Wiki - KEONHACAI COPA

Phương diện quân (Đế quốc Nhật Bản)

Trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản, thuật ngữ phương diện quân [cần dẫn nguồn] (kanji: 方面軍, rōmaji: hōmengun) được dùng để chỉ hình thái tổ chức cấp trên của biên chế gun (軍; tương đương cấp quân đoàn).[cần dẫn nguồn]

Biên chế Phương diện quân trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản thường gồm có từ 5 đến 20 sư đoàn, quân số xấp xỉ khoảng 75.000 đến 250.000 người, tương đương biên chế tập đoàn quân tiêu chuẩn của châu Âu.

Khái lược[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1937, biên chế đơn vị chính thức cao nhất của Lục quân Đế quốc Nhật Bản là cấp sư đoàn. Trong quốc nội, mọi sư đoàn đều được đặt trực tiếp dưới quyền điều động của Đại bản doanh với Tổng tư lệnh về danh nghĩa là Thiên hoàng. Ở hải ngoại, các sư đoàn được đặt dưới sự chỉ huy của các bộ tư lệnh thống nhất, được gọi là quân (軍, gun). Các bộ tư lệnh thống nhất đầu tiên gồm có Chi Na trú đồn quân (支那駐屯軍, Shina Chutongun; thành lập 1901), Triều Tiên quân (朝鮮軍, Chōsengun; thành lập 1904), Đài Loan quân (台湾軍, Taiwangun; thành lập 1919) và Quan Đông quân (関東軍, Kantōgun; thành lập 1919). Trừ Triều Tiên quân có quy mô cấp sư đoàn, các quân còn lại đều có quy mô cấp quân đoàn.

Khi chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, các đơn vị cấp quân đoàn chính thức được thành lập, đồng thời cũng hình thành biên chế đơn vị mới là cấp phương diện quân. Phương diện quân đầu tiên của Lục quân Đế quốc Nhật BảnPhương diện quân Bắc Chi Na (北支那方面軍, Kita Shina hōmengun)[cần dẫn nguồn] , thành lập ngày 31 tháng 8 năm 1937, do Đại tướng Terauchi Hisaichi làm Tư lệnh, gồm Quân đoàn 1, quân đoàn 2, 2 sư đoàn độc lập và Lữ đoàn hỗn hợp đồn trú Trung Quốc (tổ chức lại từ Chi Na trú đồn quân). Đến ngày 7 tháng 11 năm 1937, Phương diện quân Trung Chi Na (中支那方面軍 Naka Shina hōmengun) cũng được thành lập. Quân số của các phương diện quân Nhật Bản thời kỳ này xấp xỉ từ 70.000 đến 100.000 quân, thực tế chỉ tương đương với cấp tập đoàn quân tiêu chuẩn của châu Âu.

Chiến tranh càng mở rộng, lực lượng viễn chinh Nhật Bản trên chiến trường Trung Quốc càng được tăng cường. Năm 1939, biên chế đơn vị trên cấp phương diện quân là cấp Tổng quân (総軍; sōgun) được thành lập. Đơn vị cấp Tổng quân đầu tiên là Chi Na phái khiển quân, thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1939, với quân số xấp xỉ 220.000 quân, tương đương quân số của một phương diện quân của Liên Xô giai đoạn 1941-1942. Về cuối chiến tranh, các tổng quân mở rộng về quân số, như Quan Đông quân có quân số lên đến cả triệu người vào giữa năm 1945.[cần dẫn nguồn]


Do đều sử dụng danh xưng chung là gun, rất dễ gây ra nhầm lẫn trong các tài liệu quân sự khi các đơn vị cùng mang danh xưng là gun, nhưng có đơn vị tương cấp Phương diện quân như Quan Đông quân (関東軍; Kantōgun), có đơn vị tương đương cấp Tập đoàn quân như Đông Bộ quân (東部軍, Tobugun), nhưng cũng có đơn vị chỉ tương đương cấp Quân đoàn như Đệ nhất quân (第1軍, Dai-ichi gun).

Như đã nêu trên, một phương diện quân Nhật Bản chỉ có biên chế tương đương với một tập đoàn quân của châu Âu. Một Phương diện quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản thường gồm 1 đến 2 quân đoàn, 3 đến 6 sư đoàn độc lập, một số lữ đoàn và các đội vệ binh, cảnh vệ. Một số phương diện quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản còn được phiên chế thêm các đơn vị không quân, hải đội.[cần dẫn nguồn]


Sau khi Nhật Bản đầu hàng, toàn bộ các đơn vị quân sự đều bị giải thể. Mãi đến năm 1954, các đơn vị quân sự của Nhật Bản mới được tái lập với tên gọi Tự vệ Đội (自衛隊, Jieitai). Nhằm tránh gợi lại những ký ức chiến tranh, danh xưng của đơn vị phòng vệ cấp quân khu được gọi là phương diện đội (方面隊, Hōmentai). Hiện tại, tổ chức quân sự theo lãnh thổ của Nhật Bản gồm 5 phương diện đội (hoặc quân khu).

Danh sách các phương diện quân Đế quốc Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử Lục quân Đế quốc Nhật Bản từng tồn tại các phương diện quân sau: (xếp theo thời gian thành lập)

TTPhiên hiệuGiai đoạnCác chiến dịch tham giaGhi chú
1Phương diện quân Bắc Chi Na
北支那方面軍
Kita Shina hōmengun
31 tháng 8, 1937
- 15 tháng 8, 1945
Trấn thủ địa bàn Bắc sông Trường Giang, biên chế ban đầu gồm 8 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn pháo binh. Từ 12 tháng 9 năm 1939, thuộc biên chế Đạo quân Viễn chinh Trung Quốc. Tan rã tháng 8 năm 1945
2Phương diện quân Trung Chi Na
中支那方面軍
Naka Shina hōmengun
7 tháng 11, 1937
- 14 tháng 2, 1938
Biên chế ban đầu có 6 sư đoàn bộ binh và 2 lữ đoàn pháo binh. Sau trận Nam Kinh, đổi tên thành Phái khiển quân Trung Chi Na.
3Phái khiển quân Trung Chi Na
北支那派遣軍
Naka Shina hagengun
14 tháng 2, 1938
- 23 tháng 9, 1938
Mang phiên hiệu Phái khiển quân, nhưng vẫn ở biên chế phương diện quân, với 12 sư đoàn bộ binh. Ngày 12 tháng 9 năm 1939, hợp với Phương diện quân Bắc Chi Na thành Phái khiển quân Chi Na. Tuy nhiên, đến ngày 23 tháng 9 thì giải thể phiên hiệu Phái khiển quân Trung Chi Na.
4Phương diện quân Nam Chi Na
南支那方面軍
Minami Shina hōmengun
9 tháng 2, 1940
- 28 tháng 6, 1941
Biên chế ban đầu xấp xỉ 5 sư đoàn và 1 lữ đoàn. Giải thể 28 tháng 6 năm 1941, các đơn vị trực thuộc nhập vào Phái khiển quân Chi Na.
5Phương diện quân số 1
第1方面軍
Dai ichi hōmengun
1 tháng 7, 1942
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu khoảng 10 sư đoàn bộ binh, thuộc biên chế Đạo quân Quan Đông, địa bàn trách nhiệm Đông Mãn Châu. Tan rã tháng 8 năm 1945.
6Phương diện quân số 2
第2方面軍
Dai ni hōmengun
4 tháng 7, 1942
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 6 sư đoàn bộ binh, thuộc biên chế Đạo quân Quan Đông, địa bàn trách nhiệm trung tâm Mãn Châu. Tan rã tháng 8 năm 1945.
7Phương diện quân số 8
第8方面軍
Dai hachi hōmengun
16 tháng 11, 1942
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 6 sư đoàn và 5 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân phương Nam, địa bàn trách nhiệm quần đảo Solomon, New Guinea. Tan rã tháng 8 năm 1945.
8Phương diện quân Miến Điện
緬甸方面軍
Biruma hōmengun
27 tháng 3, 1943
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 6 sư đoàn và 3 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân phương Nam, địa bàn trách nhiệm Miến Điện. Tan rã tháng 8 năm 1945.
9Phương diện quân số 3
第3方面軍
Dai san hōmengun
29 tháng 10, 1943
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 9 sư đoàn và 5 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân Quan Đông, địa bàn trách nhiệm Tây Mãn Châu. Tan rã tháng 8 năm 1945.
10Phương diện quân số 5
第5方面軍
Dai go hōmengun
19 tháng 3, 1944
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 5 sư đoàn và 3 lữ đoàn, địa bàn trách nhiệm các đảo Hokaido, Honsu và phần phía Nam đảo Sakhalin. Tan rã tháng 8 năm 1945.
11Phương diện quân số 7
第7方面軍
Dai nana hōmengun
22 tháng 3, 1944
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 5 sư đoàn và 8 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân phương Nam, địa bàn trách nhiệm Malaya thuộc Anh, Singapore, Sumatra. Tan rã tháng 8 năm 1945.
12Phương diện quân số 14
第14方面軍
Dai jyū yon hōmengun
28 tháng 7, 1944
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 13 sư đoàn và 5 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân phương Nam, địa bàn trách nhiệm Philippines. Tan rã tháng 8 năm 1945.
13Phương diện quân số 6
第6方面軍
Dai roku hōmengun
25 tháng 8, 1944
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 5 sư đoàn và 14 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân Viễn chinh Trung Quốc. Tan rã tháng 8 năm 1945.
14Phương diện quân số 10
第10方面軍
Dai jyū hōmengun
22 tháng 9, 1944
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 5 sư đoàn và 7 lữ đoàn, địa bàn trách nhiệm Đài Loan. Tan rã tháng 8 năm 1945.
15Phương diện quân số 17
第17方面軍
Dai jyū nana hōmengun
22 tháng 1, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 7 sư đoàn và 2 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân Quan Đông, địa bàn trách nhiệm Triều Tiên. Tan rã tháng 8 năm 1945.
16Phương diện quân số 11
第11方面軍
Dai jyū ichi hōmengun
1 tháng 2, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 6 sư đoàn và 3 lữ đoàn, thuộc biên chế Đệ nhất Tổng quân. Tan rã tháng 8 năm 1945.
17Phương diện quân số 12
第12方面軍
Dai jyū ni hōmengun
1 tháng 2, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 20 sư đoàn và 14 lữ đoàn, thuộc biên chế Đệ nhất Tổng quân. Tan rã tháng 8 năm 1945.
18Phương diện quân số 13
第13方面軍
Dai jyū san hōmengun
1 tháng 2, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 6 sư đoàn và 4 lữ đoàn, thuộc biên chế Đệ nhất Tổng quân. Tan rã tháng 8 năm 1945.
19Phương diện quân số 15
第15方面軍
Dai jyū go hōmengun
1 tháng 2, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 8 sư đoàn và 3 lữ đoàn, thuộc biên chế Đệ nhị Tổng quân. Tan rã tháng 8 năm 1945.
20Phương diện quân số 16
第16方面軍
Dai jyū roku hōmengun
1 tháng 2, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 14 sư đoàn và 11 lữ đoàn, thuộc biên chế Đệ nhị Tổng quân. Tan rã tháng 8 năm 1945.
21Phương diện quân số 18
第18方面軍
Dai jyū hachi hōmengun
7 tháng 7, 1945
- 15 tháng 8, 1945
Biên chế ban đầu xấp xỉ 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn, thuộc biên chế Đạo quân phương Nam, địa bàn trách nhiệm Thái LanĐông Dương. Tan rã tháng 8 năm 1945.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_di%E1%BB%87n_qu%C3%A2n_(%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n)