Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Hữu Phần

Nghệ sĩ Nhân dân
Nguyễn Hữu Phần
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Hữu Phần
Ngày sinh
1948 (75–76 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1980 – 2014
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim truyện
Tác phẩm
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2012)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1993
Biên kịch xuất sắc
Cánh Diều Vàng 2007
Đạo diễn xuất sắc

Nguyễn Hữu Phần là đạo diễn điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam, ông nổi tiếng với phim điện ảnh Em còn nhớ hay em đã quên và những phim truyền hình về làng quê Việt Nam như: Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình, Làng ma - 10 năm sau. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2015.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Phần sinh năm 1948 tại Hà Nội, quê gốc ở Văn Giang, Hưng Yên,[2] là con út trong gia đình có 6 anh chị em; ông mồ côi bố khi mới 3 tuổi. Con trai ông là đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng, được biết đến với Người thổi tù và hàng tổng5S online.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, ra trường làm giáo viên dạy văn cho đến một lần ông tới chơi với một người bạn thân đang công tác tại Xưởng phim truyện, ông bị hấp dẫn bởi công việc sản xuất phim. Nguyễn Hữu Phần quyết định bỏ nghề giáo viên và bắt đầu làm thư kí cho các đạo diễn Phạm Văn Khoa, Bắc Xuyến, Nguyễn Ngọc Chung, Trần Vũ.[3]

Năm 1979, ông cùng với Khải Hưng, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Châu trở thành sinh viên khóa 1 của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.[3] Năm 1980, ông làm phó đạo diễn của bộ phim điện ảnh Tội lỗi cuối cùng và được gặp Trịnh Công Sơn, lúc này đảm nhận viết nhạc cho bộ phim.[4] Cuối thập niên 1980, ông tìm lại Trịnh Công Sơn và ngỏ ý sản xuất phim dựa trên cuộc đời nhạc sĩ này. Năm 1990, ông nộp kịch bản nhưng bị Hãng Phim truyện Việt Nam từ chối sản xuất và bị cho là nội dung mơ hồ, kịch bản bị bỏ không mất hai năm.[3]

Năm 1992, với sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam, ông cùng Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Phi Tiến Sơn thang lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ; vì các đạo diễn trẻ thời bấy giờ có quá ít cơ hội trổ tài, nên họ quyết định làm phim độc lập. Cùng năm này, ông sản xuất bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên và tự đưa phim đi quảng bá và thành công lớn, với 4 giải Bông sen bạc và giải dành cho Nam diễn viên chính, Âm nhạc và Biên kịch.[5] [4] Năm 1994, ông được đạo diễn Khải Hưng mời về Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu với Lẽ nào anh lại quên bộ phim đầu tiên của chương trình Văn nghệ Chủ nhật. Năm 1996, bộ phim Những mảnh đời của Huệ do ông đạo diễn được khán giả yêu thích, đây cũng là bộ phim dài tập đầu tiên của chương trình này.[4][3]

Năm 2000, ông nhận lời các nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, Khuất Quang Thuỵ và Đạo diễn Phạm Thanh Phong rủ làm phim Đất và người, kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Sau thành công của Đất và người, ông tập trung làm phim về đề tài nông thôn và rất thành công như Ma làng, Gió làng Kình, Làng ma 10 năm sau,...[6]

Sau khi nghỉ hưu, ông và đồng nghiệp thành lập Công ty Cổ phần và truyền thông Hà Nội, năm 2009, công ty sản xuất trò chơi truyền hình Hà Nội 36 phố phường của VTV, trong chuỗi chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.[7][8]

Ngoài làm đạo diễn ông còn là giảng viên dạy lớp đạo diễn Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia.[3]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1990 - Chiếc bình tiền kiếp
  • 1992 - Em còn nhớ hay em đã quên
  • 1995 - Giọt lệ Hạ Long - Đồng đạo diễn : Trần Vũ
  • 1996 - Bản tình ca trong đêm
  • ???? - Lời từ biệt tình yêu
  • 2014 - Mộ gió

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimGhi chúĐịnh dạngVai tròKênhNguồn
1993Tiếng gọi bên sôngChuyển thể: Tiếng gọi cuối mùa đông của Nguyễn Quang ThiềuĐiện ảnh truyền hìnhĐạo diễnVTV
1994Lẽ nào anh lại quênPhim đầu tiên của Văn nghệ Chủ nhậtVTV1
1995Mảnh đời của HuệPhim ngắn tậpBiên kịchVTV1
1996Ngọt ngào và man tráĐiện ảnh truyền hìnhĐạo diễnVTV3
Mùa đông không lạnh giáH1
1997Ông trẻ về ăn tếtVTV3
Những ngã đường tình yêuĐồng đạo diễn : Hoàng Thanh Du
Người năm ấy của mẹĐạo diễn
1998Người Hoa LưKiêm biên kịchĐiện ảnh truyền hình
Một lời nói thậtVTV1
Người trên núiVTV1
Lời hẹn ngày ra trậnVTV3
1999Cảnh sát hình sự(1 trong 5 phần đầu, phần 3: Truy đuổi tội phạm)Phim dài tậpĐồng đạo diễn
2001Không giống aiĐiện ảnh truyền hìnhĐạo diễn
2002Đất và ngườiĐồng đạo diễn: Phạm Thanh PhongPhim dài tậpVTV1
2003Về quê ăn tếtĐiện ảnh truyền hìnhVTV3
Ảo vọng xe hơi
Người tử tế sa ngã
Đảo chắn sóngĐạo diễn
2004Bên ngoài cuộc đờiĐồng đạo diễn: Vũ Hồng SơnĐiện ảnh truyền hìnhChuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Thái Bá Tân
Trăng lạnhĐồng biên kịch: Nguyễn Hữu ỨngBiên kịch
2005Bí mật những cuộc đờiĐồng đạo diễn: Vũ Hồng SơnPhim dài tậpĐạo diễnCảnh sát hình sự / Chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Như Phong
Mười hai cửa bểChuyển thể truyện ngắn cùng tên của Lý Biên CươngĐiện ảnh truyền hình
Minh nguyệtChuyển thể truyện ngắn cùng tên của Học Phi
Con đường gian khổPhim ngắn tập
2007Ma làngChuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Trịnh Thanh PhongPhim dài tậpĐồng đạo diễn, đồng biên kịchVTV1
Những người bạnĐiện ảnh truyền hìnhĐạo diễn / Biên kịchVTV3
2008Gió làng KìnhĐồng đạo diễn: Bùi Thọ ThịnhPhim dài tậpĐạo diễnVTV1Chuyển thể tiểu thuyết Những trận gió người của Phạm Ngọc Tiến
2011Nụ hôn đầu xuânhyển thể truyện ngắn:Phim ngắn tậpĐồng đạo diễn, đồng biên kịchVTV3
2013Làng ma 10 năm sauPhần sau của Ma làngPhim dài tậpĐạo diễn, biên kịchVTV1
Đen trắng (Phim cuối tuần)Điện ảnh truyền hìnhĐạo diễn

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămLễ trao giảiTác phẩmHạng mụcKết quảNguồn
1992Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10Em còn nhớ hay em đã quênPhim truyện điện ảnhBông sen bạc
Biên kịch xuất sắcĐoạt giải
2002Giải Cánh diềuĐất và ngườiPhim truyện truyền hìnhBằng khen
2007Ma làngĐạo diễn xuất sắcĐoạt giải
2009Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 28Gió làng KìnhPhim truyền hìnhGiải vàng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Niềm tự hào chung”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.[liên kết hỏng]
  2. ^ toquoc.vn. “Nguyễn Hữu Phần: Người thành phố, hồn nông thôn”. toquoc.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f cand.com.vn. “Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần: Màu thời gian”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b c “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: Muốn "ăn" về nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần: Phim Việt chưa hay vì... khán giả chưa hay!”. thethaovanhoa.vn. 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ đô, Báo Lao động thủ. “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần gửi gắm gì qua những bộ phim về nông thôn”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “Nguyễn Hữu Phần tâm đắc với 'Hà Nội 36 phố phường'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ https://suckhoedoisong.vn. "Chuyên án nhà quê" của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_Ph%E1%BA%A7n