Wiki - KEONHACAI COPA

Shinyo (tàu sân bay Nhật)

Tàu sân bay Shinyo vào tháng 11 năm 1943
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi SS Scharnhorst
Trưng dụng 1942 (nguyên là tàu biển chở hành khách Đức SS Scharnhorst)
Hoạt động 15 tháng 11 năm 1943
Xếp lớp lại tàu sân bay hộ tống tháng 9 năm 1942
Số phận Bị đánh chìm ngày 17 tháng 11 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • 17.500 tấn (tiêu chuẩn);
  • 20.586 tấn (đầy tải)
Chiều dài 189,2 m (621 ft 3 in)
Sườn ngang 25,6 m (84 ft 0 in)
Mớn nước 8,2 m (26 ft 10 in)
Động cơ đẩy
  • 1 × Turbine hơi nước AEG
  • 2 × trục
  • công suất 26.000 mã lực (19,4 MW)
Tốc độ 40,7 km/h (22 knot)
Thủy thủ đoàn 942
Vũ khí
Máy bay mang theo 33

Shinyo (tiếng Nhật: 神鷹; phiên âm Hán-Việt: Thần ưng) là một tàu sân bay hộ tống được Hải quân Đế quốc Nhật Bản đưa ra hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nguyên là chiếc tàu biển chở hành khách Scharnhorst của Đức, bị mắc kẹt lại cảng Kure sau khi Thế Chiến II nổ ra tại châu Âu loại trừ mọi khả năng quay trở về Đức. Hải quân Nhật đã mua lại chiếc Scharnhorst, cải biến nó thành một tàu sân bay, và đặt tên là Shinyo.

Cải biến[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc tàu ban đầu được dự định hoạt động như một tàu chở quân lính, nhưng sau thất bại của Nhật Bản trong trận Midway, được cải tạo thành một tàu sân bay hộ tống.[1] Công việc cải biến Sharnhorst được bắt đầu từ tháng 9 năm 1942. Thép tấm tháo ra từ lườn chiếc thiết giáp hạm thứ tư thuộc lớp Yamato đang đóng dang dở và bị hủy bỏ được sử dụng cho quá trình cải biến. Thiết kế của Scharnhorst cũng tương tự như những chiếc tàu biển chở hành khách Nhật Bản thuộc lớp Nitta Maru, vốn cũng được cải biến thành lớp tàu sân bay hộ tống Taiyō, nên việc cải tạo nó cũng đi theo trình tự tương đương. Những khác biệt chính là Shinyo giữ lại động cơ nguyên thủy, và được bổ sung thêm các chỗ lồi bên ngoài để tăng cường độ ổn định. Shinyo được trang bị hai thang nâng máy bay và một sàn chứa máy bay, cho phép nó hoạt động với 27 máy bay cùng 6 khung máy bay dự trữ.

Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]

Shinyo được trang bị bốn tháp pháo nòng đôi 127 mm "Kiểu 89" và mười tháp súng ba nòng phòng không 25 mm tổng cộng là 30 khẩu, con số này được tăng lên đến 50 khẩu sau một đợt nâng cấp vào tháng 7 năm 1944.[2]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Shinyo được đưa vào hoạt động tháng 12 năm 1943, và bắt đầu từ tháng 7 năm 1944, nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải. Trong một chuyến đi hộ tống hướng đến Singapore vào tháng 11 năm 1944, Shinyo bị tàu ngầm Mỹ Spadefish tấn công và đánh chìm. Hầm chứa nhiên liệu của Shinyo vốn chỉ có vỏ giáp yếu kém bị nổ tung, phát sinh một đám cháy dữ dội phá hủy con tàu và giết chết hầu hết thủy thủ đoàn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Stille, Mark: Imperial Japanese Navy Aircraft Carriers: 1921-1945, trang 42. Osprey Books, 2006. ISBN 978-1-84603-009-3
  2. ^ Stille, Mark: Imperial Japanese Navy Aircraft Carriers: 1921-1945, trang 43. Osprey Books, 2006. ISBN 978-1-84603-009-3

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Shinyo_(t%C3%A0u_s%C3%A2n_bay_Nh%E1%BA%ADt)