Wiki - KEONHACAI COPA

Xeon Phi

Xeon Phi
Xeon Phi 5100 without heatsink
Thông tin chung
Ngày bắt đầu sản xuất2010
Ngày ngừng sản xuất2020[1]
Tiếp thị bởiIntel
Thiết kế bởiIntel
Nhà sản xuất phổ biến
  • Intel
Hiệu năng
Xung nhịp tối đa của CPU1.053 GHz đến 1.7 GHz
Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm L132 KB mỗi nhân
Bộ nhớ đệm L2512 KB mỗi nhân
Kiến trúc và phân loại
Ứng dụngSiêu máy tính
Máy chủ
Công nghệ node45 nm transistors đến 14 nm transistors (tri-gate)
Vi kiến trúcLarrabee
Tập lệnhIA-32, x86-64
Phần mở rộng
Thông số vật lý
Nhân
  • 32-72
Bộ nhớ (RAM)
  • Lên đến 384 GB và 16 GB
  • Lên đến DDR4 115.4 GB/s với hỗ trợ ECC
  • MCDRAM 400+ GB/s
(Các) chân cắm
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể
Tên nhân
  • Knights Ferry
  • Knights Conrner
  • Knights Landing
  • Knights Mill
  • Knights Hill
Mẫu mã
    • Xeon Phi 3100
    • Xeon Phi 5100
    • Xeon Phi 7100
    • Xeon Phi 7200

Xeon Phi là một dòng CPU x86 nhiều nhân được thiết kế và tạo ra bởi Intel. Nó được thiết kế để sử dụng trong Siêu máy tính, Máy chủ, và Máy trạm cao cấp. Kiến trúc của nó cho phép sử dụng các ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn và API như là OpenMP. [2][3]

Xeon Phi được ra mắt vào năm 2010. Vì ban đầu nó dựa trên thiết kế bộ xử lý đồ họa trước đó (tên mã là "Larrabee") của Intel[4] đã bị hủy bỏ vào năm 2009[5], nên nó chia sẻ các khu vực ứng dụng với bộ xử lý đồ họa. Khác biệt chính giữa Xeon Phi và đơn vị xử lý đồ họa đa năng như Nvidia Tesla là Xeon Phi, với nhân tương thích x86, có thể, với ít sửa đổi hơn, chạy được phần mềm được nhắm mục tiêu đến CPU x86 tiêu chuẩn.

Ban đầu dưới dạng card bổ sung dựa trên PCI Express, một sản phẩm thế hệ thứ hai có tên mã là Knights Landing, đã được công bố vào tháng 6 năm 2013[6]. Những chip thế hệ này có thể sử dụng như là một CPU độc lập, thay vì chỉ là một thể bổ sung.

Siêu máy tính Tianhe-2 sử dụng CPU Xeon Phi.

Vào tháng 6 năm 2013, siêu máy tính Tianhe-2 tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia ở Quảng Châu (NSCC-GZ) đã được công bố là siêu máy tính nhanh nhất thế giới[7] (tính đến tháng 6 năm 2023, nó đứng thứ 10[8]). Nó sử dụng CPU Xeon Phi và EP Xeon E5 v2 Ivy Bridge để đạt được 33.86 petaFLOPS[9].

Dòng Xeon Phi cạnh tranh trực tiếp với các dòng card Deep Learning GPGPU như Nvidia Tesla và AMD Radeon Instinct. Nó đã bị ngừng sản xuất do thiếu nhu cầu và các vấn đề của Intel với nút 10nm[10].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ian Cutress & Anton Shilov (7 tháng 5 năm 2019). “The Larrabee Chapter Closes: Intel's Final Xeon Phi Processors Now in EOL”. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ robert-reed (4 tháng 2 năm 2013). “Best Known Methods for Using OpenMP on Intel Many Integrated Core (Intel MIC) Architecture”. software.intel.com.
  3. ^ Jeffers, James; Reinders, James (1 tháng 3 năm 2013). Intel Xeon Phi Coprocessor High Performance Programming. Morgan Kaufmann. ISBN 978-0124104143.
  4. ^ Hruska, Joel (8 tháng 5 năm 2019). “Intel Quietly Kills Off Xeon Phi”. ExtremeTech.
  5. ^ “Intel scraps graphics chip based on Larrabee”. Reuters. 6 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ Sodani, Avinash; và đồng nghiệp (2016). “Knights Landing: Second-Generation Intel Xeon Phi Product”. IEEE Micro. 36 (2): 34–46. doi:10.1109/MM.2016.25. S2CID 28837176.
  7. ^ “TOP500 - June 2013”. TOP500. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  8. ^ “June 2023 | TOP500 Supercomputer Sites”. www.top500.org (bằng tiếng Anh).
  9. ^ “Intel Powers the World's Fastest Supercomputer, Reveals New and Future High Performance Computing Technologies”. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ W1zzard (24 tháng 7 năm 2018). “Intel is Giving up on Xeon Phi - Eight More Models Declared End-Of-Life”. TechPowerUp.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xeon_Phi