Wiki - KEONHACAI COPA

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18
Điện ảnh Việt Nam - Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập
← Lần thứ 17
(2011) ·
Lần thứ 18 (2013)· Lần thứ 19
(2015) →
Địa điểmHạ Long, Quảng Ninh
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giải thưởngGiải
Đạo diễnLê Quý Dương
Số phim tham gia139
Ngày tổ chứcngày 14 - 16 tháng 10 năm 2013
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 được tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh từ ngày 14 tháng 10 đến 16 tháng 10 năm 2013,[1] là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2013).[2]

Sự kiện lần này do Cục Điện ảnh, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và Khu Du lịch Tuần Châu phối hợp tổ chức.[3]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Vì sự đột xuất của Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nên liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, ban đầu dự kiến tổ chức từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 10 năm 2013, sau đó được rút lại thành từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 10 năm 2013.[1][4]

Chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim Việt Nam lần này có sự tham gia của 44 cơ sở điện ảnh trên cả nước với 139 bộ phim. Trong đó, có 23 phim điện ảnh, 6 phim truyện video, 10 phim tài liệu nhựa, 62 phim tài liệu video, 12 phim khoa học, 26 phim hoạt hình.[5] Thể loại phim tham dự gồm: Phim truyện điện ảnh, Phim truyện video, Phim tài liệu, Phim khoa học, Phim hoạt hình. Với mỗi thể loại Phim điện ảnh, Phim truyện video, Phim tài liệu, Phim hoạt hình sẽ có các giải: 1 Bông sen Vàng, 2 Bông sen Bạc, 2 Giải thưởng của Ban Giám khảo. Và có thêm Giải phim truyện điện ảnh yêu thích do khán giả bình chọn.[6] Các phim dự thi được sản xuất và có giấy phép phổ biến từ ngày 1 tháng 10 năm 2011 đến ngày 1 tháng 9 năm 2013. Hạn cuối nhận đăng ký là ngày 5 tháng 9 và nhận phim là ngày 15 tháng 9.[7] Ngày 27 tháng 8, một buổi họp báo tại Hà Nội giới thiệu một số nét cơ bản về ý nghĩa, nội dụng, tiêu chí và tiến độ chuẩn bị Liên hoan phim.[8]

Lễ khai mạc diễn ra vào tối ngày 14 tháng 10 tại nhà biểu diễn đa năng, Khu Du lịch và Giải trí quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, do Lê Quý Dương viết kịch bản kiêm tổng đạo diễn.[9][1][3]

Trao giải và bế mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ trao giải và bế mạc tổ chức tối 16 tháng 10, tại Khu Du lịch và Giải trí quốc tế Tuần Châu,[10] mở đầu với phút tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau đó là các tiết mục múa nghệ thuật do diễn viên Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam biểu diễn, trích đoạn phim Cánh đồng hoang và tâm sự của các Nghệ sĩ nhân dân Lan HươngTrà Giang, trong phần ôn lại 60 năm phát triển của Điện ảnh Việt Nam và tri ân hai Nghệ sĩ nhân dân Bạch DiệpHải Ninh.[11][12]

Sự kiện khác[sửa | sửa mã nguồn]

Các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim lần còn có: Triển lãm Điện ảnh với Quảng Ninh; Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bá du lịch qua điện ảnh; Nghệ sỹ điện ảnh giao lưu với công nhân mỏ; Nghệ sỹ với các chiến sỹ bộ đội tỉnh Quảng Ninh.[13][14]

Giám khảo và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám khảo Phim truyện nhựa / điện ảnh
Đạo diễn - NSND Đào Bá Sơntrưởng ban[15][16]
Nhà văn Chu Lai
Đạo diễn Hồ Quang Minh
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trung Phan
Nhà quay phim Phạm Thanh Hà
Diễn viên - NSND Lan Hương
Đạo diễn âm thanh - đại tá Hoàng Anh
Nhà biên kịch Đinh Thiên PHúc
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
Ban Giám khảo Phim tài liệu / khoa học
NSND, đạo diễn Đặng Xuân HảiTrưởng ban
NSƯT Bùi Đắc Ngôn
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn
NSND Vũ Thị Lệ Mỹ
Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp
Nhà báo Tô Hoàng
Ban Giám khảo Phim hoạt hình
NSND, đạo diễn Nguyễn Thị Phương HoaTrưởng ban
Đạo diễn Đào Minh Uyển
Nhà báo Chu Thu Hằng
Nhạc sĩ Doãn Nguyên
Nhà văn Trần Ninh Hồ

Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số 139 phim tham gia đề cử, chỉ có 1/3 được đánh giá tốt, có những phim bị coi là "thảm họa" vẫn tham gia đề cử, trong khi những bom tấn từ 2011 đến 2013 như Mỹ nhân kế (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) hay được đánh giá cao như Lời nguyền huyết ngải (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên), Ngọc viễn đông (đạo diễn Cường Ngô), gây tranh cãi như Ngôi nhà trong hẻm (đạo diễn Lê Văn Kiệt)... lại không tham gia.[17]

Phim truyện nhựa / điện ảnh
Tựa đềĐạo diễnSản xuấtChú thích
Scandal-Bí mật thảm đỏVictor VũCông ty cổ phần Phim Thiên Ngân và Công ty cổ phần giải trí Ngôi Sao
Đam mê
Thiên mệnh anh hùngVictor VũHãng phim Phương Nam
Lạc lốiPhạm Nhuệ GiangHãng phim truyện Việt Nam
Những người viết huyền thoạiBùi Tuấn DũngHãng phim truyện Việt Nam
Lửa PhậtDustin Nguyễn[18]
Dành cho tháng 6Nguyễn Hữu TuấnCông ty TNHH Giải trí tháng Sáu
Đường đuaNguyễn Khắc HuyBlue Productions
Và anh sẽ trở lạiĐinh Tuấn VũCông ty cổ phần truyền thông và sản xuất SAA
Cát nóngLê HoàngPhim Giải Phóng[17]
Cưới ngay kẻo lỡCharlie NguyễnChánh Phương và Thiên Ngân (Galaxy)[17]
Giấc mộng giàu sangCông Hậu[18]
Hello cô BaNguyễn Quang MinhHãng phim Phước Sang
Ranh giới trắng đen
Yêu anh, em dám không?
Hiệp sĩ guốc vông
Săn đàn ông[19]
Hoàng tử và Lọ lem
Nhà có 5 nàng tiênTrần Ngọc GiàuGolden Screen Productions

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện nhựa / Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

GiảiPhimĐạo diễnSản xuấtChú thích
Bông sen VàngNhững người viết huyền thoạiBùi Tuấn DũngHãng phim truyện Việt Nam
Bông sen VàngScandal: Bí mật thảm đỏVictor Vũc.ty Thiên Ngân và c.ty Ngôi Sao
Bông sen BạcLạc lốiPhạm Nhuệ Giang
Bông sen BạcThiên mệnh anh hùngVictor Vũ
Bằng khen của Ban giám khảoVà anh sẽ trở lại
Dành cho tháng 6
Giải Phim yêu thích nhất do Khán giả bình chọnNhà có 5 nàng tiênTrần Ngọc GiàuGolden Screen Productions
Những người viết huyền thoạiBùi Tuấn DũngHãng phim truyện Việt Nam[5]
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Nam diễn viên chínhTrương Minh Quốc TháiNhững người viết huyền thoại
Nữ diễn viên chínhTăng Bảo Quyên
Vân TrangScandal-Bí mật thảm đỏ
Nam diễn viên phụThái HòaLửa Phật
Nữ diễn viên phụNguyễn Thuỳ LinhVà anh sẽ trở lại
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnVictor VũScandal-Bí mật thảm đỏThiên mệnh anh hùng
Quay phimNguyễn Hữu TuấnLạc lối
Kieran Daniel FowlerĐường đua
Biên kịchNguyễn Anh DũngNhững người viết huyền thoại
Họa sĩNguyễn Nguyên Vũ
Thiết kế âm thanhFranck DesmouslinsLạc lối và Đam mê

Phim video / điện ảnh truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuất
Bông sen VàngNgười cộng sựJun Moto, Phạm Thanh PhongĐài Truyền hình Việt Nam và Deamax Nhật Bản sản xuất
Bông sen BạcNước mắt người chaTrần Trung DũngTrung tâm sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo
Giải thưởng Ban giám khảoSuối nguồnTrần Ngọc PhongPhim Giải Phóng
Bản tình ca màu xanhĐiện ảnh Quân đội nhân
Giải thưởng cá nhân
Đạo diễnTrần Trung DũngNước mắt người cha
Biên kịch
  • Thu Dung
  • Trần Trung Dũng
  • Nguyễn Trực
Quay phimNguyễn Mai Hiền và Hoshi RyutaNgười cộng sự
Thiết kế mỹ thuậtĐặng Trọng Tuân – Miyazaki Morihiro
Nữ diễn viên chínhEmi Takei
Nam diễn viên chínhPhạm Huỳnh Đông
Nam diễn viên phụLê Chí KiênNước mắt người cha
Nữ diễn viên phụHồng ThiSuối nguồn

Phim tài liệu / khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Phim khoa học
Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuấtChú thích
Bông sen VàngBí mật từ những kho tượng PhậtNguyễn Hoàng Lâm
Bông sen BạcMùa chim làm tổ
Giải thưởng Ban giám khảoBản đồ tư duy - Một hành trình kết nối
Điện gió
Giải thưởngNhận giảiPhim tham giaChú thích
Đạo diễnNguyễn Hoàng LâmBí mật từ những kho tượng phật
Biên kịch
Quay phim
  • Chu Vui
  • Tài Văn
  • Đức Hiếu
Mùa chim làm tổ
Phim tài liệu
Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuấtChú thích
Bông sen VàngCó một cơ hội bỏ lỡNguyễn Mộng Long và Uông Thị Hạnh[20]
Bông sen BạcKý ức một thời
Bông sen BạcChuyện dài ở bệnh viện
Giải thưởng Ban giám khảoAndre Menras - Một người Việt
Câu chuyện về ngôi nhà An Phúc
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnNguyễn Mộng Long, Uông Thị HạnhCó một cơ hội bỏ lỡ[20]
Quay phimTrần Xuân TrungNgười thả chiều vào tranh
Kịch bảnĐào Thanh TùngAndre Menras - Một người Việt
Âm thanhDương Thế VinhKý ức một thời

Phim hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởngNhận giảiĐạo diễnSản xuấtChú thích
Bông sen VàngBờ vàngTrần Khánh Duyên
Bông sen BạcTrần Quốc Toản
Bông sen BạcKhoảng trời
Giải thưởng Ban giám khảoBù nhìn rơm
Càng to càng nhỏ
Giải cá nhân
Giải thưởngNhận giảiPhim tham giaChú thích
Đạo diễnTrần Khánh DuyênBò vàng
Biên kịchNguyễn Thu TrangBù nhìn rơm
Họa sĩ tạo hìnhLê BìnhTrần Quốc Toản
Thiết kế âm thanhNguyễn Chí Hoàng NamXin chào bút chì
Âm nhạcNgọc ChâuĐôi bạn
Họa sĩ diễn xuất(nhóm họa sĩ)Hào khí Thăng Long

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim lần này vẫn mắc phải những sai sót, nhanh chóng và không để lại nhiều ấn tượng. Buổi lễ trao giải năm nay, người dẫn chương trình cũng mắc phải sai lầm như Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, các tiết mục nghệ thuật bị đánh giá là tẻ nhạt. Số lượng khán giả ít ỏi đến xem các buổi chiếu dù là miễn phí.[21][19][22]

Là một trong những kỳ Liên hoan phim có nhiều tác phẩm tham dự nhưng chất lượng không đồng đều, theo đạo diễn Đào Bá Sơn, trong 23 phim điện ảnh chỉ có 1/3 số phim có chất lượng tốt. Những bộ phim có xu hướng miêu tả cái ác, cái xấu và bạo lực nhiều hơn những điều tốt đẹp, có những bộ phim không hạn chế độ tuổi nhưng vẫn không phù hợp với khán giả nhỏ tuổi.[23]

Trong khi đấy thể loại phim hoạt hình và phim tài liệu khoa học có chất lượng đang ngày càng tốt hơn. Có nhiều phim hoạt hình không chỉ dành cho thiếu nhi mà với cả người lớn.[22]

Tính đến kỳ Liên hoan này, cách thức hoạt động vẫn là các hãng phim, các nhà sản xuất tự chọn phim và gửi đến đề cử, Ban tổ chức về cơ bản đều chấp nhận hết số đề cử này.[17] Ban tổ chức dự định tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 sẽ sàng lọc chất lượng phim để đưa vào danh sách đề cử.[23]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Dời ngày khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18”. Báo Tài nguyên & Môi trường. 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 được tổ chức tại Quảng Ninh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b “Trên 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhà làm phim, chuyên gia dự Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Liên hoan phim Việt Nam”. Megalink. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Bội thu giải thưởng”. Tạp chí Đảng Cộng Sản. 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Tháng 10 tổ chức Liên hoan phim Việt Nam thứ 18”. Báo Chính phủ điện tử. 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Khởi động Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVIII”. Báo Hà Nội mới. 8 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Họp báo giới thiệu Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18”. Báo Quảng Ninh. 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18”. Tuổi trẻ Online. 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ “Bế mạc và trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVIII”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam 18: Không quá ồn ào”. Báo Hà Nội mới. 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 dành phút tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Báo Quân đội Nhân dân. 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ “Các hoạt động của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “Hội thảo "Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bá du lịch qua điện ảnh". Báo Tổ Quốc. 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa. 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ “Công bố giám khảo Liên hoan phim Việt Nam 18”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ a b c d “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Đông nhưng có vui?”. Báo Nhân Dân điện tử. 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ a b “Liên hoan phim lần 18: Rụt rè nhìn về tương lai”. Tuổi trẻ Online. 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ a b “LHP Việt Nam 18: Kỳ lạ phim nhảm, mỳ ăn liền áp đảo”. Báo điện tử VTC News. 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ a b “Bế mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18: "Mùa vàng" bội thu”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Thất vọng”. Báo Tin tức. 25 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ a b Việt Văn (15 tháng 10 năm 2013). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Chất lượng phim dự thi ở mức độ nào?”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ a b “Khép lại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Vui, buồn cùng phim Việt”. Báo Lào Cai điện tử. 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_hoan_phim_Vi%E1%BB%87t_Nam_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_18