Wiki - KEONHACAI COPA

Đảo Devon

Đảo Devon
khu vực đảo Devon
Địa lý
Vị tríVịnh Baffin
Tọa độ75°08′B 087°51′T / 75,133°B 87,85°T / 75.133; -87.850 (Devon Island)
Quần đảoQuần đảo Nữ hoàng Elizabeth
Quần đảo Bắc Cực Canada
Diện tích55.247 km2 (21.331 mi2)
Hạng diện tích27th
Dài390 km (240 mi)
524 km (326 mi)
Rộng155 km (96 mi)
476 km (296 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất1.920 m (6.300 ft)
Đỉnh cao nhấtChỏm băng Devon
Hành chính
Canada
Tỉnh Nunavut
VùngQikiqtaaluk
Nhân khẩu học
Dân sốKhông có dân cư

Đảo Devon (tiếng Anh: Devon Island, tiếng Inuit: Tatlurutit),[1] được tuyên bố là hòn đảo không có người ở lớn nhất trên trái đất. Đảo nằm tại vịnh Baffin, vùng Qikiqtaaluk, lãnh thổ Nunavut, Canada. Devon là một các đảo lớn của quần đảo Bắc Cực Canada, là đảo lớn thứ hai của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, là đảo lớn thứ sáu của Canada, và là đảo lớn thứ 27 trên thế giới. Đảo có diện tích 55.247 km2 (21.331 dặm vuông Anh) gồm đá phiến ma tiền Cambribột kết Đại Cổ Sinhđá phiến sét. Điểm cao nhất là chỏm băng Devon với cao độ 1.920 m (6.300 ft) và là một phần của dãy núi Bắc Cực. Đảo Devon có một vài dãy núi nhỏ, như dãy Treuter, dãy Haddington và dãy Cunningham.

Do có độ cao tương đối lớn và có vĩ độ nằm gần cực Bắc, đảo chỉ có một số lượng ít ỏi bò xạ cùng các loài chim và động vật có vú nhỏ. Đời sống động vật tập trung tại vùng đất thấp Truelove trên đảo, tại đó có một vi khí hậu thuận lợi và hỗ trợ cho sự phát triển tương đối tươi tốt của thực vật Bắc Cực. Nhiệt độ trong một thời gian ngắn (40 đến 55 ngày) hiếm khi vượt quá 10 °C (50 °F), và trong mùa đông có thể giảm tới −50 °C (−58 °F). Với một hệ sinh thái sa mạc địa cực, đảo Devon nhận được lượng mưa rất thấp.

Mũi Liddon là một vùng chim quan trọng (IBA) đáng chú ý với các cá thể Cepphus grylle (chim uria đen) và Fulmarus glacialis (hải âu Fulmar phương Bắc).[2] Mũi Vera, một vùng chim quan trọng khác, cũng được chú ý với số hải âu Filmar phương Bắc tại đó.[3]

Đảo Devon cũng được chú ý đến với sự hiện diện của hố va chạm Haughton, được tạo thành từ 39 triệu năm trước khi một thiên thạch với đường kính khoảng 2 km (1,2 mi) đã đâm vào khu rừng tồn tại hồi đó. Cuộc va chạm để lại một hố có đường kính xấp xỉ 23 km (14 mi), với một hồ nước được hình thành từ vài triệu năm.

Robert Bylot là người châu Âu đầu tiên đã nhìn thấy hòn đảo vào năm 1616.[4] William Edward Parry đã vẽ bản đồ bờ biển phía nam của đào vào năm 1819-20.[5] Năm 1850, Edwin De Haven đã giong buồm đến eo biển Wellington và đã trông thấy bán đảo Grinnell của đảo.[6]

Một tiền đồn đã được thiết lập tại Dundas Harbour vào năm 1924, và nó đã được cho Công ty vịnh Hudson thuê lại chín năm sau đó. Sự sụt giá của lông thú và sự cần thiết phải cắt giảm chi phí đã dẫn đến việc 53 gia đình Inuit từ đảo Baffin phân tán đến đảo Devon vào năm 1934. Điều đó được coi là một thảm họa do điều kiện gió và khí hậu ở đây lạnh hơn nhiều, và người Inuit đã chọn cách rời bỏ vào năm 1936. Dundas Harbour lại có người cư trú vào cuối thập niên 1940, song đến năm 1951 lại bị bỏ hoang. Chỉ còn lại phế tích của vài ngôi nhà.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jerry Kobalenko. The Horizontal Everest: Extreme Journeys on Ellesmere Island. BPS Books, 2010
  2. ^ “Cape Liddon”. bsc-eoc.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ “Cape Vera”. bsc-eoc.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ Markham, Clements (1881). The voyages of William Baffin, 1612-1622. London: Hakluyt Society.
  5. ^ Parry, William Edward (1821). Journal of a voyage for the discovery of a North-West passage from the Atlantic to the Pacific: performed in the years 1819-20. London: John Murray.
  6. ^ Savours, Ann (1999). The Search for the North West Passage. New York: St. Marten's Press.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anderson, David G, and L C Bliss. 1998. "Association of Plant Distribution Patterns and Microenvironments on Patterned Ground in a Polar Desert, Devon Island, N.W.T., Canada". Arctic and Alpine Research. 30, no. 2: 97.
  • Bliss, L. C. Truelove Lowland, Devon Island, Canada A High Arctic Ecosystem. Edmonton: University of Alberta Press, 1977. ISBN 0-88864-014-5(Publisher description[liên kết hỏng])
  • Cockell, Charles S, Pascal Lee, Andrew C Schuerger, Loretta Hidalgo, Jeff A Jones, and M Dale Stokes. 2001. "Microbiology and Vegetation of Micro-Oases and Polar Desert, Haughton Impact Crater, Devon Island, Nunavut, Canada". Arctic, Antarctic, and Alpine Research. 33, no. 3: 306.
  • Lamoureux, Scott F, and Robert Gilbert. 2004. "A 750-Yr Record of Autumn Snowfall and Temperature Variability and Winter Storminess Recorded in the Varved Sediments of Bear Lake, Devon Island, Arctic Canada". Quaternary Research. 61, no. 2: 134.
  • Paterson, W. S. B. "An Oxygen-Isotope Climate Record from the Devon Island Ice Cap, Arctic Canada". Nature, Vol.266,No.5602. 1977.
  • Robertson, Peter, and G. D. Mason. Shatter Cones from Haughton Dome, Devon Island, Canada. 1975.
  • Thorsteinsson, R., and Ulrich Mayr. The Sedimentary Rocks of Devon Island, Canadian Arctic Archipelago. Ottawa, Canada: Geological Survey of Canada, 1987. ISBN 0-660-12319-3
  • Ugolini, Fiorenzo C, Giuseppe Corti, and Giacomo Certini. 2007. "Pedogenesis in the Sorted Patterned Ground of Devon Plateau, Devon Island, Nunavut, Canada". Geoderma. 136, no. 1: 87.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o_Devon