Wiki - KEONHACAI COPA

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2
Tên khácOlympia 2
O2
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Đạo diễnTạ Bích Loan
Dẫn chương trìnhLưu Minh Vũ
Nguyễn Tùng Chi
Nhạc dạo"Future Fast" của Richard Mayhill
Nhạc kết"Đường lên đỉnh núi" của Hoàng Vân
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmTrường quay S9, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV4
Phát sóng23 tháng 4, 2000 – 29 tháng 4, 2001
Thông tin khác
Chương trình trướcNăm 1
Chương trình sauNăm 3
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2, thường được gọi tắt là Olympia 2 hay O2 là năm thứ 2 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ hai được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 23 tháng 4 năm 2000 và kết thúc với trận chung kết được tổ chức ngày 29 tháng 4 năm 2001. Đây là năm đầu tiên Lưu Minh VũNguyễn Tùng Chi là những người dẫn chương trình này.

Nhà vô địch của năm thứ 2 là Phan Mạnh Tân đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Một chương trình gồm có bốn phần thi:

Khởi động[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi người chơi trả lời 10 câu hỏi nhanh. Mỗi câu có thời gian 5 giây. 10 điểm cho một câu trả lời đúng.

Vượt chướng ngại vật[sửa | sửa mã nguồn]

Có một ô chữ gồm một số từ hàng ngang và một từ hàng dọc. Người chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, có 15 giây để suy nghĩ, trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 40 điểm. Người chơi có thể bấm chuông trả lời từ hàng dọc sau khi cả 4 người chơi đã qua 1 lượt lựa chọn từ hàng ngang, nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Tăng tốc[sửa | sửa mã nguồn]

8 câu hỏi với 3 dữ kiện được đưa ra trong 30 giây, cứ mỗi 10 giây có 1 dữ kiện mới. Người chơi trả lời được ở dữ kiện nào được điểm ở dữ kiện đó với các mức 30, 20, 10 điểm.

Về đích[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi người chơi lần lượt chọn 2 câu hỏi ở 2 màu khác nhau, mỗi màu tương ứng hai môn học (Xanh - Toán & Lý; Đỏ - Hoá & Sinh; Tím - Văn & Ngoại ngữ; Vàng - Sử & Địa). Trả lời đúng được 30 điểm, sai không được điểm. Người chơi có thể chọn ngôi sao hy vọng trong phần thi này. Trả lời đúng với ngôi sao hy vọng được 60 điểm, sai bị trừ 30 điểm.

Trong trận chung kết năm, ngoài việc chọn câu hỏi ở 2 màu khác nhau, thí sinh còn có thể chọn câu hỏi với số điểm 10, 20 và 30.

Chi tiết các trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Màu sắc sử dụng trong bảng kết quả
Thí sinh đạt giải nhất và trực tiếp lọt vào vòng trong
Thí sinh lọt vào vòng trong nhờ có số điểm nhì cao nhất
Thí sinh Vô địch cuộc thi Chung kết Năm

Trận 53: Chung kết năm[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sóng trực tiếp: 10 giờ ngày 29 tháng 4 năm 2001[1][2]

Thí sinhTrườngKhởi độngVCNVTăng tốcVề đíchTổng điểm
Lê Thiên Hạnh TrangTHCS & THPT Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc120
Đỗ Thị Hồng NhungTHPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long180
Nguyễn Bá TuânTHPT Bỉm Sơn, Thanh Hoá150
Phan Mạnh TânTHPT Chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh210
  • Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Đỗ Hồng Cư (điểm cầu Vĩnh Long), Võ Thuận Sơn (điểm cầu Hà Tĩnh), Hoa Thanh Tùng (điểm cầu Vĩnh Phúc), Trịnh Bảo Vân (điểm cầu Thanh Hóa).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ VnExpress. “Ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua Olympia?”. vnexpress.net. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ VnExpress. “Phan Mạnh Tân đoạt giải nhất "Đường lên đỉnh Olympia". vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Cuộc thi ngày 19/11/2000
  2. Cuộc thi ngày 10/12/2000
  3. Cuộc thi ngày 04/03/2001
  4. Cuộc thi ngày 11/03/2001
  5. Cuộc thi ngày 15/04/2001
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%AAn_%C4%91%E1%BB%89nh_Olympia_n%C4%83m_th%E1%BB%A9_2