Wiki - KEONHACAI COPA

Trận Hundheim

Trận chiến Hundheim
Một phần của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ
Thời gian23 tháng 7 năm 1866 [1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng[3], quân đội Baden phải tiến hành triệt thoái về soi6ng Tauber.[2][4]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ
Saxe-Coburg-Gotha[5]
Baden[6]
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Eduard von Flies[7]
Đại tá Fabeck[2]
Wilhelm xứ Baden [2]
Lực lượng
2 tiểu đoàn, 2 hỏa pháo 2 sư đoàn Long Kỵ binh [4] 1 lữ đoàn [4]
Thương vong và tổn thất
5 người chết và 15 người bị thương [2] 3 sĩ quan và 12 binh lính tử trận, 3 sĩ quan và 53 binh lính bị thương, và 23 người mất tích [2]

Trận Hundheim[8] là một trận giao chiến trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866[9] (hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh Bảy tuần[10]), đã diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1866[11], gần Wertheim, giữa HundheimSteinbach tại miền Nam nước Đức.[2] Đây là cuộc đụng độ có tầm quan trọng duy nhất giữa quân đội PhổLiên minh các quốc gia Đức trong cuộc vận động về bên trái của các lực lượng Phổ ngày 23 tháng 7.[4] Trong trận chiến lẻ tẻ này[12], một số đơn vị thuộc sư đoàn Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Eduard Moritz von Flies[4] – một phần của Binh đoàn Main dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin von Manteuffel[10] đã giành chiến thắng trước một lực lượng tiền vệ[12] của sư đoàn Baden dưới sự chỉ huy của Wilhelm xứ Baden[2], bất chấp lợi thế về bộ binhpháo binh của người Baden.[4] Thắng lợi của quân đội Phổ tại trận Hundheim đã buộc quân đội Baden phải triệt thoái với thiệt hại nặng nề hơn nhiều so với đối phương.[2]

Sau khi đánh bại Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy trong một số trận đánh, Binh đoàn Main của Phổ dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Eduard Vogel von Falckenstein[13] đã chiếm được Frankfurt am Main trong tháng 7 năm 1866. Ngày 19 tháng 7, tướng Manteuffel lên nhậm chức tư lệnh Binh đoàn Main thay cho Falckenstein. Trong thời điểm này, Alexander đã hội quân với người Bayern tại Würzburg[14], nhưng điều này đã quá trễ để đem lại lợi lộc cho quân Liên minh. Giờ đây, sau khi lực lượng của ông đã được tăng viện đáng kể, Manteuffel tiến quân từ Frankfurt vào ngày 21 tháng 7.[15] Trong khi phe Liên minh vẫn còn suy nghĩ cân nhắc, đoàn quân của Manteuffel đã nhanh chóng hành binh về sông Tauber[12]. Cho đến ngày 23 tháng 7 năm 1866, tình hình cho thấy là quân chủ lực của Quân đoàn VIII của Liên minh đang án ngữ về phía sau sông Tauber, sau khi để lại một số tiền đồn duy nhất ở bờ trái con sông này. Sự hiện diện của quân Liên minh bên sườn trái của Manteuffel có thể biến mục tiêu đối đầu với kẻ địch của ông thành thất sách, do đó viên tướng Phổ nhất định phải chuyển ngoặt đại quân về bên trái, với trục chuyển quân là Miltenberg, để đối chọi với chiến tuyến sông Tauber. Mặc dù quân đội Phổ buộc phải đi qua địa hình trắc trở tại Oldenwald và phải thực hiện các cuộc hành quân cấp tốc về bên phải, họ đã thành công. Các tiền đồn của quân Liên minh ở bờ trái sông Tauber đã dễ dàng bị đẩy lùi, trong đó có thể kể đến trận Hundheim, diễn ra khi một số đơn vị của sư đoàn của Flies – vốn đã được phái từ Miltenberg sang bên phải tới Hundheim để hội quân với sư đoàn của tướng August Karl von Göben[4], tiếp cận với đối phương.[12]

Trong cuộc giao chiến này, giữa các lực lượng pháo binhsúng trường của hai phe, các tiểu đoàn Saxe-Coburg-Gotha đã dựa vào địa hình để che khuất điểm yếu của họ trước quân Baden.[4] Ban đầu, quân Baden rút lui. Song, họ triệt thoái với những sự yểm trợ mạnh mẽ, và quân Phổ đã chấm dứt trận chiến sau khi kìm chân lực lượng đông đảo hơn của đối phương trong suốt một khoảng thời gian đáng kể.[2] Sau chiến thắng này, quân của Flies đã đến được Hundheim.[4] Hôm sau (24 tháng 7 năm 1866), trận Tauberbischofsheimtrận Werbach bùng nổ và kết thúc với việc quân đội Phổ vượt sông Tauber thành công.[16]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Klaus Müller, 1866: Bismarcks deutscher Bruderkrieg: Königgrätz und die Schlachten auf deutschem Boden, trang 125
  2. ^ a b c d e f g h i j Sir Alexander Malet, The Overthrow of the Germanic Confederation by Prussia in 1866, trang 307
  3. ^ Berliner Fremden- und Anzeigeblatt, Preussische Sieges-Chronik, 1866, und feierlicher Einzug der Sieger in Berlin, am 20. und 21. September, trang 49
  4. ^ a b c d e f g h i Thomas Campbell, Samuel Carter Hall, Baron Edward Bulwer Lytton Lytton, William Harrison Ainsworth, Theodore Edward Hook, Thomas Hood, New monthly magazine, Tập 140, các trang 15-16.
  5. ^ Albert Koch, Das Kriegstagebuch des preußischen Gefreiten Albert Koch aus dem West- und Mainfeldzug des Jahres 1866:Herausgegeben, kommentiert und mit einem Nachwort versehen von Hartwig Stein/', trang 52
  6. ^ Ulrike von Arnim, Daxlanden: Die Ortsgeschichte, trang 161
  7. ^ Heinz Bischof, Heimatbuch Hundheim: Aus 750jähriger fränkischer Bauerngeschichte, trang 112
  8. ^ Hermann Kunz, Der Feldzug der Mainarmee im Jahre 1866, các trang 151-152.
  9. ^ Theodor Fontane, Der deutsche Krieg von 1866: Band 2. Der Feldzug in West- und Mitteldeutschland, trang 203
  10. ^ a b Elihu Rich, Germany and France, a popular history of the Franco-German war, trang 58
  11. ^ Encyclopaedia Britannica, inc, Charles Walker Robinson, Wars of the 19th century, trang 165
  12. ^ a b c d Arthur Lockwood Wagner, The campaign of Königgrätz: a study of the Austro-Prussian conflict in the light of the American Civil War, trang 140
  13. ^ "Germany, 1815-1890"
  14. ^ "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  15. ^ "The Reconstruction of Europe: A Sketch of the Diplomatic and Military History of Continental..."
  16. ^ Henry Montague Hozier (sir.), The Seven weeks' war , các trang 64-65.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Hundheim