Wiki - KEONHACAI COPA

Thu Hà (diễn viên)

Nghệ sĩ Nhân dân
Thu Hà
Biệt danhLá ngọc cành vàng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đồng Thị Thu Hà
Ngày sinh
6 tháng 11, 1969 (54 tuổi)
Nơi sinh
Tuyên Quang, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên
Lĩnh vực
  • Kịch
  • Điện ảnh
  • Truyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2001)
Nghệ sĩ Nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1986 – nay
Vai diễnNga trong Lá ngọc cành vàng
Mai trong Canh Bạc
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1989 – nay
Thành viên củaNhà hát kịch Hà Nội
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Website

Thu Hà (sinh ngày 6 tháng 11 năm 1969) là một nữ diễn viên kịch và điện ảnh Việt Nam nổi tiếng vào thập niên 90, được biết nhiều với biệt danh "tiểu thư lá ngọc cành vàng". Cô được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thu Hà tên thật là Đồng Thị Thu Hà sinh ngày 6 tháng 11 năm 1969, tại Tuyên Quang.[1] Năm 17 tuổi, Thu Hà rời Tuyên Quang về Hà Nội học tập. Tính tới năm 2023, nghệ sỹ đang có gia đình với người chồng thứ 2 là một doanh nhân, hơn cô 15 tuổi.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1989, cô rời Đoàn văn công Quân khu 2 để [3] làm diễn viên tại Nhà hát kịch Hà Nội và được đạo diễn Hải Ninh mời đóng vai quận chúa Quỳnh Hoa, trong bộ phim lịch sử "Đêm hội Long Trì" (1989).

Với đôi mắt sắc, diễm lệ và nét mặt "khuôn vàng thước ngọc", Thu Hà được giao đảm nhận những vai diễn có thân thế cao sang hay những vai dịu dàng, nữ tính. Bộ phim Lá ngọc cành vàng (1989) đã biến cô gái 20 tuổi Thu Hà thành ngôi sao của làng điện ảnh phía Bắc.

Thập niên 90 là giai đoạn nở rộ của phim thị trường, cô xuất hiện với loạt vai diễn cùng các "nam thần" điện ảnh Việt Nam thời bấy giờ như: Sau những giấc mơ hồng (1992) với Lý Hùng, Tóc gió thổi bay (1993) với Lê Tuấn Anh, Hoa quỳnh nở muộn (1993) với Lê Công Tuấn Anh. Trong giai đoạn này Thu Hà còn tham gia một vài phim điện ảnh khác như Đời hát rong (1991) với Trần Lực, và Những người thợ xẻ.

Cuối thập niên 90, phim thị trường bắt đầu thoái trào và Thu Hà tập trung hơn cho sân khấu Kịch, và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001.[4] Đến năm 2004 cô trở lại với bộ phim truyền hình Đường đời và giải thưởng "Diễn viên xuất sắc" cho vai diễn trong phim. Tiếp theo quãng thời gian vắng bóng, đến năm 2015, Thu Hà lại xuất hiện trên truyền hình với vai diễn Khanh "Khúc hát mặt trời". Sau bộ phim này, phải đến năm 2021, Thu Hà mới tham gia bộ phim truyền hình nữa là Hướng Dương ngược nắng.

Năm 2019, cô được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Cô từng hai lần đóng phim điện ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là "Hẹn gặp lại Sài Gòn" (1990) trong vai Út Vân - người của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành; và "Nhìn ra Biển cả" (2010) trong vai một người phụ nữ đã giúp đỡ giúp Nguyễn Tất Thành trong thời gian làm thầy giáo.

Ghi nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Là một trong Tứ đại Ngọc nữ điện ảnh thập niên 1990, 2000 gồm Nguyễn Ngọc Hiệp (Hiệp tài nữ), Đồng Thu Hà, Lê Huỳnh Mỹ Duyên, Phạm Thị Hồng Ánh.

  • Được nhà nước phong tặng danh hiệu :
    • 2001: Nghệ sĩ ưu tú.
    • 2019: Nghệ sĩ nhân dân.[4]

Tác phẩm và Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vở kịch[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềVai diễnGiải thưởng cá nhânGiải thưởng cho vở diễn
1989Ngôi nhà trong thành phốBà giáo
2002Mùa hoa sữaNguyệnGiải A của Bộ VHTT&DL
2004Cát BụiÁi TrinhHuy chương Vàng của Bộ VHTT&DL
2010Tình sử ngàn nămThuận KhanhGiải B của Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt NamGiải A của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
2012Những mặt người thấp thoángThêmHuy chương Bạc của Bộ VHTT&DLHuy chương Vàng của Bộ VHTT&DL
2015Bỉ VỏTám BínhHuy chương Vàng của Bộ VHTT&DL
2015Điệp khúc vi-rutNgọc PhươngHuy chương Vàng của Bộ VHTT&DL

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềVai diễnGiải thưởngBạn diễnGhi chú
1986Đêm hội Long TrìQuận chúa Quỳnh HoaĐiện ảnh

(Vai diễn đầu tiên)

1986Lá ngọc cành vàngNgaDiễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9Vũ Đình ThânĐiện ảnh
1990Hẹn gặp lại Sài GònÚt Vân
1991Canh BạcMaiDiễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10Đơn Dương
1991Đời hát rongTrần Lực
1992Anh chỉ có mình emVânGiải Mai Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắcLê Công Tuấn Anh
1992Sau những giấc mơ hồngMỹ DuyênLý Hùng
1993Hoa Quỳnh nở muộnQuỳnhLê Công Tuấn Anh
1993Tóc gió thổi bayNguyễn Chánh Tín, Thương Tín, Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh
1999Những người thợ sẻPhượng
2004Đường đờiTânNữ viên chính xuất sắc nhất LHP truyền hình Việt NamHoàng HảiPhim truyền hình
2005Trò đùa của số phận[5]Hạ LanHải Anh
Ngôi nhà cổ tíchHạnhMạnh CườngĐiện ảnh truyền hình
2010Nhìn ra biển cảHương BìnhPhim điện ảnh
2015Khúc hát mặt trờiBà KhanhNSND Trọng TrinhPhim truyền hình
2020-2021Hướng dương ngược nắngBà Bạch CúcMạnh Cường, Phạm Cường
2022Thông gia ngõ hẹpBà HồngChí Trung, Trọng Trinh
2023Tình trạng: Đã ly hônBà NgọcMai Huỳnh
2024Trạm cứu hộ trái timBà Nguyễn Hạ LanPhạm Cường

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NSND Thu Hà”. kichhanoi.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “NSND Thu Hà: Nhan sắc bị thời gian "bỏ quên", thân thiết với tài tử Lý Hùng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 6 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ cand.com.vn. “Một Thu Hà khác biệt trong "Hướng dương ngược nắng". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b danviet.vn. “Người đẹp Việt được khen "quốc sắc thiên hương" thập niên 1990 là ai?”. danviet.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “Hải Anh: Run khi đóng vai tình cảm với... chị”. Tuổi Trẻ Online. 3 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu_H%C3%A0_(di%E1%BB%85n_vi%C3%AAn)