Wiki - KEONHACAI COPA

Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada

Quần đảo Bắc Cực Canada
Bản đồ theo phép chiếu địa cực của quần đảo Bắc Cực Canada
Địa lý
Vị tríMiền Bắc Canada
Tọa độ75°B 90°T / 75°B 90°T / 75; -90 (Canadian Arctic Archipelago)
Tổng số đảo36,563
Đảo chínhđảo Baffin, đảo Victoria, đảo Ellesmere
Diện tích1.424.500 km2 (550.000 mi2)
Hành chính
Canada
Lãnh thổ Nunavut
 Các Lãnh thổ Tây Bắc
Thành phố lớn nhấtIqaluit, Nunavut (6.184 dân)
Nhân khẩu học
Dân số14.000
Mật độ0,01 /km2 (3 /sq mi)

Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada (tiếng Anh: Canadian Arctic Archipelago), cũng gọi là Quần đảo Bắc Cực (tiếng Anh: Arctic Archipelago), là một quần đảo của Canada nằm ở phía bắc phần đại lục của đất nước này. Quần đảo nằm ở vùng cực bắc của Bắc Mỹ, có diện tích khoảng 1.424.500 km2 (550.000 dặm vuông Anh) và là quần đảo lớn thứ hai trên thế giới(sau quần đảo Mã Lai), quần đảo gồm có 36.563 đảo và bao gồm nhiều lãnh thổ của Miền Bắc Canada – hầu hết Nunavut và một phần của Các Lãnh thổ Tây Bắc.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người Anh đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo dựa trên các cuộc thám hiểm trong thập niên 1570 của Martin Frobisher. Chủ quyền của Canada, ban đầu (1870–80) chỉ trên các đảo thuộc vùng bồn địa Foxe, vịnh Hudson và eo biển Hudson, và Anh Quốc đã chuyển giao cho Canada các đảo còn lại vào năm 1880; Quận Franklin được thành lập vào năm 1895 và bao gồm hầu hết quần đảo; quận này bị giải thể khi thành lập Nunavut năm 1999. Canada tuyên bố rằng tất cả các tuyến đường thủy của Các hành lang Tây Bắc đều nằm trong vùng nội thủy của Canada; tuy nhiên Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia hàng hải khác lại nhìn nhận rằng chúng nằm trong vùng biển quốc tế.[2]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh vệ tinh đảo Baffin, hòn đảo lớn nhất về diện tích trong quần đảo Bắc Cực
Ảnh vệ tinh dựng phim gồm đảo Ellesmere và các đảo lân cận, như đảo Axel Heiberg (bên trái Ellesmere). Greenland ở bên phải của ảnh.

Quần đảo trải dài khoảng 2.400 km (1.500 mi) theo chiều dọc và 1.900 km (1.200 mi) từ đại lục đến mũi Columbia, điểm cực bắc của đảo Ellesmere. Quần đảo bị giới hạn bởi biển Beaufort ở phía tây; ở phía tây bắc là Đại Tây Dương; phía đông là Greenland, vịnh Baffineo biển Davis; và ở phía nam là vịnh Hudson và đại lục Canada. Các hòn đảo bị tách rời khỏi nhau và với lục địa bằng một loạt các tuyến đường thủy được gọi chung là Hành lang Tây Bắc. Hai bán đảo lớn nhất, BoothiaMelville, kéo dài về phía bắc từ lục địa.

Sau Greenland, quần đảo là vùng đất cận Bắc Cực lớn nhất. Quần đảo có khí hậu Bắc Cực, địa hình quần đảo phần lớn là lãnh nguyên, còn lại là các khu vực đồi núi. Hầu hết các đảo không có cư dân sinh sống; các khu định cư đặc biệt nhỏ và thưa thớt, chủ yếu là các khu định cư của người Inuit tại vùng ven biển của các đảo phía nam.

Quần đảo bao gồm 36.563 đảo, 94 trong đó được phân loại là đảo chính với diện tích lớn hơn 130 km2 (50 dặm vuông Anh), tổng diện tích của quần đảo là khoảng 1.400.000 km2 (540.000 dặm vuông Anh).[3] Những hòn đảo thuộc quần đảo có diện tích trên 10.000 km2 (3.900 dặm vuông Anh), theo thứ tự diện tích giảm dần là:

TênVị trí*Diện tíchHạng diện tíchDân số
(2001)
Thế giớiCanada
đảo BaffinNU507.451 km2 (195.928 dặm vuông Anh)519.563
đảo VictoriaNT, NU217.291 km2 (83.897 dặm vuông Anh)921.707
đảo EllesmereNU196.236 km2 (75.767 dặm vuông Anh)103168
đảo BanksNT70.028 km2 (27.038 dặm vuông Anh)245114
đảo DevonNU55.247 km2 (21.331 dặm vuông Anh)2760
đảo Axel HeibergNU43.178 km2 (16.671 dặm vuông Anh)3270
đảo MelvilleNT, NU42.149 km2 (16.274 dặm vuông Anh)3380
đảo SouthamptonNU41.214 km2 (15.913 dặm vuông Anh)349721
đảo Prince of WalesNU33.339 km2 (12.872 dặm vuông Anh)40100
đảo SomersetNU24.786 km2 (9.570 dặm vuông Anh)46120
đảo BathurstNU16.042 km2 (6.194 dặm vuông Anh)54130
đảo Prince PatrickNT15.848 km2 (6.119 dặm vuông Anh)55140
đảo King WilliamNU13.111 km2 (5.062 dặm vuông Anh)6115960
đảo Ellef RingnesNU11.295 km2 (4.361 dặm vuông Anh)69160
đảo BylotNU11.067 km2 (4.273 dặm vuông Anh)72170

* NT = Các Lãnh thổ Tây Bắc, NU = Nunavut

Bản đồ liên kết đến các đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Reference map of Canadian Arctic Archipelago

Các đảo không thể hiện trên bản đồ

Tọa độ[sửa | sửa mã nguồn]


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Marsh, James H., ed. 1988. "Arctic Archipelago Lưu trữ 2011-10-09 tại Wayback Machine" The Canadian Encyclopedia. Toronto: Hurtig Publishers.
  2. ^ “Northwest Passage gets political name change - [[Ottawa Citizen]]”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ “Arctic Archipelago”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Aiken, S.G., M.J. Dallwitz, L.L. Consaul, et al. Flora of the Canadian Arctic Archipelago: Descriptions, Illustrations, Identification, and Information Retrieval[CD]. Ottawa: NRC Research Press; Ottawa: Canadian Museum of Nature, 2007. ISBN 978-0-660-19727-2.
  • Aiken, S. G., Laurie Lynn Consaul, and M. J. Dallwitz. Grasses of the Canadian Arctic Archipelago. Ottawa: Research Division, Canadian Museum of Nature, 1995.
  • Bouchard, Giselle. Freshwater Diatom Biogeography of the Canadian Arctic Archipelago. Ottawa: Library and Archives Canada = Bibliothèque et Archives Canada, 2005. ISBN 0-494-01424-5
  • Brown, Roger James Evan. Permafrost in the Canadian Arctic Archipelago. National Research Council of Canada, Division of Building Research, 1972.
  • Cota GF, LW Cooper, DA Darby, and IL Larsen. 2006. "Unexpectedly High Radioactivity Burdens in Ice-Rafted Sediments from the Canadian Arctic Archipelago". The Science of the Total Environment. 366, no. 1: 253-61.
  • Dunphy, Michael. Validation of a modelling system for tides in the Canadian Arctic Archipelago. Canadian technical report of hydrography and ocean sciences, 243. Dartmouth, N.S.: Fisheries and Oceans Canada, 2005.
  • Hamilton, Paul B., Konrad Gajewski, David E. Atkinson, and David R.S. Lean. 2001. "Physical and Chemical Limnology of 204 Lakes from the Canadian Arctic Archipelago". Hydrobiologia. 457, no. 1/3: 133-148.
  • Mi︠a︡rss, Tiĭu, Mark V. H. Wilson, and R. Thorsteinsson. Silurian and Lower Devonian Thelodonts and Putative Chondrichthyans from the Canadian Arctic Archipelago. Special papers in palaeontology, no. 75. London: Palaeontological Association, 2006. ISBN 0-901702-99-4
  • Michel, C Ingram, R G, and L R Harris. 2006. "Variability in Oceanographic and Ecological Processes in the Canadian Arctic Archipelago". Progress in Oceanography. 71, no. 2: 379.
  • Porsild, A.E. The Vascular Plants of the Western Canadian Arctic Archipelago. Ottawa: E. Cloutier, Queen's printer, 1955.
  • Rae, R. W. Climate of the Canadian Arctic Archipelago. Toronto: Canada Dept. of Transport, 1951.
  • Thorsteinsson, R., and Ulrich Mayr. The Sedimentary Rocks of Devon Island, Canadian Arctic Archipelago. Ottawa, Canada: Geological Survey of Canada, 1987. ISBN 0-660-12319-3
  • Van der Baaren, Augustine, and S. J. Prinsenberg. Geostrophic transport estimates from the Canadian Arctic Archipelago. Dartmouth, N.S.: Ocean Sciences Division, Maritimes Region, Fisheries and Oceans Canada, Bedford Institute of Oceanography, 2002.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_B%E1%BA%AFc_C%E1%BB%B1c_thu%E1%BB%99c_Canada