Wiki - KEONHACAI COPA

Phi Tiến Sơn

Nghệ sĩ ưu tú
Phi Tiến Sơn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1954 (69–70 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpđạo diễn hình ảnh, đạo diễn phim, nhà biên kịch
Đào tạoĐại học Bách khoa Hà Nội
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròĐạo diễn • Biên kịch • Quay phim / Đạo diễn hình ảnh
Năm hoạt động1992 - nay
Đào tạoĐại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Đại học Điện ảnh và Truyền hình Đức
Thể loạichính kịch
StudioHãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim truyện 1
Tác phẩmNgười thổi tù và hàng tổng, Lưới trời, Đào, phở và piano
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 (1990)
Phim Video – Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 (1993)
Phim thiếu nhi – Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 (1995)
Phim điện ảnh – Quay phim xuất sắc
Website
Phi Tiến Sơn trên IMDb Sửa dữ liệu tại Wikidata

Phi Tiến Sơnnhà quay phim, biên kịchđạo diễn điện ảnh Việt Nam, ông được biết đến qua các phim điện ảnh Em còn nhớ hay em đã quên, Lưới trời và gần đây là Đào, phở và piano, ông cũng tham gia đạo diễn một số phim truyền hình như Người thổi tù và hàng tổng, Lập trình cho trái tim, Nghề báo.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phi Tiến Sơn sinh năm 1954 tại Hà Nội[1] trong một gia đình bình dân, không có truyền thống nghệ thuật. Ông được bố mẹ cho phép tự lựa chọn nghề nghiệp, từng là học sinh khối chuyên toán các cấp.[2] Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông thi đỗ vào Đại học Bách Khoa Hà Nội.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Phi Tiến Sơn nhập ngũ vào năm 1972, khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục việc học tại trường Đại học Bách Khoa.[3] Lúc bấy giờ sinh viên tại Hà Nội có phong trào trao đổi sách cho nhau, ông được một người bạn động viên theo ngành điện ảnh, người bạn này cho rằng năng khiếu logic của ông sẽ phát huy được với môn nghệ thuật này. Sau đó ông thi vào khoa Quay phim của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[3] Sau năm học đầu tiên, Phi Tiến Sơn được cử đi học 8 năm tại Trường Đại học Điện ảnh và Truyền hình ở Cộng hòa Dân chủ Đức.[4][3] Sau khi về nước, ông được phân công công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, là tay máy chính của các phim điện ảnh Cạm bẫy tình, Những năm tháng đẹp... Ông giành giải Quay phim xuất sắc tại 3 kỳ liên hoan phim Việt Nam liên tiếp ở 3 hạng mục khác nhau. Năm 1990 – Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9, với bộ phim video Lá ngọc cành vàng;[5] năm 1993 – Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10, ở hạng mục phim thiếu nhi Truyền thuyết tình yêu thần nước cùng với đồng quay phim Trần Quốc Dũng.[6] năm 1995, với phim điện ảnh Giọt lệ Hạ Long tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11.[7]

Đầu những năm 1990, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dự định làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng bị Hãng phim truyện Việt Nam từ chối. Ông cùng Phi Tiến Sơn, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Trọng Ninh góp vốn thành lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ.[8] Sau đó bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên ra đời và giành được giải Bông sen Bạc hạng mục Phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9.[4]

Vài năm sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Hãng phim truyện I. Tại đây, bên cạnh vai trò quay phim, ông còn làm đạo diễn những bộ phim điện ảnh chính kịch,[3] Năm 1998, ông làm đạo diễn phim truyền hình Người thổi tù và hàng tổng, bộ phim thành công giúp tên tuổi của ông trong cương vị đạo diễn bắt đầu được biết đến.[9][10] Năm 2000, Phi Tiến Sơn đạo diễn và viết kịch bản phim điện ảnh Vào Nam ra Bắc, bộ phim đoạt ngay giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam, và một giải thưởng của Bộ Quốc phòng.[3][11][9] Năm 2002, bộ phim Lưới trời do ông đạo diễn giành được giải Cánh diều Vàng và Bông sen Bạc cho phim điện ảnh xuất sắc.[10] Năm 2008, Phi Tiến Sơn được chọn đạo diễn dự án phim dài tập Trần Thủ Độ và người tình, ông đã thực hiện kịch bản cho 15 tập, lên kế hoạch tuyển diễn viên và ý tưởng. Sau chuyến công tác của ông tại Hàn Quốc, vị trí đạo diễn bất ngờ được chuyển sang cho Đào Duy Phúc.[12]

Năm 2019, Phi Tiến Sơn cùng Đào Bá Sơn và Trần Vũ Thủy được chọn đồng đạo diễn phim điện ảnh Cậu vàng chuyển thể từ các tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao,[13] sau thời gian chuẩn bị bộ phim được giao cho Trần Vũ Thủy đạo diễn chính còn Phi Tiến Sơn làm đạo diễn hình ảnh.[14] Trong thời gian này ông cũng tham bộ phim chuyển thể văn học khác là Kiều, với vai trò biên kịch, KiềuCậu vàng đều bị xem là thảm họa điện ảnh của Việt Nam năm 2021.[15]

Ông là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn bộ phim lịch sử Đào, phở và piano, kịch bản của bộ phim được ông lên ý tưởng từ khoảng năm 2010 trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.[16] Sau hơn 10 năm, bộ phim được bấm máy vào năm 2022 và phát hành từ tháng 9 năm 2023.[17] Bộ phim giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23. Đầu năm 2024, bộ phim bất ngờ trở thành hiện tượng phòng vé với số lượng người đặt mua kỷ lục, thậm chí trang web bán vé cũng bị sập bởi lượng truy cập lớn.[18][19]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ Phi Tiến Sơn từng là giảng viên Trường đại học Bách khoa, họ có hai người con.[4]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngHạng mụcĐề cửTác phẩmKết quảChú thích
1990Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9Phim videoQuay phim xuất sắcLá ngọc cành vàngĐoạt giải[5]
1993Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10Phim thiếu nhiTruyền thuyết tình yêu thần nướcĐoạt giải[6]
1995Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11Phim điện ảnhGiọt lệ Hạ LongĐoạt giải[7]

Giải thưởng cho tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngTác phẩm

(đạo diễn)

Kết quảChú thích
1993Liên hoan phim Việt NamEm còn nhớ hay em đã quênBông sen Bạc[6]
1995Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt NamGiọt lệ Hạ LongGiải B[17]
1997Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt NamChuyện kể của những người đàn bàGiải B
2000Giải thưởng của Bộ Quốc PhòngVào Nam ra BắcĐoạt giải[3]
Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt NamGiải B
2001Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13Bằng khen
2003Giải Cánh diều 2002Lưới trờiCánh diều Vàng[20]
2004Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Bông sen Bạc[21]
2014Liên hoan phim Môi trường năm 2014Đam mêGiải B[22]
2015Giải Cánh diều 2014Lạc giớiCánh diều Bạc
2023Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23Đào, phở và pianoBông sen Bạc

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềVai tròHình thứcChú thích
Những năm tháng đẹpQuay phimĐiện ảnh[3]
1991Truyền thuyết tình yêu thần nước
1992Cạm bẫy tình
1994Giọt lệ Hạ Long
Vào Nam ra BắcĐạo diễn
1992Em còn nhớ hay em đã quênĐồng đạo diễn: Nguyễn Hữu Phần
Chuyện kể của những người đàn bàĐạo diễn - Biên kịch[3]
1997Mảnh đời của HuệĐạo diễnNgắn tập
2003Lưới trờiĐiện ảnh
2001Người thổi tù và hàng tổngNgắn tập
2004Cầu ông Tượng
2006Nghề báoĐạo diễnDài tập
2008Nhà có nhiều cửa sổĐồng đạo diễn: Vũ Hồng Sơn
2009Lập trình cho trái tim (phần 1)Đạo diễnDài tập
2010Môn đăng hộ đối / Cưới ngay kẻo TếtĐạo diễnĐiện ảnh truyền hình
2011Trốn tếtNgắn tập
2012Đam mêĐiện ảnh
2013Nàng quái chiêuDài tập
20135S OnlineSitcom
2014Đại ca U70Dài tập
2014Lạc giớiĐiện ảnh
2015Nợ ân tìnhĐồng đạo diễn: Nguyễn Thành VinhTruyền hình
2018Siêu sao siêu ngốCố vấn nghệ thuậtĐiện ảnh
2019Trạng Quỳnh
2020Đội thiếu niên Du kích Đình BảngĐồng biên kịch: Nguyễn Hữu PhầnNgắn tập
2021KiềuBiên kịchĐiện ảnh
2022Cậu VàngĐạo diễn hình ảnh
2024Đào, phở và pianoĐạo diễn, Biên kịch

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thiên Vỹ (4 tháng 4 năm 2021). “Nghệ sỹ ưu tú Phi Tiến Sơn: Khao khát tự do mở ra ý tưởng kịch bản phim "Kiều". Báo Hà Tĩnh. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ theo FPTmedia (8 tháng 4 năm 2011). “Phi Tiến Sơn nặng lòng với những đứa con tinh thần”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g h i Vân Thảo (30 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Phi Tiến Sơn: Một người nặng lòng với Hà Nội”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c Vinh Nguyễn (10 tháng 6 năm 2006). “Đạo diễn Phi Tiến Sơn: Mâu thuẫn của khát vọng”. Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ a b c “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ PV (3 tháng 6 năm 2009). “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: Muốn "ăn" về nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ a b Việt Văn (26 tháng 12 năm 2000). "Vẫn chưa có sự rạch ròi về kịch bản". VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b Trần Hoàng Thiên Kim (3 tháng 9 năm 2009). “Khi làm "lưới trời", tôi từng thử đứng trước…vành móng ngựa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Phạm Ngọc Tiến (20 tháng 12 năm 2000). “Lỗi đầu tiên thuộc về kịch bản”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ Hoàng Dung (4 tháng 4 năm 2007). “Trần Thủ Độ - Thêm một phim khó khả thi”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Nguyên Khánh (17 tháng 8 năm 2019). “Casting diễn viên đặc biệt 'cậu Vàng' cho phim dang dở của 'Chí phèo' Bùi Cường”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Theo báo Zing (23 tháng 9 năm 2019). “Công bố vai Lão Hạc và dàn diễn viên phim 'Cậu Vàng'. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Theo báo Zing (12 tháng 4 năm 2021). “Phim "Kiều" bị chê thảm họa, biên kịch nói gì?”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Thu An (19 tháng 2 năm 2024). “Có gì ở 'Đào, phở và piano' đang gây sốt, khiến web đặt vé sập?”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ a b Vân Thảo (14 tháng 12 năm 2022). “Đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn: "Trả nợ" Hà Nội với "Đào, Phở, Piano". Tạp chí Người Hà Nội. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Đậu Dung (18 tháng 2 năm 2024). “Trang web Trung tâm Chiếu phim quốc gia sập do lượng đặt vé xem Đào, phở và piano tăng đột biến?”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ Vũ Anh (23 tháng 2 năm 2024). “Doanh thu 'Đào, Phở và Piano' liệu có huề vốn được không?”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ Thu Hương (13 tháng 3 năm 2003). 'Lưới trời' đoạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh VN”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Hà Giang (8 tháng 11 năm 2004). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ Trí Anh (28 tháng 2 năm 2015). “Công ty Cổ phần phim truyện I: Tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu của mình”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi_Ti%E1%BA%BFn_S%C6%A1n