Wiki - KEONHACAI COPA

Kiểm soát HIV/AIDS

Darunavir, một loại thuốc kháng retrovirus

Kiểm soát HIV/AIDS thông thường muốn chỉ đến việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng retrovirus với nỗ lực nhằm kiểm soát nhiễm HIV. Có các loại thuốc kháng virus có tác dụng vào các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của virus HIV. Việc sử dụng nhiều loại thuốc tác động lên các mục tiêu virus khác nhau được gọi là liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao (HAART). HAART làm giảm gánh nặng của HIV lên bệnh nhân, duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, và ngăn ngừa các bệnh cơ hội thường dẫn đến tử vong.[1]

Việc điều trị đã thành công đến mức ở nhiều nơi trên thế giới, HIV đã trở thành một tình trạng mãn tính mà số bệnh tiến triển đến giai đoạn AIDS là ngày càng hiếm. Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, đã viết, "Với hành động tập thể và kiên quyết ngay bây giờ và một cam kết vững vàng trong nhiều năm tới, một thế hệ không có AIDS thực sự nằm trong tầm tay." Trong cùng một bài báo, ông lưu ý rằng ước tính có khoảng 700.000 người được cứu trong năm 2010 chỉ bằng liệu pháp kháng virus.[2] Trên một bài bình luận trên tờ The Lancet lại có lưu ý, "Thay vì đối phó với các biến chứng cấp tính và có khả năng đe dọa đến tính mạng, các bác sĩ lâm sàng hiện lại lao đầu vào việc kiếm soát một căn bệnh mãn tính mà vài thập kỷ tới không có thuốc chữa trị."[3]

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa KỳTổ chức Y tế Thế giới [4] khuyến nghị điều trị kháng virus cho tất cả bệnh nhân nhiễm HIV.[5] Do sự phức tạp của việc lựa chọn và tuân theo phác đồ, tiềm năng tác dụng phụ và tầm quan trọng của việc dùng thuốc thường xuyên để ngăn ngừa kháng thuốc, các tổ chức này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị và đề nghị phân tích rủi ro và lợi ích tiềm năng với các bệnh nhân.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Moore, RD; Chaisson, RE (ngày 1 tháng 10 năm 1999). “Natural history of HIV infection in the era of combination antiretroviral therapy”. AIDS. 13 (14): 1933–42. doi:10.1097/00002030-199910010-00017. PMID 10513653.
  2. ^ Fauci, AS (ngày 25 tháng 7 năm 2012). “Toward an AIDS-free generation”. JAMA. 308 (4): 343. doi:10.1001/jama.2012.8142.
  3. ^ Deeks, Steven G (ngày 8 tháng 11 năm 2013). “The end of AIDS: HIV infection as a chronic disease”. The Lancet. 382 (9903): 1525–1533. doi:10.1016/S0140-6736(13)61809-7. PMC 4058441. PMID 24152939.
  4. ^ “Guidelines: HIV”. World Health Organization. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ a b “Guidelines for the Use of Antiretroviral Agents in HIV-1-Infected Adults and Adolescents” (PDF). US Department of Health and Human Services. ngày 8 tháng 4 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%83m_so%C3%A1t_HIV/AIDS