Wiki - KEONHACAI COPA

Lớp tàu khu trục G và H

Gallant, một tàu khu trục lớp G với cách bố trí cầu tàu và phòng lái kiểu truyền thống
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu khu trục G và H
Bên khai thác
Lớp trước lớp E và F
Lớp sau lớp I
Lớp con G, H, Havant
Thời gian hoạt động 1936-1949 (Hải quân Hoàng gia Anh)
Hoàn thành 24 (Hải quân Hoàng gia Anh)
Bị mất 16
Nghỉ hưu 6
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục G và H
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước
  • 1.350 tấn Anh (1.370 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.883 tấn Anh (1.913 t) (đầy tải)
Chiều dài 323 ft (98,5 m)
Sườn ngang 33 ft (10,1 m)
Mớn nước 12 ft 5 in (3,8 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.530 nmi (10.240 km; 6.360 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 137 (thời bình),
  • 146 (thời chiến)
Vũ khí
Đặc điểm khái quát(lớp H)
Trọng tải choán nước
  • 1.340 tấn Anh (1.360 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.859 tấn Anh (1.889 t) (đầy tải)
Động cơ đẩy như lớp G, ngoại trừ Hyperion; 1 x nồi hơi Admiralty thay bằng kiểu Johnson
Vũ khí 4 × pháo QF 4,7-inch Mk IX (4×1)
Ghi chú Các đặc tính khác tương tự lớp G
Đặc điểm khái quát(lớp Havant)
Vũ khí
  • 3 × pháo QF 4,7-inch Mk IX (3×1)
  • cho đến 110 mìn sâu
Ghi chú Các đặc tính khác tương tự lớp H

Lớp tàu khu trục G và H là một lớp gồm 24 tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo và hạ thủy từ năm 1935 đến năm 1939; hai chiếc sau đó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và một chiếc cho Hải quân Ba Lan. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi mười sáu chiếc đã bị mất và một chiếc thứ mười bảy bị hư hại quá mức sửa chữa hiệu quả. Ngoài ra còn có những chiếc khác cùng đặc tính được chế tạo cho hải quân các nước Argentina, BrasilHy Lạp.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp G[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp G được đặt hàng như một phần của Chương trình chế tạo hải quân 1933. Thiết kế của chúng hầu như lặp lại lớp F, với sự cắt giảm kích thước đôi chút do loại bỏ turbine chạy đường trường. Vũ khí trang bị cho lớp G giống như của lớp F, sử dụng pháo QF 4,7 inch (120 mm) Mk. IX L/45 đặt trên bệ trụ xoay Mark XVII làm dàn pháo chính; góc nâng tối đa đến 40° được thực hiện bằng cách tạo một phần sàn tàu thấp hơn gọi là "giếng" (well), cho phép khóa nòng hạ thấp bên dưới mức sàn tàu. HMS Glowworm được thử nghiệm với kiểu dàn ống phóng ngư lôi năm nòng PR Mk. I, trong khi các tàu chị em giữ lại kiểu dàn ống phóng bốn nòng Mk.VIII. Mọi chiếc trong lớp G đều có cột ăn-ten trước ba chân và cột ăn-ten chính dạng cọc.

Lớp H[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp H được đặt hàng tiếp nối trong Chương trình chế tạo hải quân 1934. Thiết kế hầu như lặp lại lớp G, nhưng tích hợp giải pháp thỏa đáng hơn cho góc nâng của pháo chính bằng cách bố trí lại đầu khóa nòng của khẩu pháo. Vì vậy bệ CP Mk.XVIII vẫn có góc nâng tối đa 40° mà không cần đến "giếng" sàn tàu. Cho dù kiểu ống phóng ngư lôi năm nòng đã sẵn có sau khi thử nghiệm trên HMS Glowworm, chúng không được trang bị do sự lo ngại trọng lượng nặng bên trên. Các cải tiến trong thiết kế và việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật hàn đưa đến kết quả giảm trọng lượng choán nước khoảng 50 tấn Anh (51 t).

HMS HeroHMS Hereward được giới thiệu một thiết kế cầu tàu mới, vốn sẽ trở nên tiêu chuẩn trên mọi tàu khu trục hạm đội từ lớp I cho đến lớp Battle năm 1944. Điều này là cần thiết vì HMS Hereward trang bị một kiểu nguyên mẫu pháo 4,7 inch (120 mm) nòng đôi trên bệ CP Mark XIX vốn sẽ được trang bị cho các lớp Tribal, J, K và N. Kiểu vũ khí này có chiều cao trục cao hơn 13 in (33 cm) so với kiểu vũ khí trước, buộc phải nâng cao phòng lái để người lái tàu có thể nhìn ra phía trước. Điều này buộc phải bố trí phòng lái ở phía trước thay vì bên dưới cầu tàu; và nó có các mặt bọc giáp nghiêng, đưa đến một hình nêm đặc trưng và một mái dốc cho phép quan sát được sàn trước từ cầu tàu. Về cấu trúc bên trong, lớp H tương tự như lớp G, ngoại trừ chiếc HMS Hyperion, có một buồng nồi hơi đơn kiểu Johnson nhỏ hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm hơn so với thiết kế Admiralty. Tất cả các con tàu đều có các cột ăn-ten trước và sau dạng cột, và được gắn thiết bị quét mìn kiểu TSDS (Two Speed Destroyer Sweeps).

Các soái hạm khu trục[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như lớp E và F, các soái hạm khu trục được chế tạo theo một thiết kế mở rộng, tích hợp thêm một khẩu pháo 4,7 inch thứ năm ở vị trí 'Q' giữa hai ống khói. Chúng dựa trên chiếc dẫn đầu của lớp F HMS Faulknor. HMS Grenville hơi ngắn hơn do nó được trang bị nồi hơi kiểu Yarrow đốt hông gọn gàng hơn. HMS Hardy dễ dàng nhận biết với cột ăn-ten trước ba chân. Cả hai đều bị mất sớm trong chiến tranh nên không có được các cải biến vào thời chiến.

Lớp Havant[sửa | sửa mã nguồn]

HMS Hesperus với màu sơn ngụy trang, trình bày một cầu tàu góc nghiêng áp dụng cho Hero, Hereward và những chiếc nguyên của Brasil

Lớp Havant được đặt lườn vào năm 1938 dành cho Brasil. Chúng có cột ăn-ten trước dạng cột và ăn-ten sau dạng ba chân, được hoàn tất mà không có tháp pháo 'Y' ở sàn sau nhằm tăng số lượng mìn sâu mang theo, và ống khói được cắt ngắn để cải thiện góc bắn của vũ khí phòng không. Ban đầu những chiếc lớp Havant chỉ trang bị máy đo tầm xa, nhưng sau này được kết hợp với bộ điều khiển hỏa lực trên cầu tàu, đối nghịch với hai chức năng riêng biệt trên những con tàu nữa chị em. Sau khi đưa vào biên chế cùng Hải quân Hoàng gia, HandyHearty được đổi tên tương ứng thành HMS HarvesterHMS Hesperus để tránh nhầm lẫn với HMS Hardy.

Sáu chiếc trong lớp Havant thoạt tiên hình thành nên Chi hạm đội Khu trục 9 của Hạm đội Nhà và được phân công nhiệm vụ chống tàu ngầm tại Scapa Flow.[1] Đến cuối năm 1940, Chi hạm đội 9 được chuyển sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây và được đổi tên thành Đội hộ tống 9.[2] Đến tháng 3 năm 1942, năm chiếc lớp Havant còn lại được đặt làm tàu chỉ huy các đội thuộc Lực lượng Hộ tống giữa đại dương suốt mùa Đông 1942-1943.[3][4][5]

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Hoàng gia Anh[sửa | sửa mã nguồn]

TênĐặt lườnHạ thủyHoàn tấtSố phận
Lớp G
Gallant15 tháng 9 năm 193426 tháng 9 năm 193525 tháng 2 năm 1936Tổn thất do trúng mìn gần Malta, 20 tháng 1 năm 1941
Garland22 tháng 8 năm 193424 tháng 10 năm 19353 tháng 3 năm 1936Chuyển cho Hải quân Ba Lan như là chiếc ORP Garland năm 1940, chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan sau chiến tranh và bị tháo dỡ năm 1964
Gipsy4 tháng 9 năm 19347 tháng 11 năm 193522 tháng 2 năm 1936Đắm do trúng mìn gần Harwich, 21 tháng 11 năm 1939
Glowworm15 tháng 8 năm 193422 tháng 7 năm 193522 tháng 1 năm 1936Đắm do đụng độ với tàu tuần dương Đức Admiral Hipper, 8 tháng 4 năm 1940
Grafton30 tháng 8 năm 193418 tháng 9 năm 193520 tháng 3 năm 1936Bị tàu ngầm Đức U-62 đánh chìm, 29 tháng 5 năm 1940
Grenade3 tháng 10 năm 193412 tháng 11 năm 193528 tháng 3 năm 1936Bị không kích đánh chìm trong trận Dunkirk, 29 tháng 5 năm 1940
Grenville (soái hạm khu trục)29 tháng 9 năm 193415 tháng 8 năm 19351 tháng 7 năm 1936Đắm do trúng mìn, 19 tháng 1 năm 1940.
Greyhound20 tháng 9 năm 193415 tháng 8 năm 19351 tháng 2 năm 1936Bị máy bay ném bom bổ nhào Đức đánh chìm trong trận Crete, 22 tháng 5 năm 1941
Griffin20 tháng 9 năm 193415 tháng 8 năm 19356 tháng 3 năm 1936Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada năm 1943 như là chiếc HMCS Ottawa, tháo dỡ năm 1946
Lớp H
Hardy (soái hạm khu trục)30 tháng 5 năm 19357 tháng 4 năm 193611 tháng 12 năm 1936Bị đánh đắm do hải pháo của tàu khu trục Đức Georg Thiele trong trận Narvik thứ nhất, 10 tháng 4 năm 1940
Hasty15 tháng 4 năm 19355 tháng 5 năm 193611 tháng 11 năm 1936Trúng ngư lôi của xuồng phóng lôi Đức S-55, 14 tháng 6 năm 1942; bị Hotspur đánh đắm gần Derna, 15 tháng 6 năm 1942
Havock15 tháng 5 năm 19357 tháng 7 năm 193616 tháng 1 năm 1937Mắc cạn gần Kelibia, Tunisia và bị đánh đắm, 6 tháng 4 năm 1942
Hereward28 tháng 2 năm 193510 tháng 3 năm 19369 tháng 12 năm 1936Bị máy bay ném bom bổ nhào Đức đánh chìm gần Plaka, Crete, 29 tháng 5 năm 1941
Hero28 tháng 2 năm 193510 tháng 3 năm 193621 tháng 10 năm 1936Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada năm 1943 như là chiếc HMCS Chaudiere, tháo dỡ năm 1945
Hostile27 tháng 2 năm 193524 tháng 1 năm 193610 tháng 9 năm 1936Hư hại do trúng mìn và bị Hero đánh đắm, 23 tháng 8 năm 1940
Hotspur27 tháng 2 năm 193523 tháng 3 năm 193629 tháng 12 năm 1936Bán cho Hải quân Cộng hòa Dominica, 1949
Hunter27 tháng 3 năm 193525 tháng 2 năm 193630 tháng 9 năm 1936Bị tàu khu trục Đức đánh đắm trong trận Narvik, 10 tháng 4 năm 1940
Hyperion27 tháng 3 năm 19358 tháng 4 năm 19363 tháng 12 năm 1936Đắm do trúng mìn gần Pantelleria, 22 tháng 12 năm 1940
Lớp Havant
Harvester (Handy, Jurua)3 tháng 6 năm 193829 tháng 9 năm 193923 tháng 5 năm 1940Bị tàu ngầm Đức U-432 đánh chìm, 11 tháng 3 năm 1943.
Havant (Javary)30 tháng 3 năm 193817 tháng 7 năm 193919 tháng 12 năm 1939Bị hư hại do không kích trong trận Dunkirk và bị Saltash đánh đắm, 1 tháng 6 năm 1940
Havelock (Jutahy)30 tháng 3 năm 193816 tháng 10 năm 193910 tháng 2 năm 1940Bị tháo dỡ 1946
Hesperus (Hearty, Juruena)6 tháng 7 năm 19381 tháng 8 năm 193922 tháng 1 năm 1940Bị tháo dỡ 1946
Highlander (Juguaribe)28 tháng 9 năm 193819 tháng 10 năm 1939.18 tháng 3 năm 1940Bị tháo dỡ 1947
Hurricane (Japarua)30 tháng 6 năm 193829 tháng 9 năm 193921 tháng 6 năm 1940Bị tàu ngầm Đức U-415 đánh chìm, 24 tháng 12 năm 1943

Hải quân Argentine[sửa | sửa mã nguồn]

Bảy chiếc tàu khu trục có cùng đặc tính kỹ thuật với lớp G và H đã được chế tạo cho Hải quân Argentine như là lớp Buenos Aires; chúng được chế tạo bởi các hãng Vickers Armstrongs (Barrow) ở Cammell Laird và John Brown & CompanyClydebank, và được bàn giao vào năm 1938.

Hải quân Brasil[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil đặt mua của Anh sáu chiếc lớp Jarua vào năm 1938. Những chiếc này bị Anh mua lại khi chiến tranh nổ ra vào năm 1939 và đổi tên thành lớp Havant như được mô tả bên trên. Để thay thế, Brasil quyết định tự sản xuất tàu khu trục, lớp Acre, tại xưởng tàu Ilha das Cobras, Rio de Janeiro. Thiết kế được dựa trên bản vẽ lớp H do Anh cung cấp, nhưng với vũ khí và động cơ do Hoa Kỳ sản xuất. Cho dù được đặt lườn từ năm 1940, sáu chiếc thuộc lớp này chỉ hoàn tất vào năm 19491951.[6]

Hải quân Hoàng gia Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]

Hai chiếc thuộc một phiên bản cải biến của lớp G đã được hãng Yarrow chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp. Chúng được trang bị hải pháo 12,7 cm SK C/34pháo phòng không 37 mm do Đức chế tạo. Việc trang bị vũ khí được thực hiện tại Hy Lạp, vì phía Đức từ chối vận chuyển kiểu vũ khí này sang Anh.

  • Tàu khu trục Vasilefs Georgios, được đặt tên theo Vua George I, đã phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp trong cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ý. Bị máy bay Đức gây hư hại, nó xoay xở đi đến được Xưởng hải quân Salamis và được đưa vào ụ tàu để sửa chữa, nhưng tiếp tục bị hư hại thêm do các cuộc không kích của Đức, nên cuối cùng bị đánh đắm để tránh bị chiếm giữ. Người Đức đã trục vớt nó, sửa chữa, và cho hoạt động cùng Hải quân Đức Quốc xã như là chiếc Hermes (ZG3) vào ngày 21 tháng 3 năm 1942. Hermes bị hư hại nặng ngoài khơi mũi Bon vào ngày 30 tháng 4 năm 1943, và bị đánh đắm vào ngày 7 tháng 5 năm 1943.
  • Tàu khu trục Vasilissa Olga, được đặt tên theo Hoàng hậu Olga, cũng từng phục vụ trong cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ý. Nó cùng các tàu chiến khác đào thoát được đến Alexandria vào tháng 5 năm 1941 và gia nhập lực lượng Đồng Minh. Nó bị mất trong chiến tranh do không kích của máy bay Đức đang khi thả neo trong vịnh Lakki, Leros vào ngày 26 tháng 9 năm 1943.

Hai chiếc khác, Vasilefs KonstantinosVasilissa Sofia, được đặt tên theo Vua Konstantinos I và Hoàng hậu Sofia tương ứng, được dự định chế tạo ngay tại Hy Lạp, nhưng công việc bị ngừng lại do Thế Chiến II nổ ra.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ HMS Hesperus, Peter Dickens, 1972, Profile publications, p.180
  2. ^ HMS Hesperus, Peter Dickens, 1972, Profile publications, p.181
  3. ^ HMS Hesperus, Peter Dickens, 1972, Profile publications, p.187
  4. ^ Chronology of the War at Sea 1939-1945, J. Rohwer and G. Hummelchen, 1992, Naval Institute Press ISBN 1-55750-105-X
  5. ^ North Atlantic Run, Marc Milner, 1985, Naval Institute Press ISBN 0-87021-450-0
  6. ^ Friedman 2009, tr. 227

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Douglas, W. A. B.; Sarty, Roger (2002). No Higher Purpose. The Official Operational History of the Royal Canadian Navy in the Second World War, 1939–1943. 2, pt. 1. Michael Whitby, Robert H. Caldwell, William Johnston, William G. P. Rawling. St. Catharines, Ontario: Vanwell. ISBN 1-55125-061-6.
  • English, John (1993). Amazon to Ivanhoe: British Standard Destroyers of the 1930s. Kendal, England: World Ship Society. ISBN 0-905617-64-9.
  • Friedman, Norman (2009). British Destroyers From Earliest Days to the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-1-59114-081-8.
  • Lenton, H. T. (1998). British & Empire Warships of the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-048-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Bp_t%C3%A0u_khu_tr%E1%BB%A5c_G_v%C3%A0_H