Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách di sản thế giới tại Bỉ

Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO là nơi có tầm quan trọng về bảo tồn các di sản văn hóa và tự nhiên được mô tả trong Công ước Di sản thế giới của UNESCO được thành lập vào năm 1972.[1] Vương quốc Bỉ chấp nhận công ước trên vào ngày 24 tháng 7 năm 1996, khiến cho các địa danh của Bỉ đủ điều kiện để được xét công nhận Di sản thế giới.[2]

Tính đến hết năm 2018, Bỉ có 13 di sản thế giới đã được công nhận cùng 16 địa điểm dự kiến. Các địa điểm đầu tiên được công nhận là Di sản thế giới tại Bỉ bao gồm Các tu viện béguinages xứ Flanders, Quảng trường Lớn BruxellesÂu tàu của Canal du Centre đều được thêm vào danh sách năm 1998 trong kỳ họp thứ 22.[3] Trong khi địa điểm mới nhất được thêm vào danh sách là Rừng Sonian như là phần mở rộng của Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu. Đây cũng là địa điểm tự nhiên duy nhất trong số 13 di sản thế giới được công nhận tại Bỉ. Có 3 di sản xuyên quốc gia tại Bỉ bao gồm Các tháp chuông của Bỉ và Pháp (chung với Pháp), Tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho Phong trào kiến trúc hiện đại (chung với Argentina, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Nhật Bản) và Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu (chung với Albania, Áo, Đức, Ba Lan, Bulgaria, Croatia, Ý, Rumani, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Ukraina).[2]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng liệt kê thông tin về các Di sản thế giới:

Tên: tên liệt kê bởi Ủy ban Di sản thế giới
Vị trí: Vị trí tại Bỉ
Thời kỳ: khoảng thời gian có ý nghĩa, thường là xây dựng
Dữ liệu UNESCO: số tham chiếu của di sản; năm di sản được ghi vào Danh sách Di sản thế giới; tiêu chí công nhận: các tiêu chí (i) đến (vi) là văn hóa, (vii) đến (x) là tự nhiên; di sản đáp ứng cả hai loại tiêu chí được phân loại là "di sản hỗn hợp",[4] cột sắp xếp theo năm công nhận.
Mô tả: Mô tả ngắn gọn về địa điểm
  * Di sản xuyên quốc gia
TênHình ảnhVị tríThời kỳDữ liệu UNESCOMô tả
Các tháp chuông của Bỉ và Pháp*Tháp chuông Tòa thị chính Cloth tại Ypres, BỉBỉ và Bắc PhápThế kỷ 11 đến 17943; 1999, 2005 (mở rộng); ii, iv (văn hóa)Tổng cộng có 56 tháp chuông được công nhận. Trong đó có 33 tháp chuông nằm tại Bỉ: Antwerp (Nhà thờ Đức Bà Antwerp & Tòa thị chính Thành phố Antwerp), Herentals, Lier, Mechelen (Nhà thờ chính tòa Thánh Rumbold & tòa thị chính), Bruges, Diksmuide, Kortrijk, Lo-Reninge, Menen, Nieuwpoort, Roeselare, Tielt, Veurne, Ypres, Aalst, Dendermonde, Eeklo, Ghent, Oudenaarde, Leuven, Tienen, Zoutleeuw, Sint-Truiden, Tongeren, Binche, Charleroi, Mons, Thuin, Tournai, Gembloux và Namur.[5]
Các tu viện béguinages xứ FlandersView of the Groot Begijnhof in Leuven, BelgiumFlandersThế kỷ 13855; 1998; ii, iii, iv (văn hóa)Béguinage (tiếng Pháp) hoặc begijnhof (tiếng Hà Lan) là tập hợp các tòa nhà nhỏ được sử dụng bởi Beguine. Nó được coi là giáo hội chị em với Giáo hội Công giáo Rôma được thành lập vào thế kỷ 13 ở các Quốc gia thấp. Danh sách bao gồm 13 tu viện béguinages: Bruges, Dendermonde, Diest, Ghent (Klein Begijnhof, Groot Begijnhof), Hoogstraten, Kortrijk, Leuven Groot Begijnhof, Lier, Mechelen Groot Begijnhof, Sint-Truiden, Tongeren và Turnhout.[6]
Trung tâm lịch sử BruggeTrung tâm thành phố BrugesBruges, West-VlaanderenThế kỷ 12 đến 19996; 2000; ii, iv, vi (văn hóa)Bruges là thủ đô và thành phố lớn nhất của tỉnh của West-Vlaanderen ở phía tây bắc của Bỉ. Cùng với một số thành phố khác ở phía bắc kênh đào, chẳng hạn như Amsterdam, đôi khi được gọi là "Venice của phương Bắc". Bruges có tầm quan trọng kinh tế đáng kể nhờ vào cảng biển của nó. Tại một thời điểm, nó được coi là "thành phố thương mại" của thế giới.[7]
Quảng trường Lớn, BruxellesThe Grand Place, decorated with a floral carpetBruxelles, Thủ đô Bruxelles1695-1699857; 1998; ii, iv (văn hóa)Quảng trường Lớn là quảng trường trung tâm của Bruxelles. Nó được bao quanh bởi các tòa nhà nghiệp đoàn, Tòa thị chính Bruxelles, và nhà bánh mì. Quảng trường là điểm đến du lịch quan trọng nhất và là địa danh đáng nhớ nhất ở Bruxelles. Nó có số đo 68 nhân 110 mét (223 nhân 361 ft).[8]
Khu mỏ chính ở WalloniaView over the Bois du Cazier mineWalloniaThế kỷ 19 đến 201344; 2012; ii, iv (văn hóa)Trong cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19, ngành khai thác mỏ và công nghiệp nặng dựa vào than đá đã hình thành nên một phần quan trọng trong nền kinh tế của Bỉ. Hầu hết các ngành khai thác và công nghiệp này diễn ra trong "thung lũng công nghiệp" ở Pháp, một dải đất chạy khắp đất nước, nơi có nhiều thành phố lớn nhất ở Wallonia. Các địa điểm được ghi vào danh sách Di sản thế giới này đều nằm trong hoặc gần khu vực Thung lũng công nghiệp. Hoạt động khai thác tại khu vực này suy giảm trong suốt thế kỷ 20, và ngày nay bốn mỏ được liệt kê đều không còn hoạt động nữa. Chúng đều mở cửa cho du khách như là các viện bảo tàng công nghiệp.[9]
Các ngôi nhà do Victor Horta thiết kế ở Bruxelles (bao gồm Bảo tàng Horta, Hôtel Solvay, Hôtel van Eetvelde, Hôtel Tassel)Bên trong Nhà Tassel, BrusselsBruxellesSaint-Gilles, Thủ đô BruxellesThế kỷ 19 đến 201005; 2000; i, ii, iv (văn hóa)Kiến trúc sư Victor Horta nổi tiếng với việc tạo ra các tòa nhà theo trường phái Tân nghệ thuật vào thời điểm đó. Bốn trong số các tác phẩm đáng chú ý nhất của ông, Hôtel Tassel, Hôtel Solvay, Hôtel van EetveldeNhà bảo tàng Horta được liệt kê là Di sản thế giới.[10]
Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở SpiennesView of the inside of the Spiennes mineMons, HainautThời đại đồ đá mới1006; 2000; i, iii, iv (văn hóa)Các mỏ đá lửa thời kỳ đồ đá mới ở Spiennes là những mỏ đá nguyên khối lớn nhất và sớm nhất châu Âu, nằm gần làng Spiennes của Wallonia, phía đông nam Mons. Các mỏ đã hoạt động trong thời kỳ đồ đá mới vào giữa và cuối thời kỳ đồ đá mới (4300–2200 trước Công nguyên).[11]
Nhà thờ Đức Bà TournaiNhà thờ chính tòa TournaiTournai, HainautThế kỷ 121009; 2000; ii, iv (văn hóa)Nhà thờ Đức Bà chính tòa Tournai là một nhà thờ Công giáo La Mã nằm ở Tournai. Bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 12 trên nền của một công trình cũ hơn, tòa nhà là sự kết hợp của ba giai đoạn thiết kế với hiệu ứng nổi bật từ Kiến trúc Roman cho đến Gothic.[12]
Quần thể bảo tàng-xưởng và nhà Plantin-MoretusView of the library of the Plantin-Moretus House MuseumAntwerp, AntwerpThế kỷ 16 đến 171185; 2005; ii, iii, iv, vi (văn hóa)Bảo tàng Plantin-Moretus là một bảo tàng ở Antwerp về in ấn hiện đại nói chung và nơi làm việc của nhà xuất bản in nổi tiếng Christophe PlantinJan Moretus. Nó nằm ở nơi ở cũ của họ và cơ sở in ấn của Plantin Press.[13]
Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu*20120815 Zonienwoud (6)Thủ đô Bruxelles, Flanders và WalloniaN/A1133; 2017; ix (thiên nhiên)Rừng Sonian nằm tại Bỉ là một phần của Di sản Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu. Danh sách này bao gồm 63 khu rừng sồi nằm tại Albania, Áo, Bulgaria, Croatia, Đức, Ý, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban NhaUkraina.[14]
Dinh thự StocletBên ngoài của StocletWoluwe-St-Pierre, Thủ đô Bruxelles19111298; 2009; i, ii (văn hóa)Cung điện Stoclet là một dinh thự tư nhân được thiết kế bởi kiến trúc sư Josef Hoffmann giữa 1905 và 1911 tại Bruxelles để dành cho một người yêu nghệ thuật và nhà tài chính ngân hàng Adolphe Stoclet.[15] Đó là một trong những dinh tư tinh tế và sang trọng nhất của thế kỷ 20,[16] và được trang trí sang trọng bên trong, bao gồm các tác phẩm của nghệ sĩ Gustav Klimt.[17]
Tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho Phong trào kiến trúc hiện đại*Nhà Guiette, một phần của di sản nằm tại BỉAntwerp, Antwerp19271321; 2016; i, ii, vi (văn hóa)Nhà Guiette là một phần của Di sản "Tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho Phong trào kiến trúc hiện đại". Nó bao gồm 16 công trình của Le Corbusier tại Argentina, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật BảnThụy Sĩ.
Maison Guiette được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Le Corbusier vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1927. Nó phục vụ như là nhà và nơi làm việc của họa sĩ người Bỉ René Guiette. Đây là tòa nhà còn lại duy nhất được thiết kế bởi Le Corbusier ở Bỉ. Nó còn được gọi là Les Peupliers, là tên đường phố nơi tòa nhà tọa lạc.[18]
Bốn Âu tàu của Canal du Centre và vùng lân cận Environs, La Louvière và Le RoeulxView of Lift No. 3Hainaut1888-1917856; 1998, iii, iv (văn hóa)Đây là bốn âu tàu thủy lực nằm gần thị trấn La Louvière tại Thung lũng công nghiệp của Wallonia. Dọc theo một đoạn dài 7 km (4,3 mi) của Canal du Centre, kết nối các lưu vực của sông MeuseScheldt, mực nước tăng lên 66,2 mét (217 ft). Để khắc phục điều này, một âu tàu cao 15,4 mét nằm tại làng Houdeng-Goegnies khánh thành vào năm 1888, và ba âu tàu khác có độ cao trung bình 16,93 mét (55,5 ft) được khánh thành vào năm 1917.[19]

Danh sách dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các địa điểm đã được ghi trong danh sách Di sản thế giới, các quốc gia thành viên có thể duy trì danh sách các di sản dự kiến để xem xét công nhận trong tương lai.[20] Đề cử cho danh sách Di sản thế giới chỉ được chấp nhận nếu địa điểm trước đó đã được liệt kê trong danh sách dự kiến. Tính đến hết năm 2017, Bỉ có 16 di sản dự kiến:[21]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “UNESCO World Heritage Centre – The World Heritage Convention”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ a b “Belgium”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Report of the Rapporteur”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. ngày 29 tháng 1 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  4. ^ “The Criteria of Selection”. UNESCO. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Belfries of Belgium and France”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Flemish Béguinages”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Historic Centre of Brugge”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “La Grand-Place, Brussels”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “Major Mining Sites of Wallonia”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “Major Town Houses of the Architect Victor Horta (Brussels)”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Neolithic Flint Mines at Spiennes (Mons)”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Notre-Dame Cathedral in Tournai”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ “Plantin-Moretus House-Workshops-Museum Complex”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ “Primeval Beech Forests of the Carpathians and Other Regions of Europe”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Sharp, Dennis (2002). Twentieth Century Architecture. Mulgrave: Images Publishing Group. ISBN 1-86470-085-8. pp.44
  16. ^ Watkin, David (2005). A History of Western Architecture. London: Laurence King Publishing. ISBN 1-85669-459-3. pp.548
  17. ^ “Stoclet House”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  18. ^ “The Architectural Work of Le Corbusier, an Outstanding Contribution to the Modern Movement”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  19. ^ “The Four Lifts on the Canal du Centre and their Environs, La Louvière and Le Roeulx (Hainaut)”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  20. ^ “Tentative Lists”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  21. ^ “Tentative List – Belgium”. unesco.org. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_di_s%E1%BA%A3n_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_t%E1%BA%A1i_B%E1%BB%89