Wiki - KEONHACAI COPA

Trận Laufach-Frohnhofen

Trận Laufach-Frohnhofen
Một phần của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ
Thời gian13 tháng 7 năm 1866 [1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng[4], quân đội Hesse bị buộc phải triệt thoái về Aschaffenburg với thiệt hại nặng nề.[5]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Đại Công quốc Hesse
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ August Karl von Göben[6][7]
Vương quốc Phổ Karl von Wrangel[8]
Karl von Perglas [9][10]
Lực lượng
7 tiểu đoàn, 2 sư đoàn kỵ binh và 2 khẩu đội pháo 8 tiểu đoàn, 1 sư đoàn kỵ binh và 1 khẩu đội pháo (khoảng 8.000 quân) [11]
Thương vong và tổn thất
1 sĩ quan và 57 binh lính bị thương, 5 binh lính tử trận [5] 8 sĩ quan và 73 binh lính tử trận, 24 sĩ quan và 360 binh lính bị thương[5], hơn 100 quân bị bắt [11]

Trận Laufach-Frohnhofen[12], còn gọi là Trận Laufach[13] hoặc là Trận Frohnhofen,[14] là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866[15], đã diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1866[16], tại Frohnhofen và Laufach[2] trên lãnh thổ của Vương quốc Bayern (miền Tây Nam Đức)[3]. Trong cuộc giao chiến nhanh chóng này, một lữ đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Karl von Wrangel (là lữ đoàn dẫn đầu[17] của sư đoàn của Trung tướng August Karl von Göben đã đánh bại[18] đợt tấn công của một đạo quân của Đại Công quốc Hesse dưới sự chỉ huy của tướng Karl von Perglas[5] (một phần của Quân đoàn số 8 của quân đội Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy)[7], buộc quân đội Hesse phải tiến hành triệt thoái trong hỗn loạn về Aschaffenburg.[19][20] Trái ngược với con số thiệt hại của quân đội Phổ thắng trận, tổn thất của các lực lượng Hesse sau trận chiến này là rất nặng nề.[11] Qua đó, trận đánh tại Laufach và Frohnhofen đã chứng tỏ hiệu quả vô cùng to lớn của các khẩu súng trường nạp hậu của quân Phổ.[20][21]

Sau những chiến thắng tại HammelburgKissingen của các sư đoàn thuộc Binh đoàn Main của tướng Eduard Vogel von Falckenstein, viên tướng Phổ đã làm chủ được chiến tuyến sông Saale và tạm thời đánh gục sức mạnh tấn công của quân đội Bayern. Sau đó, ông chuyển tầm nhìn của mình sang Quân đoàn số 8 của Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hessen-Darmstadt chỉ huy. Theo thượng lệnh của ông, sư đoàn của Von Göben (lực lượng thuộc cánh trái của Binh đoàn Main) sẽ tiến đánh Aschaffenburg qua Laufach, nơi quân đội của Đại Công quốc Hesse đang án ngữ. Trong khi đó, Alexander xứ Hesse-Darmstadt hiểu rằng cách tốt nhất để phòng ngự các bang miền Nam Đức là hỗ trợ quân đội Bayern đánh Falckenstein, và ông đã phái lữ đoàn Hesse của quân lực mình đến Aschaffenburg. Quân Hesse đã tiến đánh về Laufach để phòng ngự các nẻo đường từ dãy núi Spessart,[22][23] và vào ngày 13 tháng 7 quân của Wrangel đã nhận được tin về bước tiến của quân Hesse khi đang kéo tới Hayn. Một tiểu đoàn lính bắn súng hỏa mai của Phổ đã tiến chiếm đỉnh của hẻm núi và đập tan 2 tiểu đoàn Hesse, chiếm được Laufach. Nhưng sau đó, quân đội Hesse đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào quân đội đối phương.[11] Quân Hesse đã tiến công một cách mãnh liệt, tuy nhiên có lúc họ rơi vào tầm đạn dày đặc của quân Phổ[20]. Các đợt công kích của quân đội Hesse đều bị bẻ gãy, và một cuộc phản công của lực lượng bộ binhkỵ binh, với sự hỗ trợ của pháo binh Phổ đã giành đại thắng.[11] Ngoài ra, các lực lượng Phổ cũng bắt giữ được hàng trăm quân của Hesse trong trận chiến này.[11][20] Mặc dù vậy, quân Phổ không truy kích tàn binh bại tướng Hesse vì đã thấm mệt do phải hành quân trên một chặn đường dài kể từ sau trận đánh ở Kissingen.[5]

Ngày hôm sau, lữ đoàn Áo thuộc quân đoàn của Alexander đã án ngữ tại Aschaffenburg,[22] nhưng bị quân đội của Göben đánh bại trong trận Aschaffenburg.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Guido von Frobel, Militär-Wochenblatt, Tập 65, trang 467
  2. ^ a b "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  3. ^ a b Joseph Haydn, Haydn's dictionary of dates: relating to all ages and nations, for universal reference, trang 428
  4. ^ Viscount James Bryce Bryce, Holland Thompson, Sir William Matthew Flinders Petrie, The Book of History: Europe in the nineteenth century, trang 5079
  5. ^ a b c d e Sir Alexander Malet, The Overthrow of the Germanic Confederation by Prussia in 1866, trang 280
  6. ^ Henry Smith Williams, Germanic empires (concluded), trang 492
  7. ^ a b c "The Reconstruction of Europe: A Sketch of the Diplomatic and Military History of Continental..."
  8. ^ Unsere Zeit: Deutsche Revue der Gegenwart: Monatsschrift zum Conversationslexikon, Tập 2-3, trang 116
  9. ^ Herman Haupt, Karl Esselborn, Georg Lehnert, Hessische Historische Kommission Darmstadt, Hessische Biographien, Tập 3, trang 368
  10. ^ Revue contemporaine (Paris. 1858), trang 276
  11. ^ a b c d e f "The Seven Weeks' War: Its Antecedents and Its Incidents"
  12. ^ Heinrich Drimmel, Gott erhalte: Biographie einer Epoche, trang 200
  13. ^ Friedrich Wilhelm Hermann Wagener, Staats- und Gesellschafts-Lexikon: neues Conversations-Lexikon: in Verbindung mit deutschen Gelehrten und Staatsmännern, Tập 23, trang 263
  14. ^ Streffleurs militärische Zeitschrift, Tập 1; Tập 8, trang 145
  15. ^ Theodor Fontane, Der deutsche Krieg von 1866, Tập 2, trang 162
  16. ^ Frank Moore Colby, Talcott Williams, Irwin Scofield Guernsey, The New international encyclopaedia, Tập 11, trang 246
  17. ^ "The Southern review"
  18. ^ Henry Smith Williams, The Historians' History of the World: Germanic empires (concluded), trang 492
  19. ^ "Political history of recent times, 1816-1875, with special reference to Germany"
  20. ^ a b c d Cassell, ltd, John Cassell's illustrated history of England. The text, to the reign of Edward i by J.F. Smith; and from that period by W. Howitt, trang 230
  21. ^ Prussia (Kingdom). Armee. Grosser Generalstab. Kriegsgeschichtliche Abteilung II., Henry Montague Hozier, Great Britain. War Office, The campaign of 1866 in Germany, trang 426
  22. ^ a b "Germany, 1815-1890"
  23. ^ Edmund Burke, The Annual Register of World Events: A Review of the Year, Tập 122, trang 214

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anonym, Das Gefecht von Frohnhofen, Laufach und Weiler am 13. Juli 1866, in: Allgemeine Militär-Zeitung 41 (1866), S. 377–379, 382f, 385–388, 393–396.
  • Großer Generalstab, Kriegsgeschichtliche Abteilung (Hrsg.), Der Feldzug von 1866 in Deutschland, (Preußisches Generalstabswerk), Berlin 1867.
  • Emil Knorr, Der Feldzug des Jahres 1866 in West- und Süddeutschland, 2. Band, Berlin 1870.
  • Hauptmann von Krieg, Kriegs-Tagebuch des 2. Westfälischen Infanterie-Regiments Nr. 15 aus dem Feldzuge der Main-Armee, Minden 1867.
  • R.M., Die Gefechte von Frohnhofen und Tauberbischoffsheim am 13. und 24. Juli 1866, in: Allgemeine Schweizer Militär-Zeitung 16 (1870), S. 57–61.
  • Carl von Zimmermann, Der Antheil der Grossherzoglich Hessischen Armee-Division am Kriege 1866, (Kriegsgeschichtliche Einzelschriften 4), Berlin 1897.

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Laufach-Frohnhofen