Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Buru

Tiếng Buru
li fuk Buru
Sử dụng tạiIndonesia
Khu vựcĐảo Buru (Maluku)
Tổng số người nói45.000 (1991)[1]
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mhs
Glottologburu1303[2]

Tiếng Buru (li fuk Buru[3]) là một ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo trong nhánh Trung Maluku. Vào năm 1991, đây là ngôn ngữ của 45.000 người Buru sống trên đảo Buru (tiếng Indonesia: Pulau Buru) của Indonesia.[1] Nó còn hiện diện trong cộng đồng người Buru trên Ambon, trên những đảo khác của Maluku, ở thủ đô Jakarta cũng như ở Hà Lan.[4]

Nghiên cứu chi tiết nhất về Buru là do hai nhà truyền giáo kiêm dân tộc học Charles E. Grimes và Barbara Dix Grimes thực hiện vào thập niên 1980.[5][6][7]

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể chia tiếng Buru ra ba phương ngữ, mỗi phương ngữ ứng với một nhóm người Buru: Rana (lấy theo tên hồ nước ở trung tâm Buru; hơn 14.000 người nói), Masarete (hơn 9.500 người nói) và Wae Sama (hơn 6.500 người nói). Có chừng 3.000–5.000 người Rana mà ngoài phương ngữ chính ra còn nói một "phương ngữ bí mật" gọi là Ligahan. Phương ngữ Fogi một thời có mặt ở mé tây đảo nay đã biến mất.[8] Sự tương đồng từ vựng là 90% giữa Masarete và Wae Sama, 88% giữa Masarete và Rana, 80% giữa Wae Sama và Rana. Hầu hết người Buru, nhất là người vùng ven biển, đều nói và hiểu được ngôn ngữ chính thức, tiếng Indonesia, ở một mức nào đó. Họ cũng dùng tiếng Mã Lai Ambon.[4][9]

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Bura có 5 âm vị nguyên âm, 17 âm vị phụ âm.[1] Bên dưới là bảng liệt kê âm vị tiếng Buru:

Phụ âm
MôiRăng/
Chân răng
Chân răng-vòm/
Vòm
Ngạc mềmThanh hầu
Tắcp  bt̪  dtʃ  (dʒ)k  g
Xátfsh
Mũimnŋ
Cạnh lưỡil
Rungr
Bán nguyên âmwj
Nguyên âm
TrướcGiữaSau
Đóngiu
Vừaeo
Mởa

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Grimes, Charles E. (1991). The Buru Language of Eastern Indonesia. Australian National University.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Buru (Indonesia)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Grimes, Barbara Dix (2006). “Knowing Your Place: Representing relations of precedence and origin on the Buru landscape”. Trong James J. Fox (biên tập). The Poetic Power of Place: Comparative Perspectives on Austronesian Ideas of Locality. ANU Press. ISBN 9781920942861.
  4. ^ a b Ethnologue: Languages of the World. “Buru: A language of Indonesia (Maluku)”.
  5. ^ “Publications by Barbara Dix Grimes”. SIL International.
  6. ^ “Publications by Charles E. Grimes”. SIL International.
  7. ^ “Chuck & Barbara Grimes, Wycliffe Bible Translators”. Bethel Grove Bible Church. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ Dutton, T.E. & Tryon, D.T. (1994). Language Contact and Change in the Austronesian World. De Gruyter.
  9. ^ “Buru people” (bằng tiếng Nga). Encyclopedia of people and religions of the world. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Grimes, Barbara Dix (1994). “Halmahera and beyond”. Trong Visser, L.E. (biên tập). Buru inside out. Leiden.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Buru