Wiki - KEONHACAI COPA

Ise (lớp thiết giáp hạm)

Thiết giáp hạm Hyuga sau khi được cải biến thành một tàu sân bay lai
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp thiết giáp hạm Hyuga
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trước Fusō
Lớp sau Nagato
Thời gian đóng tàu 1915 - 1917
Hoàn thành 2
Bị mất 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Thiết giáp hạm
Trọng tải choán nước
  • ban đầu: 29.980 tấn (tiêu chuẩn);
  • 36.500 tấn (đầy tải)
  • sau cải biến: 35.350 tấn (tiêu chuẩn);
  • 38.676 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • ban đầu: 208,18 m (683 ft)
  • sau cải biến: 219,62 m (720 ft 6 in)
Sườn ngang
  • ban đầu: 28,65 m (94 ft)
  • sau cải biến: 33,83 m (111 ft)
Mớn nước
  • ban đầu: 8,74 m (28 ft 8 in)
  • sau cải biến: 9,03 m (29 ft 7 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số
  • 8 × nồi hơi đốt dầu Kampon
  • 4 × trục
  • công suất: 45.000 mã lực (33,2 MW) (ban đầu)
  • 80.000 mã lực (60 MW) (sau cải biến)
Tốc độ
  • ban đầu: 42,6 km/h (23 knot)
  • sau cải biến: 45 km/h (24,5 knot)
Tầm xa
  • 17.900 km ở tốc độ 26 km/h
  • (9.680 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 1.360-1.463
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • 1 × radar Kiểu 21
  • 2 × radar Kiểu 22
Vũ khí
  • ban đầu: 12 × pháo 356 mm Kiểu 41 (6×2)
  • 20 × pháo 140 mm Kiểu 41
  • 8 × pháo 80 mm đa dụng
  • 6 × ống phóng ngư lôi 53 cm
  • sau cải biến: 8 × pháo 356 mm (14 inch) Kiểu 41 (4×2)
  • 16 × pháo 127mm (5 inch) đa dụng
  • 31 × súng phòng không ba nòng 25 mm Kiểu 96
  • 11 × súng phòng không nòng đơn 25 mm Kiểu 96
  • 6 × 8 ống phóng rocket phòng không 120 mm
Bọc giáp
  • đai giáp mực nước 305 mm
  • sàn tàu 55+30 mm
  • tháp chỉ huy 356 mm
  • tháp súng 305 mm
Máy bay mang theo
  • 3 × máy bay (ban đầu)
  • 22 × máy bay (sau cải biến)
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Lớp thiết giáp hạm Ise (tiếng Nhật: 伊勢型戦艦; Ise-gata senkan) là một lớp thiết giáp hạm bao gồm hai chiếc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được xem là lạc hậu vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng được cải tạo thành những tàu sân bay lai để bù đắp sự thiếu hụt tàu sân bay sau trận Midway. Cả hai chiếc đều bị hư hại nặng trong Trận chiến vịnh Leyte rồi bị đánh chìm tại vùng nước nông ở chính quốc trước khi chiến tranh kết thúc.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thoạt đầu được dự định như những tàu chị em của lớp Fusō, những cải tiến trong thiết kế làm cho chúng khác biệt đến mức được xem là một lớp tàu riêng biệt.

Những sự khác biệt bao gồm một sàn tàu phía trước ngắn hơn, giàn hỏa lực pháo hạng hai được bố trí chặt chẽ hơn (với hầu hết các khẩu pháo phía trước được đặt lui hơn về phía sau so với lớp Fusō), sự sắp xếp khác biệt các tháp pháo chính (cho dù cách bố trí sáu tháp pháo đôi cồng kềnh vẫn được giữ lại), và sự bố trí các ống khói và lỗ hút gió gọn gàng hơn. Giống như hầu hết những chiếc thiết giáp hạm vào thời đó, chúng giữ lại kiểu tháp súng giàn hỏa lực hạng hai vốn nhanh chóng trở nên lạc hậu, và các khẩu pháo phía trước thường tỏ ra vô dụng khi đi biển. Giống như hầu hết tàu chiến Nhật vào thời đó, chúng còn phụ thuộc vào các nồi hơi đốt bằng nhiên liệu hỗn hợp dầu-than.

Chúng được cấu trúc lại đáng kể trong những năm 1930, được cải tiến hệ thống động cơ, vỏ giáp, hệ thống kiểm soát hỏa lực và việc bảo vệ bên trong. Tuy vậy, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, giống như các tàu chiến họ hàng thuộc lớp Fusō, những chiếc Ise không tham gia vào chiến dịch đáng kể nào do sự lạc hậu và tốc độ chậm. Hầu như dư thừa đối với Hải quân Đế quốc Nhật Bản, chúng trải qua hầu hết thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện trong vùng biển nội địa Nhật Bản, trong thành phần Hải đội Thiết giáp hạm 2.

Cải biến thành tàu sân bay[sửa | sửa mã nguồn]

Một bản vẽ sau chiến tranh của Mỹ mô tả lớp Ise như tàu sân bay lai thiết giáp hạm. Hai hình nhỏ bên trên mô tả các biến thể về cấu hình máy phóng.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, để bù đắp phần nào sự mất mát lực lượng tàu sân bay sau trận Midway, cả hai chiếc thiết giáp hạm trong lớp được cải biến một phần thành tàu sân bay lai thiết giáp hạm vào năm 1943. Những chiếc trong lớp Ise có ưu thế phần nào về tốc độ so với lớp Fusō nên chúng được chọn; và cũng vì một vụ nổ tháp súng của chiếc Hyūga chưa được sửa chữa.

Các tháp pháo phía sau được thay thế bởi một sàn chứa máy bay và bên trên là một sàn đáp, đồng thời các khẩu đội phòng không cũng được bổ sung. Ví dụ như Hyūga có thể mang theo 14 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y và 8 chiếc thủy phi cơ Aichi E16A. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt máy bay và phi công đã khiến cho cả hai con tàu chưa bao giờ tham gia tác chiến trong vai trò tàu sân bay. Cả hai chiếc đều bị hư hại trong Trận chiến mũi Engaño ngày 25 tháng 10 năm 1944.

Những chiếc tàu chiến quay trở lại ụ tàu hải quân ở Kure để sửa chữa, và không còn tham gia bất kỳ chiến dịch nào khác. Chúng bị máy bay Mỹ tấn công trong nhiều đợt khác nhau, và bị đánh chìm tại nơi neo đậu trong vùng nước nông.

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

TàuĐặt lườnHạ thủyHoạt độngSố phận
Ise (伊勢)10 tháng 5 năm 191512 tháng 11 năm 191615 tháng 12 năm 1917Được tháo dỡ năm 1946-1947
Hyūga (日向)16 tháng 5 năm 191527 tháng 1 năm 191730 tháng 4 năm 1918Mắc cạn 27 tháng 7 năm 1945

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Ise class battleship tại Wikimedia Commons

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • M. J. Whiteley, Battleships of World War Two: an International Encyclopaedia, Orion, 2001.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ise_(l%E1%BB%9Bp_thi%E1%BA%BFt_gi%C3%A1p_h%E1%BA%A1m)