địa điểm rơi, đột nhiên xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tổng trọng lượng của vẫn thạch này là 1003 kg, chính là vẫn thạch Phụ Khang rơi tại Tân Cương vào năm 2000. Tranminh360 (thảo luận) 17:23, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đúng vậy, là tôi nhầm! Cảm ơn Tranminh360.--Diepphi (thảo luận) 23:33, ngày 5 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đài phát thanh Trung Quốc (中国广播网) cũng có bài 阜康陨石美国交易售价堪比黄金 (vẫn thạch Phụ Khang có mức giá giao dịch tại Mỹ đắt như vàng), trong bài này có đoạn: 这块陨石在2000年,阜康一市民在当地戈壁滩发现的,经多次转手,这块陨石被运往美国纽约市场进行销售与拍卖,每克售价30美元-50美元,相当于人民币200元-300元左右,可谓贵比黄金。近日,美联社对此进行了报道,国内多家媒体转载让这块阜康陨石出了名: Vẫn thạch này vào năm 2000, một cư dân ở thành phố Phụ Khang phát hiện ra ở sa mạc Gobi, chuyển qua tay nhiều người, vẫn thạch này bị chuyển đến thị trường New York, Mỹ tiến hành tiêu thụ và đấu giá, mỗi gam có giá từ 30 - 50 USD, tương đương khoảng 200 - 300 nhân dân tệ, có thể nói là đắt như vàng. Gần đây, thông tấn xã AP tiến hành đưa tin, nhiều phương tiện truyền thông trong nước đăng lại khiến vẫn thạch Phụ Khang trở nên nổi tiếng. Đủ thấy báo chí Trung Quốc gọi là "阜康陨石" (vẫn thạch Phụ Khang) chứ không phải "福康陨石" (vẫn thạch Phúc Khang). Tranminh360 (thảo luận) 00:48, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn Tranminh360 đã giải thích.  Đ Ô N G - M I N H  Talk 03:47, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy các bạn có thống nhất cái tên nào đâu mà Người theo đuổi... tự ý đổi tên bài mặc dù đã được nhắc nhở. Vì vậy, tôi có lý do cấm thành viên này 24h. Đề nghị các bạn phải thể hiện sự đồng nhất với cái tên cuối cùng để chúng ta có cái tên chính của bạn. Trong thời gian thảo luận, vui lòng không đổi tên qua lại và tự ý cho mình đã đồng thuận khi mọi người chưa đồng thuận.  A l p h a m a  Talk 02:12, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đồng thuận với tên Vẫn thạch Phụ Khang?[sửa mã nguồn]

Ai đồng ý với cái tên "Vẫn thạch Phụ Khang", mời đưa ra ý kiến?  A l p h a m a  Talk 02:15, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 A l p h a m a , Đông Minh đồng ý với tên này, bạn Tranminh360 đã giải thích, chúng ta nên mau chấm dứt việc này để còn quay lại công việc khác.  Đ Ô N G - M I N H  Talk 03:47, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với những dẫn chứng do Tranminh360 đưa ra. Én bạc (thảo luận) 05:46, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Bằng chứng Tranminh360 đưa ra đã quá rõ ràng, cái tên chính xác là Phụ Khang theo Hán Việt mới thật là tên gốc.-- ✠ Tân-Vương  05:51, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Diepphi:, @Vinhtantran: Ý kiến 2 bác thế nào??  A l p h a m a  Talk 06:29, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đồng ý với Tranminh360. Tôi cũng tìm thấy vài bài báo PR cho người đã rao bán hòn đá là Kha Tác Giai cũng gọi là Phụ Khang thạch.--Diepphi (thảo luận) 12:09, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

☑Y Vậy thống nhất tên này, các tên còn lại có nên sử dụng hay đổi hướng?  A l p h a m a  Talk 15:02, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tên Vẫn thạch Fukang[sửa mã nguồn]

Mời bạn có ý kiến tên này, có nên làm đổi hướng?  A l p h a m a  Talk 15:04, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Theo đồng thuận là Vẫn thạch Phụ Khang chứ không phải là Phú Khang. Đề nghị bạn mở khóa để tôi viết tiếp. Trân trọng Người theo đuổi ánh sáng (thảo luận) 15:07, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]
OK tôi nhầm, đã mở khóa. Lưu ý bạn hết sức bình tĩnh khi tham gia thảo luận và phải chờ các thành viên khác cho ý kiến về vấn đề đang thảo luận kết thúc mới chỉnh sửa hay ghi thêm nội dung. Ở Wikipedia thì dục tốc là bất đạt.  A l p h a m a  Talk 15:11, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mặt trời của chúng ta?[sửa mã nguồn]

@Người theo đuổi ánh sáng:: Tôi nghĩ đoạn này hơi thừa, văn phong Wikipedia nên là văn phong trung lập, gọn nhẹ, không nên quá bóng bẩy, văn hoa.  A l p h a m a  Talk 12:43, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:V%E1%BA%ABn_th%E1%BA%A1ch_Ph%E1%BB%A5_Khang