Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách di sản thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ

Di sản thế giới của UNESCO là nơi quan trọng đối với các tài sản văn hóa và thiên nhiên được mô tả trong Công ước Di sản thế giới vào năm 1972.[1] Thổ Nhĩ Kỳ đã cấp nhận công ước vào ngày 16 tháng 3 năm 1983 và từ đó đến nay, các tài sản đủ điều kiện để được đưa vào Danh sách Di sản thế giới. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có 17 di sản thế giới gồm 2 di sản hỗn hợp và 16 di sản văn hóa.[2] Hai di sản hỗn hợp là Vườn quốc gia Göreme và khu núi đá CappadociaHierapolis-Pamukkale.

Các địa điểm đầu tiên được UNESCO công nhận tại Thổ Nhĩ Kỳ là Nhà thờ Hồi giáo và Bệnh viện Divriği, Các công trình lịch sử của Istanbul, Vườn quốc gia Göreme và khu núi đá Cappadocia là ba địa danh được ghi vào danh sách tại phiên hợp thứ 9 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Paris, Pháp vào năm 1985.[3] Trong khi đó, địa danh mới đây nhất được công nhận là Göbekli Tepe được công nhận vào năm 2018.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách di sản thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm các thông tin về tên chính thức,[4] vị trí, tiêu chuẩn,[5] diện tích, năm công nhận và mô tả khái quát về di sản.

Di sảnHình ảnhVị tríTiêu chuẩnDiện tích
ha (Mẫu Anh)
NămMô tả
AphrodisiasTurAydın
37°42′30″B 28°43′25″Đ / 37,70833°B 28,72361°Đ / 37.70833; 28.72361
Văn hóa:TurAph
(ii)(iii)(iv)(vi)
152 (380)2017Di chỉ này bao gồm phần chính là thành phố Aphrodisias (có đền Aphrodite thế kỷ thứ 3) và các mỏ đá cẩm thạch cổ gần đó, nơi đã đem lại sự giàu có cho thành phố Hy Lạp cổ đại này.[6]
Di chỉ khảo cổ AniTurKars
40°30′0″B 43°34′0″Đ / 40,5°B 43,56667°Đ / 40.50000; 43.56667
Văn hóa:TurArcAni
(ii)(iii)(iv)
251 (620)2016Nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, thành phố thời Trung cổ Ani đã đạt đến thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ 10 và 11 như thủ đô của Bagratid Armenia, trước khi đi xuống từ thế kỷ 14, sau cuộc xâm lược Mông Cổ và một trận động đất lớn.[7]
Di chỉ khảo cổ TroyTurÇanakkale
39°57′23″B 26°14′20″Đ / 39,95639°B 26,23889°Đ / 39.95639; 26.23889
Văn hóa:TurArcTro
(ii)(iii)(vi)
158 (390)1998Có niên đại trong hơn bốn thiên niên kỷ trước và có ảnh hưởng quan trọng tới sử thi Iliad của HomerAeneis của Virgil, Troy đã được tái phát hiện bởi Heinrich Schliemann vào cuối thế kỷ 19, và kể từ đó đã trở thành một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất trên thế giới.[8]
BursaCumalıkızık: Nơi sinh của Đế chế OttomanTurBursa
39°57′23″B 26°14′20″Đ / 39,95639°B 26,23889°Đ / 39.95639; 26.23889
Văn hóa:TurBur
(i)(ii)(iv)(vi)
27 (67)2014Bursa là thủ đô đầu tiên của Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 14, với quy hoạch đô thị sáng tạo, đã trở thành nguồn tham khảo chính cho các thành phố Ottoman tương lai. Làng Cumalıkızık gần đó điển hình của hệ thống nhà phòng thủ vakıf, cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của thủ đô.[9]
Thành phố SafranboluTurKarabük
41°15′36″B 32°41′23″Đ / 41,26°B 32,68972°Đ / 41.26000; 32.68972
Văn hóa:TurCit
(ii)(iv)(v)
193 (480)1994Một đường ngang của thương mại, Safranbolu phát triển từ thế kỷ 13. Kiến trúc của nó đã ảnh hưởng lớn đối với phát triển đô thị xuyên suốt Đế chế Ottoman.[10]
Pháo đài Diyarbakır và Cảnh quan văn hóa Các vườn HevselTurDiyarbakır
37°54′11″B 40°14′22″Đ / 37,90306°B 40,23944°Đ / 37.90306; 40.23944
Văn hóa:TurDiy
(iv)
521 (1.290)2015Diyarbakır là một thành phố có ý nghĩa quan trọng từ thời Hy Lạp đến nay. Khu vực này bao gồm các bức tường thành của thị trấn Diyarbakır dài 5.800 km, cũng như Các vườn Hevsel, nơi cung cấp thức ăn và nước cho thành phố.[11]
EphesusTurİzmir
37°55′45″B 27°21′34″Đ / 37,92917°B 27,35944°Đ / 37.92917; 27.35944
Văn hóa:TurEph
(iii)(iv)(vi)
663 (1.640)2015Thành phố Ephesus của Hy Lạp cổ đã nổi tiếng với một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, đền thờ Artemis, hiện đang nằm trong đống đổ nát. Sau khi được kiểm soát bởi người La Mã vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, thành phố đã phát triển mạnh mẽ, để lại những công trình kiến ​​trúc như Thư viện Celsus, Nhà Đức Trinh nữ Maria và TVương cung thánh đường Thánh Gioan, trở thành địa điểm hành hương Kitô giáo lớn từ thế kỷ thứ 5.[12]
Vườn quốc gia Göreme và khu núi đá CappadociaTurNevşehir
38°40′0″B 34°51′0″Đ / 38,66667°B 34,85°Đ / 38.66667; 34.85000
Hỗn hợp:TurGor
(i)(iii)(v)(vii)
9.884 (24.420)1985Thung lũng Göremenổi tiếng với cảnh quan vô cùng ấn tượng từ đá. Vùng Cappadocia là phòng trưng bày các ngôi nhà, làng mạc, nhà thờ, thành phố dưới lòng đất như là một trong những ví dụ tuyệt vời về nghệ thuật hậu Byzantine.[13]
Nhà thờ Hồi giáo lớn và Bệnh viện DivriğiTurSivas
39°22′17″B 38°07′19″Đ / 39,37139°B 38,12194°Đ / 39.37139; 38.12194
Văn hóa:TurGre
(i)(iv)
2.016 (4.980)1985Được thành lập vào đầu thế kỷ 13, khu phức hợp nhà thờ Hồi giáo tại Divriği là một ví dụ độc đáo và nổi bật của kiến ​​trúc Hồi giáo, pha trộn các thiết kế khác biệt và đôi khi là tương phản.[14]
Hattusha: Thủ đô của HittiteTurÇorum
40°00′50″B 34°37′14″Đ / 40,01389°B 34,62056°Đ / 40.01389; 34.62056
Văn hóa:TurHat
(i)(ii)(iii)(iv)
268 (660)1986Thủ đô chính thức của Đế chế Hittite với những cổng thành, bảo tàng, cung điện và địa điểm linh thiêng Yazılıkaya gần đó là một trong những di tích cuối cùng về quyền lực thống trị ở Anatolia và miền bắc Syria của đế chế này.[15]
Hierapolis-PamukkaleTurDenizli
37°55′26″B 29°07′24″Đ / 37,92389°B 29,12333°Đ / 37.92389; 29.12333
Hỗn hợp:TurHie
(iii)(iv)(vii)
1.077 (2.660)1988Địa điểm tự nhiên Pamukkale nổi tiếng với phong cảnh nổi bật, bao gồm các thác hóa thạch đá, nhũ đá và bậc thang. Thị trấn Hierapolis gần đó, được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, chứa nhiều cấu trúc Hy Lạp-La Mã khác nhau bao gồm các đền thờ, nhà tắm, hầm mộ, cũng như các ví dụ về kiến trúc Cơ đốc ban đầu.[16]
Khu vực lịch sử của IstanbulTurIstanbul
41°00′30″B 28°58′48″Đ / 41,00833°B 28,98°Đ / 41.00833; 28.98000
Văn hóa:TurHis
(iii)(iv)(vii)
678 (1.680)1985Istanbul là một trung tâm chính trị, tôn giáo và văn hoá lớn trong hơn hai thiên niên kỷ, là thủ đô của đế chế Byzantine và Ottoman. Bức tranh lịch sử của nó bao gồm các kiệt tác như Trường đua Constantinopolis, Hagia Sophia, Nhà thờ Hồi giáo SüleymaniyeCung điện Topkapı.. chứng tỏ về các công trình kiến trúc vĩ đại của kiến ​​trúc sư qua các thời đại.[17]
Nemrut DağiTurAdıyaman
38°02′12″B 38°45′49″Đ / 38,03667°B 38,76361°Đ / 38.03667; 38.76361
Văn hóa:TurNem
(i)(iii)(iv)
11 (27)1987Núi Nemrut là vị trí mà vua Antiochus I (69-34 TCN) của Commagene đã xây dựng ngôi mộ của riêng mình, bao quanh bởi những bức tượng đá khổng lồ và bia đá, khiến nó là một trong những công trình kiến ​​trúc đầy tham vọng nhất thời kỳ Hy Lạp.[18]
Địa điểm đồ đá mới của ÇatalhöyükTurKonya
37°40′0″B 32°49′41″Đ / 37,66667°B 32,82806°Đ / 37.66667; 32.82806
Văn hóa:TurNeo
(iii)(iv)
37 (91)2012Có lịch sử khoảng 7400 - 5200 năm trước Công nguyên, khu vực rộng lớn của Çatalhöyük là một trong số ít ví dụ của một khu định cư thời kỳ đồ đá mới được bảo tồn tốt, với bố trí đô thị, nhà có mái che, bức tranh tường và các cấu trúc khác.[19]
Pergamon và Cảnh quan văn hóa đa tầng của nóTurİzmir
39°07′33″B 27°10′48″Đ / 39,12583°B 27,18°Đ / 39.12583; 27.18000
Văn hóa:TurPer
(i)(ii)(iii)(iv)(vi)
333 (820)2014Được thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, đây là thủ đô của triều đại Attalidgiai đoạn Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa. Pergamon là một trong những thành phố quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Sau khi nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã vào năm 133 TCN, thành phố này đã chứng kiến ​​sự phát triển xa hơn. Thư viện Pergamum là thư viện nổi tiếng chỉ đứng sau Alexandria.[20]
Nhà thờ Hồi giáo Selimiye và tổ hợp xã hội của nóTurEdirne
41°40′40″B 26°33′34″Đ / 41,67778°B 26,55944°Đ / 41.67778; 26.55944
Văn hóa:TurSel
(i)(iv)
3 (7,4)2011Được xây dựng vào thế kỷ 16, phức hợp của nhà thờ Hồi giáo Selimiye ở Edirne được kiến ​​trúc sư Mimar Sinan coi là kiệt tác của ông và là thành tựu cao nhất của kiến trúc Ottoman.[21]
Xanthos-LetoonTurAntalyaMuğla
36°20′6″B 29°19′13″Đ / 36,335°B 29,32028°Đ / 36.33500; 29.32028
Văn hóa:TurXan
(ii)(iii)
126 (310)1988Khu vực bao gồm hai khu định cư lân cận. Xanthos là trung tâm của nền văn minh Lycian, có ảnh hưởng đáng kể đến kiến ​​trúc các thành phố khác trong khu vực, với Đài tưởng niệm Nereid là nguồn cảm hứng trực tiếp cho Lăng mộ của Mausolus ở Caria. Letoon là một trung tâm tôn giáo quan trọng ở Lycia, tại đây có dòng chữ bằng ba thứ tiếng được gọi là ba ngôn ngữ Letoon, cung cấp chìa khóa để giải mã ngôn ngữ Lycian đã tuyệt chủng.[22]
Göbekli TepeTurŞanlıurfa
37°13′0″B 38°55′21″Đ / 37,21667°B 38,9225°Đ / 37.21667; 38.92250
Văn hóa:TurGob
(i)(ii)(iv)
126 (310)2018Có niên đại từ Thời đồ đá mới tiền gốm A giữa thiên niên kỷ thứ 10 đến 9 TCN, địa điểm này có thể được sử dụng bởi những người săn bắn hái lượm vì mục đích nghi lễ.[23]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách di sản dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]

TênNgày nộp hồ sơTiêu chuẩnTỉnhHình ảnh
Thành phố cổ Aizanoi13/04/2012II,IVKütahya
Đảo Akdamar13/04/2015I,II,III,IV,VIVan
Tu viện Alahan25/02/2000I,III,IVMersin
Alanya25/02/2000III,IVAntalya
Anatolian Seljuks Madrasahs15/04/2014II, IVNhiều nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thành phố cổ Anazarbus15/04/2014III,IV,VIAdana
Thành phố cổ của Nền văn minh Lycian06/02/2009III,IVAntalyaMuğla)
Thành phố cổ Kaunos15/04/2014I,II,III,IVMuğla
Thành phố cổ Korykos15/04/2014II,III,IVMersin
Thành phố cổ Stratonikeia13/04/2015II, IVMuğla
Thành phố cổ Arslantepe15/04/2014II,III,IVMalatya
Thành phố cổ Kültepe-Kaneş14/04/2014II,IIIKayeri
Di chỉ khảo cổ Laodikeia15/04/2013II,III,IVDenizli
Di chỉ khảo cổ Perge06/02/2009IIAntalya
Di chỉ khảo cổ Sagalassos06/02/2009II, IIIBurdur
Di chỉ khảo cổ Zeugma13/04/2012II,III,IVGaziantep
Khu vực Trận chiến Çanakkale (Dardanelles) và Gelibolu (Gallipoli) trong Chiến tranh thế giới thứ nhất15/04/2014VIÇanakkale
Eflatun Pınar15/04/2014III,IV,VIKonya
Eshab-ı Kehf Kulliye13/04/2015III,IVKahramanmaraş
Nhà thờ Hồi giáo Eşrefoğlu15/04/2011II,IVKonya
Gordion13/04/2012II,IV,VAnkara
Vườn quốc gia Güllük Dagi-Termessos25/02/2000Hỗn hợpAntalya
Tổ hợp Haji Bektash Veli tại Hacıbektaş13/04/2012III, IVNevşehir
HarranSanliurfa25/02/2000I,II,III,IVŞanlıurfa
Nhà thờ Thánh Pierre, Hatay15/04/2011III,IVHatay
Di tích lịch sử của Niğde13/04/2012IINiğde
Thị trấn liên minh lịch sử Mudurnu13/04/2015II,IVBursa
Thị trấn lịch sử Birgi13/04/2012IVİzmir
Cung điện Ishak Pasha25/02/2000I,III,IVAğrı
Lăng mộ İsmail Fakirullah13/04/2015IV,VISiirt
İznik15/04/2014II,III,VBursa
Hồ Tuz SEPA15/04/2013VII,VIII,XAnkara
Hang Karain01/02/1994III-IVAntalya
Kekova25/02/2000MixedAntalya
Konya - Thủ đô của nền văn minh Seljuk25/02/2000I, II, IVKonya

Nhà thờ Hồi giáo Mahmut Bey15/04/2014II, IVKastamonu
Lâu đài Mamure13/04/2012IV,VMersin
Cảnh quan văn hóa Mardin25/02/2000II, III, IVMardin
Mausolem và Khu vực thiêng liêng Hecatomnus13/04/2012I,III,IVMuğla
Thành phố Trung cổ Beçin13/04/2012IIMuğla
Núi Harşena và Lăng mộ đá của các vị vua Hắc Hải13/04/2015III,IV,VIIAmasya
Miền núi Phrygia13/04/2015II,III,IVTrung tâm phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ
Địa điểm đô thị lịch sử Odunpazarı13/04/2012III,IVEskişehir
Seljuk Caravanserais trên đường từ Denizli tới Dogubeyazit25/02/2000II, III, IVNhiều nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ
Nhà thờ Thánh Nicholas25/02/2000III,IVAntalya
Nhà thờ Thánh Paul và các di tích lịch sử xung quanh (Tarsus)25/02/2000II,III,IVMersin
Tu viện Sümela (Tu viện của Đức Trinh Nữ Maria)25/02/2000I,III,Trabzon
Thành phố cổ Sardis và Lydian Tumuli của Bin Tepe15/04/2013I,II,IIIManisa
Nhà hát và Cầu máng nước của Thành phố cổ Aspendos13/04/2015I,II,IVAntalya
Lăng mộ Ahi Evren15/04/2014III,VIKırşehir
Cầu của Uzunköprü13/04/2015III;IVEdirne
Mộ đá Ahlat the Urartian và thành lũy Ottoman25/02/2000I,IIIBitlis
Các địa điểm giao dịch và Công sự trên Tuyến đường thương mại Genoese15/04/2013II,IV7 pháo đài ven biển tại Thổ Nhĩ Kỳ
Yesemek Quarry và Xưởng điêu khắc13/04/2012II,IIIGaziantep
Hầm Vespasianus Titus15/04/2014I,IVHatay
Tổ hợp cung điện Yıldız13/04/2015II,III,IVİstanbul
Tổ hợp Nhà thờ Hồi giáo Zeynel Abidin và Nhà thờ Mor Yakup (Thánh Jacob)15/04/2014III,IVMardin

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The World Heritage Convention”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ “Turkey”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Report of the 9th Session of the Committee”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “World Heritage List”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “The Criteria for Selection”. UNESCO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.
  6. ^ “Aphrodisias”. UNESCO. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ “Di chỉ khảo cổ Ani”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “Di chỉ khảo cổ Troy”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “Bursa và Cumalıkızık: Nơi sinh của Đế chế Ottoman”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “Thành phố Safranbolu”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Pháo đài Diyarbakır và Cảnh quan văn hóa Các vườn Hevsel”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Ephesus”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ “Vườn quốc gia Göreme và Khu núi đá Cappadocia”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ “Nhà thờ Hồi giáo lớn và Bệnh viện Divriği”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ “Hattusha: Thủ đô của Hittite”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ “Hierapolis-Pamukkale”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  17. ^ “Khu vực lịch sử của Istanbul”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  18. ^ “Nemrut Daği”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  19. ^ “Địa điểm đồ đá mới của Çatalhöyük”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  20. ^ “Pergamon và Cảnh quan văn hóa đa tầng của nó”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  21. ^ “Nhà thờ Hồi giáo Selimiye và tổ hợp xã hội của nó”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  22. ^ “Xanthos-Letoon”. UNESCO. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  23. ^ “Göbekli Tepe”. UNESCO. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2018.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_di_s%E1%BA%A3n_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_t%E1%BA%A1i_Th%E1%BB%95_Nh%C4%A9_K%E1%BB%B3