Wiki - KEONHACAI COPA

Cổng thông tin:Quân sự


edit 

Chào mừng

Cổng thông tin Quân Sự


Hiện nội dung chọn lọc mới...
edit 

Bài viết chọn lọc

Khung cảnh lãng mạn kiểu Nhật về trận Hakodate (函館戦争の図), vẽ vào khoảng năm 1880.
Khung cảnh lãng mạn kiểu Nhật về trận Hakodate (函館戦争の図), vẽ vào khoảng năm 1880.

Chiến tranh Boshin (戊辰戦争 Boshin Sensō?, nghĩa là Chiến tranh Mậu Thìn) là cuộc nội chiếnNhật Bản diễn ra từ 1868 đến 1869 giữa quân đội của Mạc phủ Tokugawa đang cầm quyền và những người muốn phục hồi quyền lực triều đình. Nguồn gốc cuộc chiến tranh là sự bất mãn trong tầng lớp quý tộc và võ sĩ trẻ với quá trình mở cửa Nhật Bản cho người nước ngoài của Mạc phủ thập kỷ trước đó. Liên minh các võ sĩ phía Nam và triều đình nắm được Thiên hoàng Minh Trị trẻ tuổi, chính ông sau này sẽ tuyên bố chấm dứt 250 năm chế độ Mạc phủ. Phong trào quân sự của quân triều đình và các đội du kích ở Edo (Giang Hộ) dẫn đến việc Tokugawa Keiki, Tướng quân khi ấy, phát động một chiến dịch quân sự với mục đích chiếm lấy triều đình ở Kyōto. Tình hình quân sự nhanh chóng chuyển biến theo hướng có lợi cho quân triều đình, tuy nhỏ hơn nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn, và sau hàng loạt trận đánh mà đỉnh cao là việc Keiki đích thân đầu hàng tại Edo. Dư đảng họ Tokugawa rút lui về phía bắc Honshū rồi sau đó là Hokkaidō, nơi họ thành lập nước Cộng hòa Ezo. Thất bại trong trận Hakodate khiến họ mất đi căn cứ địa cuối cùng và triều đình Thiên hoàng chính thức nắm quyền lực tuyệt đối trên toàn nước Nhật, hoàn thành giai đoạn quân sự trong cuộc Minh Trị Duy Tân.

Khoảng 120.000 lính đã được huy động trong cuộc chiến, và có khoảng 3.500 người chết. Cuối cùng, chiến thắng của quân triều đình không tiếp tục mục đích trục xuất người nước ngoài khỏi Nhật Bản mà thay vào đó thi hành những chính sách tiếp tục hiện đại hóa với mục tiêu cuối cùng là tái đàm phán những hiệp ước bất bình đẳng với các thế lực phương Tây. Nhờ sự bền bỉ của Saigō Takamori, một lãnh đạo nổi bật của lực lượng triều đình, những người trung thành với gia tộc Tokugawa ôn hòa dần, và nhiều cựu chỉ huy Mạc phủ sau này được giao các vị trí quan trọng dưới chế độ mới. [ Đọc tiếp ]


edit 

Bạn có biết

SMS Goeben
SMS Goeben


edit 

Hình ảnh nhân vật chọn lọc


edit 

Hình ảnh chọn lọc


Một vài lính thuộc lục quân Liên Xô canh gác bức tường Berlin


edit 

Nhân vật chọn lọc

Chân dung Thành Cát Tư Hãn
Chân dung Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn, sinh ra với tên Thiết Mộc Chân khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập của Mông Cổ năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh và mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù với những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (12711368) sau khi lật đổ triều đại nhà Nam Tống. [ Đọc tiếp ]


edit 

Những trận đánh

Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.

Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]


edit 

Chủ đề và các thể loại chính

edit 

Các dự án Wikimedia

edit 

Những điều bạn có thể làm

Chủ đề Quân sự đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


edit 

Chủ đề liên quan

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3%B4ng_tin:Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1