Wiki - KEONHACAI COPA

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Giới hạn công cụ Dịch nội dung (01-2022)

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng đồng thuận chọn phương án 3. NguoiDung
KhongDinhDanh
09:21, ngày 29 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Bên Phabricator, cụ thể là Pau Giner (WMF), vừa báo lại về yêu cầu Tắt tính năng dịch máy của Dịch nội dung với các thành viên dưới mức xác nhận mở rộng. Dưới đây là nguyên văn câu trả lời:

Dịch thô:


Bây giờ là quyết định của cộng đồng: Chỉ giảm tỷ lệ dịch máy, tắt tính năng dịch máy, hay một phương án nào khác? Phương án được chọn sẽ chỉ áp dụng đối với các thành viên chưa được xác nhận mở rộng. Thảo luận sẽ diễn ra trong 7 ngày.


 Ghi chú: Tôi biết là đã có đồng thuận chặn hẳn, nhưng dựa trên tinh thần đồng thuận tôi chỉ yêu cầu hạn chế tính năng dịch máy, không đụng đến những tính năng khác (chuyển đổi mã nguồn, giao diện biên dịch hai cột, tự thêm thể loại...). Tôi sẽ sửa lại nếu cần thiết.

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Giảm tỷ lệ dịch máy (hiện là 90%) cho thành viên dưới mức xác nhận mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý ~Cát trắng~ Đơn giản là thế⛅ 10:57, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Cát trắng: Mời bạn đưa ra lí do. Feliĉan Novjaron! (thảo luận) 09:26, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy chưa phải tắt tính năng dịch máy của thành viên dưới mức xác nhận mở rộng dù có nhiều thành viên đồng ý chọn tắt tính năng dịch máy cho những thành viên này. Tôi công nhận rằng bây giờ có nhiều thành viên dù ở mức xác nhận mở rộng hay không vẫn lạm dụng công cụ dịch máy, đó là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng xét lại thì công cụ dịch máy vẫn hữu ích, chỉ là nhiều thành viên Wikipedia không có kinh nghiệm về dịch máy hoặc không am hiểu nhiều về soạn thảo mã Wikipedia,v.v vẫn sử dụng công cụ dịch máy tạo ra bài chất lượng kém. Những thành viên mới đến nên được hoan nghênh, vì không phải tất cả đều không có kinh nghiệm về biên dịch. Nên tôi thấy chỉ nên giảm tỉ lệ dịch máy cho thành viên dưới mức xác nhận mở rộng thôi. Tôi hiểu sự mệt mỏi của các anh chị ĐPV, BQV như thế nào khi phải xoá đi hàng đống bài chất lượng kém do các thành viên mới đến chưa có kinh nghiệm biên dịch tạo ra, tôi thấy vẫn có vài thành viên ủng hộ phương án tắt hẳn tính năng dịch máy cho những thành viên thuộc nhóm này, nhưng tôi cảm thấy phương án tắt hẳn tính năng dịch máy cho thành viên dưới mức xác nhận mở rộng có vẻ "hơi quá" chút mặc dù tôi không phản bác phương án đó. Nếu có người cho là tôi sai, chưa có nhiều kinh nghiệm để nêu ra quan điểm này: nếu như anh cho rằng vẫn để những thành viên dưới mức xác nhận mở rộng thì chỉ có hại thêm cho Wikipedia, thì không phải ai cũng thế. Một ngày tôi đi tuần tra ở khu vực "Thay đổi gần đây" thì chưa tới 10 bài dịch chất lượng kém ra đời, đó không phải là điều đáng để quá lo ngại. Nếu suy nghĩ lại thấy lá phiếu này không phù hợp, tôi sẽ tự gạch phiếu. Tôi cũng mới chỉ tham gia Wikipedia chưa đầy 1 năm, nhưng dù gì tôi vẫn bỏ phiếu này để nêu ra quan điểm của mình. ~Cát trắng~ Đơn giản là thế⛅ 09:44, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Như ý kiến của thành viên Cát trắng. Feliĉan Novjaron! (thảo luận) 10:24, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tắt tính năng dịch máy cho thành viên dưới mức xác nhận mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Chưa đồng ý Phương án này không ổn vì vẫn có thể lách luật bằng cách copy từ CT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:23, ngày 21 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Anh có hiểu tắt tính năng dịch máy là thế nào không? Tắt nghĩa là không ai có thể dùng Google Dịch (hay Yandex) qua Dịch nội dung, mà chỉ được phép dùng đoạn văn gốc hoặc đoạn trắng làm khởi điểm cho bản dịch. Cá nhân một chút, tôi thành thật khuyên anh vào trang đó một lần, không cần xuất bản gì cả, để hiểu cách nó hoạt động trước khi bỏ phiếu chống. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:46, ngày 21 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Gạch phiếu chống vì không cần thiết. Phương án nào có nhiều phiếu ủng hộ nhất sẽ được chọn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:28, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Là một thành viên luôn hướng tới việc ủng hộ và giữ chân người mới, tôi nghĩ ít nhất nên có một người là tôi đứng trên con thuyền này. Tôi đồng tình với những thành viên lựa chọn việc tắt hẳn CT cho thành viên dưới mức xác nhận mở rộng, nhưng tôi cũng đồng thời hướng tới những thành viên dưới mức xác nhận mở rộng thực tâm muốn đóng góp. Mọi người không cần phản bác hay giải thích gì vấn đề này đâu nha, tôi hoàn toàn hiểu ấy. Tiểu Phương 話そう! 00:34, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Cộng đồng đã từng đồng thuận về vấn đề này, tuy nhiên nếu được chọn, tôi vẫn muốn sử dụng mức giới hạn này. Thứ nhất, khi tắt tính năng dịch máy thì người dịch sẽ không thể sử dụng các chức năng tự động dịch của Google, Yandex. Thay vào đó, công cụ sẽ xuất ra một đoạn văn bản bằng ngôn ngữ gốc, nghĩa là người dùng công cụ bắt buộc phải dịch nó. Không cần quá bận tâm đến việc copy từ CT sang trình soạn thảo trực quan khi mà đã tắt tính năng dịch máy từ Google và Yandex, vì không ai rảnh copy nguyên si đoạn văn tiếng Anh, tiếng Pháp từ CT sang wiki rồi xuất bản nó, mà nếu có cũng dễ kiểm soát và quản lý hơn nhiều. Thứ hai, suy cho cùng CT là một công cụ vô cùng hữu ích. Nó hỗ trợ người dùng liên kết interwiki, tự tạo liên kết đến các bài viết khác trong quá trình dịch, tạo cước chú có sẵn và một tính năng vô cùng hữu ích nữa là sinh thể loại tự động. Nói ngắn gọn, công cụ CT thay mặt người dùng giải quyết vấn đề định dạng thông tin trong quá trình dịch, và vì thế mà người dịch không phải lo lắng về việc sử dụng chú thích thế nào cho đúng, liên kết đến bài viết khác thế nào hay liên kết interwiki ra sao, từ đó họ có thể chuyên tâm hoàn toàn cho việc dịch thuật của mình. Điều này là một sự hữu ích rất lớn đối với người dùng mới, chưa biết trình bày, định dạng bài viết sao cho chuẩn và cũng chưa quen với mã nguồn của dự án. Biến CT từ công cụ thuần dịch máy sang công cụ hỗ trợ trình bày, định dạng văn bản theo tôi là một điều có lợi. Người mới đến Wikipedia, chưa quen với công cụ soạn thảo mã nguồn và trình soạn thảo VisualEditor nên được tạo điều kiện để hoàn thiện bài viết theo cách thuận tiện nhất và tiết kiệm thời gian nhất thay vì lọ mọ đi học các sử dụng các thẻ <ref></ref> hay các kiểu đóng, mở ngoặc. Tất nhiên là ai cũng phải làm quen với mã nguồn wiki, nhưng tốt hơn hết vẫn là để họ từ từ làm quen với chúng, sẵn sàng sử dụng chúng khi đã đạt đến độ thành thạo tương đối. Nguyenhai314 (thảo luận) 00:47, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nếu trao cho thành viên mới quá nhiều chức năng sẽ dẫn tới sự "lạm dụng". Tôi từng bắt gặp rất nhiều thành viên mới dịch máy clk tung nốc. Tôi nghĩ thành viên mới cần một thời gian ngắn tìm hiểu cách dịch bài ở Wikipedia trước khi được phép sử dụng công cụ này. Đây cũng là lý do tại sao thành viên xác nhận mở rộng được phép sửa bài có khóa xác nhận mở rộng còn tv mới thì không. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:33, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ sẽ không có lạm dụng gì khi chúng ta đã tắt chức năng chính của công cụ (dịch tự động). Khi đó, dù có lạm dụng thì vẫn có thể kiểm soát được (bài toàn văn bản tiếng Anh sẽ bị xóa nhanh, thành viên lạm dụng bị khóa tài khoản). Nếu muốn giết người thì súng hay dao cũng có thể giết được. Tuy nhiên súng khác dao ở chỗ, nếu ngưng sản xuất ra đạn thì nó sẽ gần như vô dụng. Tương tự, nếu muốn lạm dụng, họ sẽ copy nội dung vào Google Dịch rồi paste vào wiki, như thế còn nguy hiểm hơn. Khi đã tắt chức năng dịch tự động thì CT chỉ còn là một công cụ định dạng văn bản, định dạng cước chú đơn thuần, không có gì đáng lo ngại. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:50, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Thứ nhất: nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng. Giả sử, họ dùng CT rồi thấy không được sử dụng chức năng dịch máy rồi bắt đầu đi spam sửa đổi như chào mừng thành viên mới + đợi 1 tháng. Tôi nghĩ họ nên làm quen với cách sửa đổi Wikipedia "trước khi" biết tới công cụ CT. Nếu không được sử dụng CT từ lúc mới lọt lòng thì khả năng cao mấy tháng tới 1 năm sau thì thành viên mới te mới phát hiện ra công cụ CT (lúc đó họ đã đủ chín chắn rồi, và khả năng lạm dụng là thấp). Tôi 14 năm rồi chả thèm dùng CT. Không có công cụ CT cũng chả có chết đâu. Chính vì quá nhiều tv lạm dụng CT và tình hình đã "mất kiểm soát" nên mới siết xuống 90% và có thảo luận đồng thuận ngày hôm nay. Thứ hai: nếu chỉ dùng google dịch rồi đăng lên Wikipedia thì rất dễ bị phát hiện (nguồn hầu hết sẽ bị lỗi). Nếu cắt dán từng đoạn một + từng nguồn một thì rất tốn thời gian. Không thể spam 1 phút/1 bài hay 5 phút/1 bài được (trước thời có CT, nạn dịch máy clk cũng có chút ít nhưng không có thảm họa như vậy). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:13, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Khả năng cao năm nay lại có thêm cuộc thi Ba Lan thảm họa lần 4. Cuộc thi kéo dài mấy tháng. Nên để các thí sinh ham hố tiền thưởng học cách sửa mã nguồn. Ham hố tiền mà cái gì cũng muốn dâng tới tận miệng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:20, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Liên quan đến cuộc thi Ba Lan thì tôi hoàn toàn đồng ý. Không có CT thì sử dụng GG dịch, mà dùng GG dịch mã nguồn thì 90% bài dịch sẽ ăn {{clk}} Nhac Ny Talk to me ♥ 02:23, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    "họ dùng CT rồi thấy không được sử dụng chức năng dịch máy rồi bắt đầu đi spam sửa đổi như chào mừng thành viên mới..." ==> tôi thấy quý BQV đi hơi xa. Chuyện spam chào mừng hay sửa đổi thử nghiệm là thuộc về bản chất thành viên, mong muốn của họ. Nếu vậy tôi cũng có thể nói họ gặp khó khăn trong việc sử dụng trình soạn thảo trực quan/mã nguồn, khó khăn trong việc đặt cước chú nên mới bắt đầu đi spam chào mừng thành viên mới? "Nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng" ==> Nghiên cứu nào chứng minh điều mà quý BQV nói là đúng (trong trường hợp đã tắt chức năng dịch thuật)? Có bao nhiêu thành viên không dùng được chức năng dịch thuật của CT sau đó chuyển hướng sang các dạng thức lạm dụng khác? Cụ thể ra sao, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm, lạm dụng thế nào phải nêu rõ ra, phỏng đoán như vậy rất thiếu cơ sở. Tôi thấy hơi buồn cười khi lấy công cụ CT làm cơ sở cho các sửa đổi mang tính chất spam như chào mừng thành viên mới. CT là công cụ hỗ trợ dịch + biên soạn bài, khi đã tắt chức năng hỗ trợ dịch thì chỉ còn chức năng biên soạn bài, làm sao một công cụ hỗ trợ biên soạn bài lại có thể trở thành động lực khiến người khác đi spam được? Chả liên quan gì. Tôi cảm thấy hơi giông giống luận điểm: "nếu không có Internet thì đã không có tội phạm mạng ==> lỗi thuộc về Internet nên tốt nhất Internet không nên ra đời". Đăng google dịch lên tất nhiên sẽ rất dễ phát hiện lỗi, nhưng đăng bản tiếng Anh không dịch lên thì càng dễ bị phát hiện hơn, thậm chí bị xóa nhanh. Mà đã là bản tiếng Anh thì hoàn toàn sẽ không thể đăng được mà phải bắt buộc phải chỉnh sửa, nên không thể nói spam 1 phút/bài. Giả sử họ copy bản tiếng Anh sang trình soạn thảo trực quan rồi đăng lên thì cũng mất thời gian copy tương tự như Google dịch, và kết quả sau cùng cũng bị xóa nhanh. Không có vấn đề gì phức tạp ở đây. – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:57, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Chả có nghiên cứu nào cả. Đây là quan điểm của riêng tôi, và nó dựa trên kinh nghiệm lâu năm tham gia ở đây. Tôi cũng muốn hỏi bạn là nghiên cứu nào ủng hộ quan điểm của bạn? Bên en, họ cũng chọn phương án ở dưới cũng là có lý do hết. Tôi nghĩ họ đã có những nghiên cứu kỹ. Bạn thấy buồn cười thì chỉ là quan điểm của riêng bạn. Tuy nhiên, cộng đồng có lẽ đang thấy quan điểm của tôi hợp lý hơn. Tôi thấy bạn đã hiểu sai vấn đề. Họ spam để đạt tiêu chí (500 sửa đổi) để được dịch máy trong CT chứ không phải CT làm cơ sở cho các sửa đổi spam. Chả ai ngu mà lại đi đăng phiên bản 100% tiếng Anh cả. Xin nhắc lại, quan điểm của tôi là các thành viên mới cần làm quen với Wikipedia "trước khi" được phép sử dụng CT để tránh lạm dụng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:08, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    So sánh với internet gì ấy thì lại quá khập khiễng. Chả ai nói nó không nên ra đời cả. Tuy nhiên, ở ngoài đời, một số bố mẹ đã đặt các hệ thống giám sát để cấm con họ truy cập vô các trang khiêu dâm + những trang không được lành mạnh. Điều đó có phần tương đồng với giới hạn CT cho đến khi các thành viên mới trưởng thành hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:12, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Trong tranh luận, mọi quan điểm đều là quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân dùng cho các tuyên bố có tính chất khẳng định hoặc liên quan đến số liệu thì cần có dẫn chứng đi kèm. Đây là phép tranh luận cơ bản. "Nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng", nhưng lạm dụng gì thì không rõ, tỉ lệ bao nhiêu thì chưa biết. Do đó, yêu cầu của tôi là chính đáng. Quan điểm của tôi hầu hết đều dựa vào dẫn chứng thực tế mà mọi người đều đã biết, chứ không khẳng định chắc nịch như quý BQV vậy. Cộng đồng ủng hộ quan điểm của quý BQV là việc của họ, tôi đâu có bắt họ phải nghe theo quan điểm của tôi? Không ai ngu mà sẽ đăng phiên bản 100% tiếng Anh ==> chính xác, nhưng nếu đã có ý nghĩ sản xuất hàng loạt bài viết trong thời gian ngắn thì không ai rảnh ngồi sửa phiên bản từ 100% tiếng Anh cho đến khi bài viết đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng, vì sửa như vậy rất lâu. Copy vào GG dịch rồi dán vào wiki còn nhanh hơn 100 lần nếu làm như vậy. Nếu sửa qua loa chắc chắn sẽ bị treo biển clk nên spam 1 phút/bài, 5 phút/bài là chuyện không thể xảy ra. Quan điểm mỗi người mỗi khác, nhưng những tuyên bố mang tính chất khẳng định thì nên có dẫn chứng cụ thể. – Nguyenhai314 (thảo luận) 05:29, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Tôi chưa nói tới bất cứ số liệu nào. Vậy để tôi nói lại cho rõ ràng nhé. Dựa theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu thành viên mới tiếp cận với công cụ CT quá sớm thì khả năng họ lạm dụng công cụ CT sẽ tăng. Quan điểm cá nhân: xài CT quá sớm -> sau 1 tháng và 500 sửa đổi -> khả năng cao họ sẽ lạm dụng chức năng dịch máy trong CT -> 1 phút/1 bài. Thêm nữa, luận điểm của tôi còn dựa vào bên en. 90% quy định của chúng ta là dịch từ en về. Không phải cái gì cũng phải bắt chước bên en. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì tôi phải đồng tình với cách làm của họ. Họ làm vậy thì ắt hẳn cũng có lý do của họ, và họ cũng đã phải tranh cãi rất nhiều trước khi đạt tới đồng thuận. Suy ra, họ làm vậy vì họ nghĩ rằng cấm chức năng dịch máy trong CT là tốt hơn cho Wikipedia.
    Tôi thấy quan điểm của bạn cũng có những suy diễn và tuyên bố như CT là công cụ hữu ích + người mới đến Wikipedia chưa quen với cách sửa mã nguồn. Một số người không thấy CT hữu ích (ví dụ là tôi). Một số thành viên mới chỉ mất 1-2 ngày đã biết cách sửa mã nguồn ngon lành do có kinh nghiệm sửa đổi bằng IP từ trước (tôi thấy không ít thành viên thuộc diện này) hoặc giỏi kỹ thuật nên học mấy cái này là dễ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:40, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi tuyên bố CT hữu ích nhưng tôi có giải thích cặn kẽ vì sao nó hữu ích (nhiều lần ở trên). Chuyện người mới đến chưa quen với cách sửa mã nguồn là fact, quan điểm này xuất hiện khắp nơi ở Wikipedia, bao gồm một trang hướng dẫn riêng người dùng mới cách sửa đổi, gồm cách thức sửa mã nguồn và hướng dẫn chỉnh sửa trực quan, tính năng trang nhà dành cho các thành viên mới, bao gồm việc kết nối với cố vấn và gợi ý chỉnh sửa và các bản mẫu chào mừng thành viên... Các tuyên bố này rõ ràng khác hoàn toàn với quan điểm "Nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng". Tuy nhiên, nếu quý BQV đã giải thích cặn kẽ quan điểm của mình thì không còn vấn đề gì. Tôi tôn trọng cách nhìn nhận này nhưng về quan điểm cá nhân, việc giới hạn dịch thuật cho CT đã là đủ vì các tính năng khác của CT hữu ích hơn rất nhiều so các công cụ biên soạn hiện có khi cần biên tập một bài viết từ dự án khác. Xét về lợi và hại thì khi loại chức năng dịch thuật, CT là một công cụ gần như hoàn hảo. Quan điểm chúng ta khác nhau nên cách tốt nhất là agree to disagree và để cộng đồng quyết định. – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:42, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Ủa, sao bạn nói tuyên bố cần phải có dẫn chứng cụ thể mà? Nếu dẫn chứng cụ thể = giải thích -> hợp lý. Còn yêu cầu nghiên cứu này nọ thì hơi quá đà rồi vì chính bạn cũng chả có nghiên cứu nào. Giải thích thì tôi cũng có nhiều giải thích cho quan điểm của tôi ở trên. Chả có gì là fact. Đó chỉ là quan điểm của riêng bạn. Opinion và fact khác nhau. Nếu bạn không phân biệt được thì nên học lại từ vựng. Tôi biết vài thành viên mới te đã thông thạo mã nguồn từ khi mới tạo tài khoản. Nếu bạn nói "đa số" thành viên mới không rành mã nguồn thì sẽ hợp lý hơn. Tôi chả thấy tuyên bố của bạn khác gì với tuyên bố của tôi. Bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn là đúng và có dẫn chứng, còn quan điểm của tôi là thiếu dẫn chứng. Rất tiếc, luận điểm logic của bạn có lẽ sẽ thuyết phục được "rất" ít người. Ok, agree to disagree và để cộng đồng quyết định nhé. Tôi vẫn rất thích câu agree to disagree mà tôi vẫn xài hơn chục năm này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:57, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi yêu cầu nghiên cứu vì chính quý BQV đã tuyên bố "Nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng" ==> tỉ lệ lạm dụng tăng như thế nào, bao nhiêu phần trăm? Tuyên bố khơi khơi như thế thì ai tin? Có những luận điểm được chấp nhận rộng rãi, ví dụ thành viên mới được cộng đồng nhận định là không am hiểu bằng thành viên đóng góp đã lâu, nên mới có chuyện hướng dẫn, cẩm nang, mẹo vặt dành riêng cho thành viên mới. Trang tôi vừa dẫn là một hướng dẫn dành riêng cho người dùng mới, bao gồm hướng dẫn họ cách chỉnh sửa mã nguồn. Một số ứng dụng như Facebook, Gmail và cả Wikipedia hay các trò chơi điện tử đều có các hướng dẫn mặc định cho thành viên mới, vì họ mặc định coi nhóm người dùng này là những người chưa có am hiểu về nền tảng của họ. Tại sao họ không mặc định hiển thị những hướng dẫn này với những người dùng lâu năm? Nhóm người dùng mới là những thành viên không am hiểu mã nguồn ==> mặc định có hướng dẫn dành cho tất cả người dùng mới. Tuy vẫn có số lượng thiểu số thành viên đã am hiểu mã nguồn từ trước, nhưng khi đã đăng ký, họ đều được xếp chung vào nhóm thành viên mới và nhận được những hướng dẫn từ hệ thống. "Người dùng mới" ở đây là một nhóm người dùng cụ thể. Không có nhóm người dùng nào tuyệt đối 100%, nhưng nếu họ được cho là phổ biến ở một mức độ nào đó, họ sẽ được coi là đại diện cho nhóm đó. Tuyên bố của tôi và của BQV khác nhau ở chỗ, quan điểm của tôi dựa vào thực tế là đa phần các ứng dụng, bao gồm Wikipedia, đều có hướng dẫn dành riêng cho người dùng mới. Còn quan điểm "Nếu để họ tiếp cận với công cụ này quá sớm thì tỉ lệ lạm dụng sẽ tăng" thì thú thực tôi không rõ cái "tỉ lệ" này sẽ tăng như thế nào, cụ thể là bao nhiêu? Tôi cho rằng CT hữu ích không chỉ dựa vào một luận điểm duy nhất (mời đọc lại ý kiến đầu tiên). Tôi chẳng cố chứng minh cái gì cả. Người đang cố chứng minh ở đây đó là quý BQV. Xem thứ tự của cuộc tranh luận này: tôi là người bỏ phiếu (dựa trên quan điểm cá nhân) ==> quý BQV vào phản biện ==> hai bên tranh luận. Cuộc thảo luận này mục đích là để đi tìm phương hướng giải quyết hợp lý nhất cho một vấn đề, nên quan điểm nào được chọn thì nghĩa là nó phù hợp với phương hướng hoạt động hiện tại của dự án, và quan trọng nhất, mục đích sau cùng là đạt đồng thuận. Tranh luận không phải là cuộc thi trình diễn thời trang, và quan điểm không phải là bộ váy. Không mất tiền của thì hà cớ gì phải tiếc? – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:09, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Tôi đã đính chính lại rằng tỉ lệ = khả năng cao. Tuyên bố của bạn là sai nếu không có chữ "đa số". Hàm ý đại diện nhóm của bạn lúc đầu chưa được đề cập tới. Tôi có cảm giác như là bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn là hợp lý hơn (điều bình thường trong một tranh luận). Tất cả mọi người đều có quyền nêu quan điểm, và tôi tôn trọng tất cả mọi quan điểm. Quan điểm cá nhân của tôi chỉ là đơn giản là quan điểm cá nhân. Nó không quan trọng bằng sự đồng thuận của cộng đồng. Tôi không hy vọng cuộc tranh luận này sẽ giống như tranh luận hot girl tăng 2 nên sẽ tạm dừng cuộc scholarly debate này tại đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:51, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy chẳng có gì là sai cả. Những tuyên bố kiểu này vẫn thường được coi là bình thường ở Wikipedia. Ví dụ: người dùng mới = chưa am hiểu mã wiki; người dùng mới = chưa biết cách lùi sửa; người dùng mới = chưa rành về các quy định; người dùng mới = dễ gây ra sai sót; người dùng mới = chưa có nhiều kinh nghiệm... Mặc dù có một vài trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết là thành viên cũ đội lốt thành viên mới, còn các thành viên mới thực sự đã hiểu rõ wiki từ trước thực sự rất ít. Sở dĩ tôi không đề cập tới đại diện nhóm từ đầu là do những tuyên bố dạng này là quá đỗi bình thường và hiển nhiên ở Wikipedia (mọi người đều biết) và vẫn thường là câu cửa miệng của nhiều thành viên. Câu phổ biến nhất là "X là thành viên mới mà tỏ ra rất thông thạo mã nguồn." => ngầm định rằng thành viên mới thì không am hiểu mã nguồn. Ví dụ cụ thể của đại diện nhóm là tính năng trang nhà cho thành viên mới, mặc định hiển thị với mọi người dùng đã đăng ký (kể cả người mới thực sự hay người mới đội lốt người cũ) và trong nhiều tính năng khác. Mấy cái này mặc định xuất hiện nhan nhản ở Wikipedia và ai cũng biết. Còn câu của BQV rõ ràng mang tính chất số liệu và tuyên bố chắc nịch (lúc tuyên bố chưa dựa trên cơ sở nào) nên tôi yêu cầu giải thích + nghiên cứu cụ thể => chính đáng. Nếu quý BQV đã giải thích rồi thì tôi cũng đã tuyên bố không tranh luận nữa và chấp nhận quan điểm đó, nhưng thực tế là quý BQV vẫn muốn tranh luận nên tôi mới đành tiếp tục. Cảm giác của quý BQV như thế nào đó là quan điểm mang tính riêng tư, và những vấn đề riêng tư này tôi thấy không có nhiều ý nghĩa lắm đối với chủ đề tranh luận. Tôi nhớ mình có nói ở trên rằng "cộng đồng đã từng đồng thuận về vấn đề này, tuy nhiên nếu được chọn, tôi vẫn muốn sử dụng mức giới hạn này", nghĩa là tôi chấp thuận đồng thuận trước đó của cộng đồng, nhưng vẫn muốn nêu lên ý kiến chủ quan, không rõ là mình đang chứng minh cái gì? Thảo luận vòng vòng rồi cuối cùng chốt lại cũng là khác quan điểm nên thôi cứ để cộng đồng quyết định. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:13, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Tôi xin bất đồng quan điểm và cho rằng tuyên bố của bạn là thiếu chính xác tại thời điểm đó (thời điểm sau bạn mới giải thích thêm). Bạn có quan điểm nó chính xác thì agree to disagree vậy. Bạn chọn phương án này dựa trên quan điểm của bạn. Quan điểm của tôi là bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn là có cơ sở hơn mặc dù chưa hẳn là vậy. Bạn không thấy bạn đang chứng minh gì hết là quan điểm của bạn. Lần nữa, chúng ta bất đồng quan điểm. Những gì cần nói tôi đã nói hết. Nên để cộng đồng tự đọc cuộc tranh luận này và đưa ra những quyết định riêng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:45, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi cho rằng quan điểm đó chính xác vì nó được chấp nhận dưới nhiều hình thức, đó là cơ sở vì sao tôi không cần giải thích (không cần thiết giải thích một việc mà mọi người đã biết rồi). Chuyện quý BQV thấy nó không chính xác đó là quan điểm của quý BQV. Ok, agree to disagree. Còn câu: "Quan điểm của tôi là bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn là có cơ sở hơn mặc dù chưa hẳn là vậy". Đồng ý, đây cũng là quan điểm cá nhân, nhưng quan điểm này đang hướng thẳng vào người tranh luận thay vì chủ đề tranh luận ==> Câu này thì có liên quan gì đến chủ đề tranh luận (nên hay không nên để thành viên dưới mức XNMR sử dụng CT)? ==> không có giá trị trong tranh luận, nên hạn chế dùng. Bản chất của tranh luận chính là quan điểm cá nhân, thưa quý BQV. Chúng ta thực tế đã bất đồng quan điểm ngay từ khi bắt đầu tranh luận rồi. Những gì tôi cần nói tôi cũng đã nói hết từ mấy dòng ở tít trên kia, và thực tế chúng ta đã có thể kết thúc nó sớm hơn dự kiến, chỉ có quý BQV, có lẽ là vẫn cố tìm kiếm cái gì đó trong cuộc tranh luận bế tắc này mà thôi (quan điểm cá nhân). – Nguyenhai314 (thảo luận) 09:52, ngày 23 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Không dịch máy được thì không copy, paste được sang trình soạn thảo trực quan. Bên enwiki đã làm thế rồi. Thingofme (thảo luận) 03:07, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Thingofme Bạn sai rồi nhé. Mời đọc. Bên en, họ tắt chức năng dịch máy trong CT cho tất cả mọi thành viên bao gồm cả BQV. Và, họ chỉ cho phép xác nhận mở rộng trở lên dùng CT. Phương án ở dưới mới là phương án bên en họ chọn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:33, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nhưng thế thì nó được dùng bằng các bộ lọc sai phạm, nhưng vẫn phải đăng kỹ thuật lên Phabricator chứ? – Thingofme (thảo luận) 03:44, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Thingofme Họ không dùng bộ lọc sai phạm mà cấm hẳn luôn bằng kỹ thuật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:56, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Từ từ, ai nói vậy? Họ chọn tắt dịch máy đối với toàn bộ người dùng và hạn chế thành viên dưới mức 30/500 bằng script. NguoiDung
    KhongDinhDanh
    09:21, ngày 25 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đồng nghĩa họ không dùng bộ lọc sai phạm. Script = kỹ thuật. Ý của tôi là họ cấm dùng CT hẳn đối với tv dưới 30/500. Tôi với bạn hàm ý giống nhau, chỉ khác câu chữ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:56, ngày 25 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Kỹ thuật cũng có hai loại: Mềm và cứng. Mềm là dùng script (người dùng), cứng là thông qua MediaWiki (dev). enwiki dùng mềm, tức là Tắt tính năng dịch máy. Danh tl 02:27, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:NguoiDungKhongDinhDanh Mềm cứng gì tôi không quan tâm lắm. Quan trọng là bên en, họ chỉ cho phép người dùng trên 30/500 sử dụng CT (giống phương án ở dưới). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:49, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Giống phương án này mới đúng. Mềm là lách được (tắt Javascript đi), còn Cứng thì không. Danh tl 02:51, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:NguoiDungKhongDinhDanh Tôi thấy bạn đã hiểu sai câu từ bên en. Bạn nên qua đó đọc kỹ lại. Phương án này vẫn cho phép người dùng dưới 30/500 sử dụng CT (chỉ không cho dùng chức năng dịch máy trong CT). Phương án bên en cấm hoàn toàn người dùng dưới 30/500 sử dụng CT. Có nghĩa là tk dưới 30/500 sẽ không sử dụng CT được bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:57, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tôi dùng được (tài khoản phụ). Danh tl 02:59, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:NguoiDungKhongDinhDanh Có nghĩa là bên en họ chỉ cho phép người dùng trên 30/500 sử dụng CT. Tuy nhiên, dưới 30/500 vẫn sử dụng CT được nếu biết cách lách? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:17, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Đúng. Người Dùng Không Định Danh? 03:19, ngày 26 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Chả hiểu cho lắm, nhưng nếu tắt được tính năng này mà giúp wiki phát triển hơn, giảm đi nhiều bài clo hơn và giúp các tv tham gia wiki đỡ mệt hơn thì được Hello! Vietnam (?) 09:24, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Dùng CT từ thuở bén duyên wiki chưa biết chi, đến nay vẫn xài thường xuyên, tiếc rằng tính năng dịch máy bị lạm dụng, vậy nếu tắt tính năng này rồi đổi tên công cụ được thì tốt. Lcsnes (thảo luận) 10:44, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Cũng được. Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 13:49, ngày 22 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Nhiều ông lơ ngơ dịch máy xong vứt đó, có mỗi việc đặt cái bảng thôi cũng không thèm làm. Nên tắt hẳn. Con Lươn (thảo luận) 07:49, ngày 24 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chỉ cho phép thành viên xác nhận mở rộng trở lên dùng công cụ Dịch nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phương án khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận chung[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_c%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BB%93ng/Gi%E1%BB%9Bi_h%E1%BA%A1n_c%C3%B4ng_c%E1%BB%A5_D%E1%BB%8Bch_n%E1%BB%99i_dung_(01-2022)