Wiki - KEONHACAI COPA

Học viện Hậu cần (Việt Nam)

Học viện Hậu cần
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thành lập15 tháng 6 năm 1951; 72 năm trước (1951-06-15)
Phân cấpHọc viện
Nhiệm vụĐào tạo sĩ quan ngành hậu cần, tài chính
Quy mô5.000 người
  • 11 Cơ quan trực thuộc
  • 12 Khoa giáo viên
  • 04 Hệ, 04 Tiểu đoàn quản lý học viên
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyNgọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
Đặt tên theoHọc viện Hậu cần từ năm 1981
Hành khúcBài hát truyền thống Nhà trường
Websitehocvienhaucan.edu.vn
Chỉ huy
Giám đốc
Chính ủyBản mẫu:Original file

Học viện Hậu cần [1] (tiếng Anh là: Military Academy of Logistics) là học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan và nhân viên ngành hậu cần cho Quân đội nhân dân Việt Nam.Ngày 7 tháng 2 năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận trình độ đào tạo đại học quân sự cho Học viện Hậu cần.

  • Trụ sở chính: phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây
  • 2 cơ sở này chủ yếu: đào tạo sĩ quan hậu cần trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với các chuyên ngành: chỉ huy tham mưu hậu cần, quân nhu, vận tải, xăng dầu, doanh trại, tài chính. Đào tạo hệ cao đẳng, đại học và sau đại học dân sự với chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp và Kỹ thuật Xây dựng.

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trước yêu cầu của cách mạng và nhiệm vụ quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1951, Tổng cục Cung cấp mở:

  • Lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên do đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp trực tiếp chỉ đạo. Ngày khai giảng lớp học, Bác Hồ đã gửi thư cho cán bộ, học viên, trong thư Người viết: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận, cung cấp đủ súng, đạn, đủ cơm áo thì bộ đội mới đánh thắng trận”; đồng thời Người chỉ rõ: “cán bộ cung cấp càng phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm, chính”. Tiếp sau đó là:
  • Các lớp huấn luyện cán bộ cung cấp (1951 - 1953)
  • Trường Cán bộ Cung cấp (1953 - 1955)
  • Trường Cán bộ Hậu cần (1955 - 1958)
  • Trường Sĩ quan Hậu cần (1958 - 1974)
  • Học viện Hậu cần - được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Sĩ quan Hậu cần (Quyết định 188/QĐ-QP - Ngày 23 tháng 7 năm 1974)
  • Tháng 8 năm 1980, một bộ phận của Học viện Hậu cần được tách ra để thành lập Trường sĩ quan Hậu cần.
  • Tháng 3 năm 1996, sáp nhập Trường sĩ quan Hậu cần về Học viện Hậu cần (Quyết định số 257/QĐ–QP)
  • Năm 2021, Học viện Hậu cần bàn giao nội dung đào tạo Trung cấp cho Cao đẳng Hậu cần/Tổng cục Hậu cần, Học viện chỉ đào tạo từ Cử nhân đến Tiến sĩ hậu cần, tài chính.
  • Ngày 15 tháng 6 năm 1951Ngày truyền thống của Học viện Hậu cần - Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho lớp cán bộ cung cấp đầu tiên của Tổng cục Cung cấp.

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giám đốc: Thiếu tướng, PGS, TS Phan Tùng Sơn
  • Chính ủy: Trung tướng Dương Đức Thiện
  • Phó Giám đốc: Thiếu tướng, PGS, TS Trịnh Bá Chinh
  • Phó Giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiên
  • Phó Giám đốc: Đại tá, TS Nguyễn Quang Dũng
  • Phó Chính ủy: Thiếu tướng, TS Lê Thành Long

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng bộ trong Học viện Hậu cần bao gồm:

  • Đảng bộ Học viện Hậu cần là cao nhất.
  • Đảng bộ, chi bộ cơ sở các Phòng, Khoa, Hệ, Tiểu đoàn thuộc Đảng bộ Học viện Hậu cần.
  • Chi bộ các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Đảng bộ cơ sở.

Tổ chức chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Đào tạo;
  • Phòng Khoa học quân sự;
  • Phòng Chính trị;
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
  • Văn phòng;
  • Phòng Sau đại học;
  • Phòng Thông tin khoa học quân sự;
  • Ban Tài chính;
  • Viện Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự;
  • Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự;
  • Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo.

Các khoa giáo viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Chỉ huy hậu cần;
  • Khoa Quân nhu;
  • Khoa Vận tải;
  • Khoa Xăng dầu;
  • Khoa Doanh trại;
  • Khoa Tài chính;
  • Khoa Quân sự;
  • Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị;
  • Khoa Khoa học cơ bản;
  • Khoa Ngoại ngữ;
  • Khoa Hậu cần chiến dịch.

Các đơn vị quản lý học viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ Đào tạo Sau đại học;
  • Hệ Đào tạo Chỉ huy tham mưu hậu cần;
  • Hệ Đào tạo Chuyên ngành;
  • Hệ Đào tạo Quốc tế;
  • Tiểu đoàn 1;
  • Tiểu đoàn 2;
  • Tiểu đoàn 3;
  • Tiểu đoàn 4.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

TTHọ tênNăm sinhNăm mấtThời gian đảm nhiệm!Cấp bậc tại nhiệmChức vụ cuối cùngGhi chú
1Trần Đăng Ninh191019551951Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp
2Nguyễn Thanh Bình1920200819511953

19551958

Thiếu tướng (1959)Thường trực Ban Bí thư (1988–1991)
3Lê Khánh Khang1919199619581959Đại tá (1958)Cục trưởng Cục Kiến thiết cơ bản, Bộ Lâm nghiệp (1975-1980).
4Bùi Phùng1920199919591960Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1980)
Thượng tướng (1986)
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1977–1982)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977–1989)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHNN (1980–1992)
5Hoàng Xuân19611969Đại tá
6Nguyễn Đan Thành19691970Thiếu tướng
7Trần Chí Cường1926200919701974Thiếu tướngPhó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần
8Hoàng Kiện1921200019741981Thiếu tướng (1977)Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (1981–1986)
9Bùi Nam Hà1924201919811982Thiếu tướng (1983)Phó Tổng Thanh tra Quân đội (1982–1991)
10Hoàng Điền19821988Thiếu tướng (1983)
11Đặng Ngọc Giao192919881995Thiếu tướng (1989)Giáo sư
12Phạm Tuyến193819952003Thiếu tướng
13Đồng Minh Tại1950Còn sống20042011Thiếu tướng (2002)

Trung tướng (2007)

Phó giám đốc Học Viện Hậu Cần (2000–2002)Giáo sư
14Lưu Văn Miểu1956Còn sống20112017Trung tướng (2016)Giáo sư
15Phạm Đức Dũng1962Còn sống20172023Trung tướngGiáo sư
16Phan Tùng SơnCòn sống2023-nayThiếu tướng

Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Giám đốc qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bạch Ngọc Liễn, Thiếu tướng (1985)
  • Đào Xuân Định, Thiếu tướng (2006)
  • Trần Đức Sơn, Thiếu tướng (2008)
  • Lê Viết Tuyến, Thiếu tướng (2008)
  • Đào Xuân Hước, Thiếu tướng (2013), nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 2
  • Trần Đình Hướng, Thiếu tướng (2016)[5]
  • Vũ Văn Nghiệp, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Binh chủng Đặc công
  • Trần Đình Thăng, Thiếu tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 2
  • Phạm Nghĩa Tình, Thiếu tướng (2019), nguyên Chủ nhiệm Hậu cần, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
  • Nguyễn Văn Kiên, Thiếu tướng (2022), nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 2.
  • Nguyễn Quang Dũng, Đại tá (2023).

Phó Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Quốc Chiến, Đại tá
  • Lại Duy Trợ, Thiếu tướng
  • Vũ Mạnh Hà, Thiếu tướng
  • Lê Nguyên Đương, Thiếu tướng
  • Lê Thành Long, Thiếu tướng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trang chủ của Học viện Hậu cần”.
  2. ^ “Truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba” (PDF).
  3. ^ “Học viện Hậu cần tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2014”.
  4. ^ "Người" thổi nhiệt huyết trẻ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “Học viện Hậu cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_H%E1%BA%ADu_c%E1%BA%A7n_(Vi%E1%BB%87t_Nam)