Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Chí Cường

Trần Chí Cường
Chức vụ
Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần
Nhiệm kỳ1983 – 1987
Chủ nhiệmNguyễn Chánh
Đinh Thiện
Tiền nhiệmVũ Thành
Kế nhiệmĐặng Huyền Phương
Viện trưởng Học viện Hậu cần
Nhiệm kỳ1970 – 1974
Tiền nhiệmNguyễn Đan Thành
Kế nhiệmHoàng Kiện
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1926
Lộc Thủy, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Mất2009 (82–83 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 5 năm 1945
MẹTú Ý
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụTổng cục Hậu cần
Cấp bậc
Tham chiến

Trần Chí Cường (1926–2009) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Chí Cường tên khai sinh là Trần Thanh Nhã, sinh năm 1926 tại làng Phước Hưng, tổng An Cư, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên (nay là xã Lộc Thủy, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Tháng 5 năm 1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành lãnh đạo khởi nghĩa tổng An Cư trong Cách mạng Tháng Tám cùng năm.[2] 5 năm sau (1950), ông được bầu vào Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên. Đầu năm 1951, ông được điều động vào quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Hậu cần Đại đoàn Bộ binh 325,[3] cũng như phụ trách cơ quan hậu cần của Mặt trận Bình Trị Thiên dưới quyền Tư lệnh Hà Văn Lâu và Chính ủy Trần Quý Hai.[4] Sau khi tập kết ra Bắc vào năm 1954, ông làm việc tại Tổng cục Hậu cần và được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng vào khoảng những năm 1960.[5]

Ngày 6 tháng 12 năm 1967, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 – Khe Sanh được thành lập, Trần Chí Cường là cơ quan hậu cần. Năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 500,[a] tham gia Sự kiện Tết Mậu Thân.[6] Năm 1970, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Học viện Hậu cần với quân hàm Thượng tá.[7] Khoảng năm 1980, ông là Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 2, mang quân hàm Đại tá.[8] Tháng 12 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần.[9] Trong thời gian đảm nhiệm Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, ông được thăng hàm Thiếu tướng.[10]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trên cơ sở Tổng cục Hậu cần tiền phương, Bộ Tư lệnh 500 được thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1968 tại khu vực phía nam Quân khu 4 (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ LTS (7 tháng 2 năm 2009). “Thiếu tướng Trần Chí Cường được gặp Bác Hồ trước Chiến dịch Khe Sanh 1967”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Phạm Hữu Thu (22 tháng 8 năm 2020). “Những ngày Cách mạng tháng Tám ở tổng An Cư”. Báo Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập 6 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Hội sử học Thừa Thiên Huế (2004). “Các Tư lệnh”. Huế xưa & nay. 61–66: 8. ISSN 1859-2163. OCLC 34100845.
  4. ^ Trần Công Tấn (2004). Hà Văn Lâu: người đi từ bến làng Sình. Nhà xuất bản Phụ nữ. tr. 293. OCLC 607214156.
  5. ^ Ban liên lạc chiến sĩ Trường Sơn tại TP. Hồ Chí Minh & phụ cận (2009). Trường Sơn có một thời như thế: kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn-Đường Hò̂ Chí Minh, 19-05-1959 – 19-05-2009. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. tr. 196. OCLC 436975603.
  6. ^ Nguyễn Kim Xuyên (12 tháng 6 năm 2017). “Bảo đảm giao thông vận tải chống chia cắt chiến lược trên địa bàn Quân khu 4 năm 1968”. Tạp chí Hậu cần Quân đội. Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập 6 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995). Nguyễn Quốc Dũng (biên tập). 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: biên niên sự kiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 520. OCLC 1122545493.
  8. ^ Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (2007). Lịch sử Viện quân y 6: 1957-2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 174. OCLC 356712132.
  9. ^ Ban Biên tập (26 tháng 10 năm 2020). “Một số tư liệu lịch sử về Bộ Tham mưu Hậu cần”. Tạp chí Hậu cần Quân đội. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập 6 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Trịnh Vĩnh Pha (1998). 50 năm Thanh tra Quốc phòng, 1948-1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 177. OCLC 39515052.
  11. ^ a b Trần Hoàng Thiên Kim (27 tháng 2 năm 2018). “Bà Tôn Lệ Minh - vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư: "Em chải lại đời anh". Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Ch%C3%AD_C%C6%B0%E1%BB%9Dng