Wiki - KEONHACAI COPA

Mỹ Duyên


Mỹ Duyên
Mỹ Duyên vào năm 2022
SinhLê Huỳnh Mỹ Duyên
2 tháng 3, 1972 (52 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpViện hàn lâm Vaganova, Saint Petersburg
Nghề nghiệpDiễn viên
Năm hoạt động1990 – nay
Giải thưởngDanh sách

Lê Huỳnh Mỹ Duyên (sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972), thường được biết đến với nghệ danh Mỹ Duyên, là một nữ diễn viên người Việt Nam. Vốn được đào tạo để trở thành diễn viên múa ballet ngay từ nhỏ, tuy nhiên cô lại thành danh ở lĩnh vực điện ảnh với những vai diễn trong các bộ phim Lưỡi dao, Chiếc chìa khóa vàng, Lời thề, Xóm nước đen, Đất khách, Gái nhảyLọ Lem hè phố.

Bên cạnh lĩnh vực điện ảnh, cô còn bén duyên với lĩnh vực kịch nói và được mệnh danh là "công chúa không tuổi" thông qua chuỗi chương trình nhạc kịch Ngày xửa ngày xưa. Năm 2007, cô được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú qua những đóng góp của cô cho nền nghệ thuật nước nhà.[1]

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Duyên tên đầy đủ là Lê Huỳnh Mỹ Duyên, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972 tại Sài Gòn, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, cô đã được định hướng trở thành một diễn viên múa ballet giống như mẹ. Năm 1982, khi mới 10 tuổi, Mỹ Duyên là một trong số ít thí sinh trúng tuyển vào Viện Hàn lâm Vaganova tại Thành phố Leningrad, một trong những trường đào tạo nghệ thuật múa danh tiếng nhất của Liên bang Xô Viết cũng như trên thế giới[2]. Năm 1990, sau 8 năm theo học tại đây, Mỹ Duyên tốt nghiệp với vai diễn trong vở kịch múa Ngọn lửa Paris. Sau đó, cô ký hợp đồng biểu diễn trong 2 năm với Nhà hát nghệ thuật Novosibirsk và có dự định vừa làm vừa học tiếp khóa biên đạo múa[3]. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, đất nước Liên Xô xảy ra những bất ổn lớn về chính trị và xã hội nên Mỹ Duyên quyết định quay về Việt Nam[4]. Trở về nước nhưng cô đã gặp khá nhiều khó khăn và không có đất diễn vì ngành múa của Việt Nam vào thời điểm đó vẫn chưa thật sự phát triển[3]. Một thời gian sau, Mỹ Duyên xin vào làm tại Nhà hát Hòa Bình (Quận 10) với công việc múa minh họa và biểu diễn thời trang trong các chương trình tạp kỹ của nhà hát cũng như nhiều chương trình nghệ thuật lớn như Duyên dáng Việt Nam,...[1]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Duyên, Đại Nghĩa và cố nghệ sĩ Thanh Phương .
Nghệ sĩ Mỹ Duyên bên cạnh các diễn viên của Sân khấu Idecaf.

Năm 1992, Mỹ Duyên đăng ký tham dự một cuộc thi tuyển diễn viên cho bộ phim Vĩnh biệt mùa hè của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Qua nhiều vòng thi, cô đã đoạt vị trí đầu nhưng khi bộ phim bắt đầu khởi quay thì cô lại không được đạo diễn mời đóng phim[1]. Một thời gian sau, Mỹ Duyên nhận được lời mời của đạo diễn Lê Hoàng Hoa tham gia bộ phim điện ảnh cổ trang Ngọc trản thần công. Ngay sau đó, đạo diễn Lê Hoàng đã mời cô tham gia diễn xuất trong bộ phim Vị đắng tình yêu 2 với vai một cô ca sĩ người Đài Loan. Tuy Ngọc trản thần công mới là bộ phim đầu tiên Mỹ Duyên được mời đóng phim nhưng nó lại bấm máy sau Vị đắng tình yêu 2 nên đây mới là bộ phim điện ảnh đầu tiên của cô[4]. Cũng trong năm 1993, Mỹ Duyên một lần nữa được đạo diễn Lê Hoàng mời đóng vai chính đầu tiên với nam diễn viên Lê Công Tuấn Anh trong phim Trái tim chó sói. Năm 1995, Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, Mỹ Duyên được nhận vào biểu diễn tại đây. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, cô đã phải ngừng cộng tác với nhà hát vì phải luyện tập quanh năm nhưng lịch diễn thì lại quá ít[5]. Vào thời điểm này, ngoài những vai diễn điện ảnh, Mỹ Duyên còn được biết đến với vai trò người mẫu đại diện cho những sản phẩm mới ra mắt, thường xuyên được mời làm mẫu để chụp ảnh lịch, một hình thức nghệ thuật khá phổ biến lúc bấy giờ.

Với hàng loạt vai diễn điện ảnh trong nhiều bộ phim sau đó như: Tình nhỏ làm sao quên, Lương tâm bé bỏng, Ngõ đàn bà, Lưỡi dao, Chiếc chìa khóa vàng, Lời thề... Mỹ Duyên đã trở thành một gương mặt diễn viên sáng giá và được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá cao bằng hàng loạt giải thưởng uy tín. Trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 (1993) được tổ chức ở Hải Phòng, Mỹ Duyên đã đoạt danh hiệu "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" với vai diễn trong 2 phim: Tình nhỏ làm sao quênBăng qua bóng tối[5]. Năm 1995, với vai Nguyệt trong phim Lưỡi dao, Mỹ Duyên đã được trao giải "Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất" tại giải Mai Vàng, một giải thưởng trong lĩnh vực sân khấu - nghệ thuật do độc giả báo Người Lao động bình chọn hàng năm[6]. Bên cạnh điện ảnh, cô còn tham gia một số phim truyền hình mà chủ yếu do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất như: người nữ công an khu vực Hồng Hà trong phim Xóm nước đen, Đất khách,... Với vai Hà trong phim Xóm nước đen và vai Hòa Bình trong phim Lời thề, Mỹ Duyên tiếp tục nhận được danh hiệu "Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Mai Vàng năm 1996.[6]

Sở hữu một nét mặt hồn nhiên, vóc dáng thanh mảnh nên trong suốt một thời gian dài, Mỹ Duyên thường chỉ được mời vào những vai chính diện như các thiếu nữ con nhà lành, hiền thục. Chính vì vậy, vào năm 2002, cô đã tạo bước đột phá và chứng tỏ khả năng diễn xuất đa dạng của mình khi tham gia bộ phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng, do Hãng phim Giải Phóng sản xuất[7]. Vai diễn của Mỹ Duyên là một cô gái điếm tên Hoa, quậy phá hết cỡ rồi sau đó chết vì ma túyAIDS. Đây là một vai được đánh giá là cực kỳ góc cạnh và đạo diễn Lê Hoàng đã có cuộc tuyển chọn khá lâu. Để có thể hoàn thành tốt vai diễn này, cô đã phải đi tìm hiểu thực tế ở nhiều trại cai nghiện và vũ trường[4]. Sau khi công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2003, bộ phim đã thành công lớn với doanh thu kỷ lục là 12 tỷ đồng, đứng đầu trong tất cả các bộ phim được sản xuất trước đó. Gái nhảy cũng đã mở đầu cho thời kỳ phim thương mại sau giai đoạn khủng hoảng của điện ảnh Việt Nam thập niên 1990. Sau những thành công vang dội của Gái nhảy, cô tiếp tục được mời tham gia phần 2 của bộ phim mang tên Lọ Lem hè phố. Vai diễn lần này của Mỹ Duyên cũng là một cô gái làng chơi tên Hoa, nhưng khác với Gái nhảy, tình tiết của phim nhẹ nhàng hơn khi không đề cập nhiều đến những thác loạn và sự đau đớn của tệ nạn xã hội đương thời mà chủ yếu tập trung vào chuyện tình tay ba giữa chàng ca sĩ Khanh Dũng cùng Hạnh và Hoa, niềm hạnh phúc của Hoa khi từ một cô gái điếm bỗng chốc được sống những ngày tháng thơ mộng bên cạnh thần tượng của mình[8]. Sau khi công chiếu vào Tết năm 2004, Lọ Lem hè phố cũng có doanh thu khá cao với hơn 6 tỷ đồng.[9]

Năm 2004, Mỹ Duyên đóng vai nữ chính bên cạnh nam ca sĩ Lam Trường trong bộ phim điện ảnh Nữ tướng cướp do đạo diễn Lê Hoàng thực hiện. Trong phim, Mỹ Duyên đảm nhận vai Thu, một cô gái xinh đẹp có người bạn tên Hồng, cả hai chuyên đi lừa đảo những anh chàng lắm tiền nhưng ngây thơ. Một ngày nọ, Thu bắt cóc được một doanh nhân trẻ tên Hùng, cô cùng Hồng dự định sẽ tống tiền gia đình anh. Tuy nhiên, trong khi Hồng đi lấy tiền chuộc thì Thu lại phát sinh tình cảm với Hùng, và cô muốn làm lại cuộc đời nhưng Hồng không đồng ý. Và khi đó, Thu đã phải đấu tranh để giành lại sự lương thiện cho con người mình[10]. Với vai diễn này, Mỹ Duyên đã được Hội điện ảnh Việt Nam trao tặng giải thưởng Cánh diều 2004 cho hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất".[11]

Năm 2006, Mỹ Duyên đánh dấu sự trở lại bằng việc tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình Gió mùa thổi mãi của đạo diễn Nguyễn Quốc Trọng[12]. Ít lâu sau, cô tiếp tục đảm nhận một vai phụ trong bộ phim truyền hình dài 100 tập mang tên Mùi ngò gai[13]. Trong phim, Mỹ Duyên đảm nhận vai Hiền, một cô gái từ quê lên thành phố nhưng có cá tính rất mạnh mẽ, cô sẵn sàng dùng vũ lực để chống trả lại những kẻ ức hiếp mình và còn bảo vệ cả anh người yêu yếu đuối. Tuy vậy nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Hiền lại là một người con gái rất dịu dàng, luôn dành những gì tốt nhất cho người yêu của mình, luôn phải vật lộn với khó khăn nhưng trong cô không lúc nào tắt niềm khao khát vươn lên[14]. Mặc dù chỉ đảm nhận một vai phụ nhưng đây lại là một vai diễn khá lạ của Mỹ Duyên[4]. Năm 2007, khi chỉ hơn 30 tuổi, cô được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vì những đóng góp của cô cho nền điện ảnh nước nhà.

Thử sức với kịch nói[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997, Mỹ Duyên tham gia lĩnh vực kịch nói với vai cô gái điên trong vở Người mua hạnh phúc của Sân khấu kịch Idecaf, dù vai diễn đầu tiên này của cô chỉ được nói duy nhất một câu thoại. Sau Người mua hạnh phúc, Mỹ Duyên đã quyết định cộng tác lâu dài với Sân khấu kịch Idecaf và trở thành một diễn viên chính thức tại đây, bên cạnh những nghệ sĩ tên tuổi và gạo cội của sân khấu thành phố như: Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc, Hữu Châu, Kim Xuân, Thành Hội, Ái Như[1]. Tham gia một số vở kịch sau đó như: Bí mật vườn Lệ Chi, Tin ở hoa hồng, Nắng sớm mưa chiều,... và có điều kiện phát huy sở trường của một diễn viên balê trong các vở nhạc kịch: Tin ở hoa hồng, Shakespeare đang nguy, 12 bà mụ,... Nhưng cô vẫn bị đánh giá là chưa có vai diễn nào nổi bật như trong lĩnh vực điện ảnh[15]. Một thời gian sau, Mỹ Duyên đã dần chứng tỏ được khả năng diễn xuất trên sân khấu kịch khi hai vở diễn mà cô tham gia cùng nghệ sĩ Thành HộiHồng Ánh là: Phép lạThử yêu lần nữa (2004) thành công khá ngoạn mục[16]. Với Thử yêu lần nữa, mặc dù đã diễn hơn 100 suất trong năm 2004 nhưng đến đầu năm 2005, vở kịch vẫn được nhiều khán giả yêu thích.[17]

Các tác phẩm đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựaVai Diễn
1990Ngọn lửa Parisđang cập nhật...
Chuyến tàu hoàng hôn xưađang cập nhật...
Xác chết trên cao nguyênđang cập nhật...
1991Ngọc trản thần côngVân Đại Nương
Tây Sơn hiệp khách
1992Chuyện tình trong ngõ hẹpPhạm Khánh Hà
Giọt lệ chưa khôLệ Phương
Ngôi nhà oan khốcNgười con nuôi
Lối nhỏ vào đờiđang cập nhật...
1993Em ơi đừng khóc nữaCẩm Linh
Vị đắng tình yêu 2Ca sĩ người Đài Loan
Tình nhỏ làm sao quênLưu Lan Hương
Lương tâm bé bổngLương Tâm
Trái tim chó sóiđang cập nhật...
Băng qua bóng tốiCô bé mù
1995Lưỡi daoNguyệt
Sự tích cây chổiTiên nữ
Lời thềHòa Bình
1996Ai xuôi vạn lýCô gái trẻ
1997Bên thềm hoa vẫn nởđang cập nhật...
Cánh chim mặt trờiXuân Phương
Linh hồn hành quyếtđang cập nhật...
Trăng không mùaThư Nhuyên
1999Bản tình ca cuối cùngđang cập nhật...
Chiếc mặt nạ da ngườiThái Y Hương
2000Sống bên bờ vực
2001Chiếc chìa khóa vàngNguyệt
2002Bông hồng vàngXuzy
2003Gái nhảyHoa
2004Lẹ lem hè phốHoa
Nữ tướng cướpThu
2010Khi yêu đừng quay đầu lạiBá Ký
Vượt qua bến Thượng HảiHoàng Phương Thảo
2015Kungfu PhởCô Cô
2016Bí ẩn song sinhGiang
20174 năm 2 chàng 1 tình yêuMẹ Lưu Anh Tuấn
2018Hồn papa da con gáiMẹ Châu
Tháng năm rực rỡThuỳ Linh (lúc trưởng thành)
2019Tình đầu thơ ngâyMẹ Thiên
Người lạ ơiSếp Tử Quỳnh
Nhân duyên người yêu tiền kiếpMạnh Bà
2020Bằng chứng vô hìnhDì Út
2022Bếp trưởng tớiLan Lung Linh
2023Siêu lừa gặp siêu lầyTrang
2023Khi ta hai lămbà Hoa

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

PhimNămVai diễn
Xóm nước đen1996Hồng Hà
Bình minh châu thổ1998Hạnh
Đất kháchTrịnh Quế Anh
Bến bờ khát vọng1999Đang cập nhật
Cảnh sát hình sự2002Hạnh
Hiểm nguy rình rập (phần 1,2,3,4,5)2005
Mùi ngò gai2006Hiền
Hoa thiên điểu2007Thu Hà
Những thiên thần áo trắng2009Cô giáo Thu
Những nàng công chúa nổi tiếng2010Tăng Đại Liên
Cuộc chiến trên sôngTrung Úy hoa
Kẻ gây hấn2014Bà Lưu / Bà Tư
Sóng ngầmBà Hoa
Ánh sáng thiên đường2015Bà Xuân
Hận thù hóa giảiBà Lanh
Cỏ dạiBà Kim
Phim ngắn: Thần đồngMẹ Hằng
Bữa tối của diều hâu2016Bà Nguyệt
Đồng tiền quỷ ámBà Lành
Hoa cúc trắngBà Xuân
Giá của nụ cườiBà Thương
Bến nước 132017Bà Hằng
Không như ngày hôm qua2018Bà Vương
Không cần soái caBà Dung
Gia Đình Là Số 1 - Phần 22019Lệ Liễu
Muôn kiểu làm dâuBà Thúy
Bố già BoleroBà Bảy
Phim Tết: Osin quốc dân2020Mẹ
Vương miện xương rồngBà Thu
Phim ca nhạc: Nỗi buồn đáy timVương Bà
Bánh mì ông MàuBà Hiền
Biệt đội săn thợ săn2021Đang cập nhật
Giải cứu hạnh phúcBà Sang (Tập 14, 15)
Xin chào hạnh phúc: Nắng hôn nhânĐào Thiên Thanh
Cây táo nở hoaBà Ích
Dâu hổ đại chiến mẹ chồng2022Bà Lành
Tết muôn nhàChị Ly
Tết vui mất hồnBà Hằng / Việt
Hồng NhanTrương Lệ Hồng
Thanh Xuân mãi cháyBà Hồng
Lớp học đại caBà Diễm
Nơi ngọn gió dừng chânBà Thu Cúc
Duyên kiếpBà Dung
Rồi 30 năm sauBà Đại
Hoa vương2023Khách mời
Yêu trước ngày cướiBà Lệ Thu

Phim Sitcom[sửa | sửa mã nguồn]

SERIES: XIN CHÀO HẠNH PHÚC
NămPhimVaiChú thích
2018Series Xin chào hạnh phúc: Rau đắng mọc sau hèÚt LànhTập 222,223
2018Series Xin chào hạnh phúc: Phía sau phù du (Mộng phù hoa)Mẹ Tam Triều DângTập 238,239
2020Series Xin chào hạnh phúc: Phiên khúc đoàn viênPhó giám đốc Hoàng Ánh KimTập 589, 590, 591
2021Series Xin chào hạnh phúc: Nắng hôn nhânĐào Thiên Thanh

Kịch nói (1995-nay)[sửa | sửa mã nguồn]

NămVở kịchVai diễnChú thích
1997Người mua hạnh phúcCô gái điên
1999Anh chàng xỏ lá
2001CNX 18: Hoa TuyếtHai
Shakespeare đang nguyDiễn viên múa
2003NXNX 5: Cô Bé Lọ LemLọ Lem
NXNX 6: Người đẹp và quái vậtNgười đẹp
Trùm lừaĐoan Trang
Tin ở hoa hồngDiệp
CNX 41: Cô bé rơmCô bé rơm
2004CNX 42: Sự tích con khỉCô Tiên
NXNX 7: Nàng tiên cáCông chúa Mê Ly
Phép lạLinh
Thử yêu lần nữaDuyên
2005CNX 62: Giải cứu mùa xuân (phần 1)Bông bụp
CNX 63: Giải cứu mùa xuân (phần 2)Bông bụp
NXNX 9: Aladin và đủ thứ thầnCông Chúa Ba Tun Mu Đua
NXNX 10: Huyền thoại nữ thần Lee Kim ChiHoả
Thử yêu lần nữa 2: Màu của tình yêuDuyên
Nụ cười của biển
2006NXNX 12: Bạch Tuyết lạc bảy chú lùnBạch Tuyết
Thử yêu lần nữa 3: Cảm ơn mình đã yêu emDuyên
2007NXNX 14: Sơn Tinh Thủy TinhCông chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa
NXNX 15: Hoàng tử Ai CậpMèo đen
Chuyện ngày xưa 1: Cô bé tí hon lạc vào xứ thần tiênCô bé tí hon
Hạnh phúc trên đồi hoa máuVương
Những con ma nhà hátDiễn viên Christine
2008Phép lạLinhtái diễn
NXNX 16: Chuyện Thần Tiên Xứ Phù TangCông chúa Takachi
Sát thủ 2 mảnhNữ sát thủ
Thử yêu lần nữaDuyêntái diễn
Yêu đi thôiTuyết Hoa
Chuyện ngày xưa 2: Con gái nàng tiên cáNàng tiên cá Mê Ly
2009NXNX 17: Phù Đổng Thiên Vương, lá cờ thêu 6 chữ vàngBạn giặc & bà dân làng
NXNX 18: Chàng lang thang và nàng Tùy TiệnTiên Long Lanh
Lùng người trong mộngCô gái áo trắng
2010NXNX 20: Chú bé Khoai Lang Tây và ba bà tiênNữ thần mùa thu
Câu chuyện đêm trăng đẹp nhấtHằng Nga
Thuốc đắng giã tậtBảo Ngọc
Trắng, xanh, vàng, đỏ
Vùng đất cấm
2011NXNX 22: An-Ly và Thần băng giáThần bình minh & chim bình minh
Chuyện ngày xưa 5: Tề Thiên Đại Thánh-đại chiến Hồng Hài NhiChuồn chuồn tiên, Quan Âm Bồ Tát
Quyền lực tình yêuThứ phi Kiều Minh
Tơ DuyênHải Hạc
Tình yêu chạy trốnHạ Vy
Ngàn năm tình sửThuận Khanh
2012NXNX 23: Những đứa con của rồngCông chúa Tiểu Phụng
Một ngày làm vuaThứ phi Ala
Lẩu trănCô bán vé số
Cơn mê cuối cùng
2013NXNX 25: Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàngTóc Vàng
NXNX 26: Hoàng Tử Gấu và Hạt Đậu ThầnCông chúa Hoa Hồng
Cưới vợ cho aiGái nhảy
Xóm vịt trờiLan
Mười hai bà mụBà Mụ Sáu
2014NXNX 27: Cuộc chiến của ông kẹ và các bà mẹLee Kim Chi
Trùm lừaĐoan Trang
2015NXNX 28: Nàng công chúa đi lạcCông chúa, cô gái bán đậu & dì ghẻ
Tơ duyênHải Hạc
Nắng sớm mưa chiều
Bông hồng vàngXuzy
2016NXNX 29: Bảo tàng quái vậtKhủng long em
Tấm CámTấm
2017NXNX 30: Hoàng tử-công chúa và 9 vị thần...bị bắtCông chúa Thiên Kim
Yêu đi thôiTuyết Hoa
Sắc MàuBà Thục Mỹ
Tôi chờ ông đạo diễn
2018NXNX 31: Alibaba với đầy đủ 40 tên cướp với lại cây đèn thần của Aladdin nữa đóSelena
Gươm lạc giữa rừng hoaTrinh
2019NXNX 32: Truy tìm thủy long kiếmChim hạc
Mơ giấc tình tìnhTiên Sầu
2020Cái tráp vàng
Âm mưu và tình yêu
2021Lời nguyền phù thủyDiễm Điệu
2022NXNX 33: Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Đại chiến nàng tiên cáCông chúa Mê Ly
Alô! Lộ hàngCô tiểu thư
12 bà mụBà mụ sáutái diễn
Lẩu TrănCô bán vé sốtái diễn
Thuốc đắng giã tậtBảo Ngọctái diễn
2023NXNX 34: Nàng công chúa và chiếc áo tầm gaiCông chúa Ruby
Sắc Màubà Thục Mỹtái diễn
Tơ DuyênHải Hạctái diễn
Lộ HàngCô tiểu thư
Một Ngày Làm VuaThứ Phi Alatái diễn
Hé-Lô ông thầnDiễm

Chương trình truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuộc chiến mỹ vị (2018) Tập 19
  • MV "Bàn tay mẹ" (2018) (trình bày: Lưu Thiên Ân)
  • Sao Nối Ngôi nhí: "Nàng tiên tre" (2018)
  • Ai là bậc thầy chính hiệu? VTV3 (2019)
  • Sàn chiến giọng hát (2019)
  • Sàn chiến giọng hát (2021) mùa 3 tập 2

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1995, Mỹ Duyên biểu diễn tại nhà hát giao hưởng - Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vào thời điểm của thập niên 9X, bên cạnh những vai diễn trong điện ảnh cô cũng được biết đến với vai trò người mẫu đại diễn cho những sản phẩm mới ra mắt, thường xuyên được mời làm người mẫu ảnh lịch, một hình thức nghệ thuật khá phổ biến thời bấy giờ
  • Năm 2007, Nhà Nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú khi cô chỉ hơn 30 tuổi
  • Năm 2010, Tứ đại Ngọc nữ điện ảnh thập niên 90s, 00s gồm Nguyễn Ngọc Hiệp (Hiệp tài nữ), Lê Huỳnh Mỹ Duyên (Duyên Diễn Xuất), Đồng Thu Hà (Hà lá ngọc cành vàng), Phạm Thị Hồng Ánh (Ánh quốc tế)
NămGiải ThưởngHạng MụcTác Phẩm Đề cửKết QuảChú Thích
1993LHP Việt Nam Lần Thứ 10Nữ diễn viên xuất sắc nhấtTình Nhỏ Làm Sao Quên

Băng Qua Bóng Tối

Đoạt giải[5]
1995Giải Mai VàngNữ diễn viên chính xuất sắc nhấtLưỡi DaoĐoạt giải
1996Lời Thề

Xóm Nước Đen

Đoạt giải[6]
2005Cánh Diều Vàng 2004Nữ diễn viên xuất sắc nhấtNữ Tướng CướpĐoạt giải[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Nghệ sĩ tự do cũng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ “Nghệ thuật múa đang về đâu?”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ a b “Mỹ Duyên - giấc mơ ballet đã tắt”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ a b c d Thiên nga Mỹ Duyên vỗ cánh về phía mặt trời”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ a b c Mỹ Duyên khao khát được hóa thân trên sân khấu ballet
  6. ^ a b c “Giải Mai Vàng theo năm”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ Mỹ Duyên: "Tôi muốn tìm một phong cách diễn khác"
  8. ^ “Đạo diễn Lê Hoàng ăn tết lớn”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ Quyền lực của rạp
  10. ^ 'Nữ tướng cướp' ăn khách nhờ Lam Trường?”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  11. ^ a b “Mỹ Duyên bất ngờ khi được nhận Cánh diều vàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ Mỹ Duyên trở lại đầy bất ngờ sau khi sinh
  13. ^ Mỹ Duyên muốn trở lại màn ảnh thật ấn tượng
  14. ^ Mỹ Duyên làm việc nhiều để đánh lừa thời gian
  15. ^ “Mỹ Duyên: Mãi mãi một "lương tâm bé bỏng". Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  16. ^ “Sân khấu kịch TP Hồ Chí Minh: Đã có một lớp trẻ kế thừa”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ “Hồng Ánh - Thành Hội với "Thử yêu lần nữa". Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

|}

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9_Duy%C3%AAn