Wiki - KEONHACAI COPA

Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes

Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes (Mons)
Di sản thế giới UNESCO
Một mặt cắt tại một mỏ đá lửa Spiennes
Vị tríSpiennes, Mons, Hainaut, Wallonia, Bỉ
Tiêu chuẩn(i), (iii), (iv)
Tham khảo1006
Công nhận2000 (Kỳ họp 24)
Diện tích172 ha (430 mẫu Anh)
Websitewww.minesdespiennes.org
Tọa độ50°25′50,772″B 3°58′43,644″Đ / 50,41667°B 3,96667°Đ / 50.41667; 3.96667
Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes trên bản đồ Bỉ
Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes
Vị trí của Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes tại Bỉ

Các mỏ đá lửa thời đại đồ đá mới ở Spiennes là một trong những mỏ đá lửa lớn nhất và sớm nhất có từ Thời đại đồ đá mới tồn tại ở tây bắc châu Âu. Mỏ đá lửa này nằm gần làng Spiennes, thuộc Wallonia, phía đông nam thành phố Mons, Bỉ.[1] Các mỏ đá lửa đã được khai thác trong thời gian giữa và cuối thời đại đồ đá mới, tức là giữa năm 4.300 và 2.200 TCN. Được tuyên bố như là một địa điểm đáng chú ý về sự đa dạng của các giải pháp công nghệ được sử dụng để khai thác hài hòa với môi trường xung quanh, UNESCO đã công nhận các mỏ đá lửa này là Di sản thế giới từ năm 2000.[2]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Được phát hiện vào năm 1843, các cuộc khai quật đầu tiên được thực hiện bởi kỹ sư khai thác Alphonse Briart và hai người khác trong khi xây dựng một tuyến đường sắt vào năm 1867,[3] và kết quả của quá trình khai quật được trình bày với Tổ chức Tiền sử học Quốc tế tại Brussels vào năm 1872.[4] Công việc khai quật liên tục được thực hiện cho đến ngày nay.[5]

Toàn bộ khu vực này có diện tích khoảng 100 hecta (250 mẫu Anh) tại những ngọn đồi đá phấn nằm cách Mons khoảng 4 dặm về phía đông nam. Nằm rải rác khắp khu vực là hàng triệu mảnh vụn đá lửa cùng nhiều hố khai thác có độ sâu khoảng 10 m (33 ft). Bên dưới là một mạng lưới nhân tạo của một hệ thống hang động thông các giếng mỏ với nhau.[2][6]

Một giai đoạn sáng tạo tinh túy của con người thể hiện ứng dụng và tiến bộ công nghệ chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang khai thác ngầm những vỉa đá lửa thể hiện một cách ấn tượng. Nghiên cứu đã minh họa các kỹ thuật thời đại đá mới để cắt đá lửa và khai thác các phiến đá lửa lớn nặng tới hàng trăm cân. Những viên đá sau đó được tạo thành những hình rìu thô ráp, và cuối cùng được đánh bóng để đạt được trạng thái hoàn chỉnh cuối cùng.

Đá lửa thô được trao đổi trên một khu vực xa tới 150 km và thường được đánh bóng tại nơi trao đổi. Rìu đá được sử dụng để tạo ra các kết cấu gỗ, chẳng hạn như thuyền hay túp lều bằng gỗ.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Neolithic Flint Mines of Petit-Spiennes: Official web site”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ a b “Neolithic Flint Mines at Spiennes (Mons) - UNESCO World Heritage Centre”. Whc.unesco.org. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Alphonse Briart et al., Rapport sur les découvertes géologiques & archéologiques faites à Spiennes en 1867 (Mons, 1872), on Google Books.
  4. ^ Thomas Wilson, Arrowpoints, Spearheads, and Knives of Prehistoric Times (Washington DC, 2007), ch. 4.
  5. ^ “A visit to Spiennes Flint Mines, Belgium”. Journal.lithics.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ “Neolithic flintstones mines in Spiennes”. Minesdespiennes.org. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • C. Guillaume, Ph. Lipinski & A. Masson: Les mines de silex néolithiques de la Meuse dans le contexte européen. Musées de la Meuse, Sampigny 1987. (tiếng Pháp)
  • F. Gosselin: Un site d'exploitation du silex à Spiennes (Hainaut), au lieu-dit "Petit-Spiennes". Vie archéologique 22, 1986, 33-160. (tiếng Pháp)
  • F. Hubert: Une minière néolithique à silex au Camp-à-Cayaux de Spiennes. Archaeologia Belgica, 210, 1978. (tiếng Pháp)
  • F. Hubert: L'exploitation préhistorique du silex à Spiennes. Carnets du Patrimoine n°22. Ministère de la Région wallonne, Direction générale de l'Aménagement du Territoire, du Logement et du Patrimoine, Namur 1997. (tiếng Pháp)
  • R. Shepherd: Prehistoric Mining and Allied Industries. (Academic Press, London 1980).
  • Société de recherches préhistoriques en Hainaut: Minières néolithiques à Spiennes (Petit-Spiennes). 1997 (tiếng Pháp)
  • ICOMOS evaluation
  • Collet, H. (2004). “Les mines néolithiques de Spiennes: état des connaissances et perspectives de recherche” (PDF). Section 10: The Neolithic in the Near East and Europe (bằng tiếng Pháp). Oxford: Archaeopress. ISBN 1-84171-653-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011. Actes du XIVème congrès UISPP, Université de Liège, Belgique, 2 – 8 septembre 2001 Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • H. Collet, A. Hauzeur & J. Lech, 2008. The prehistoric flint mining complex at Spiennes (Belgium) on the occasion of its discovery 140 years ago Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine In P. Allard, F. Bostyn, F. Giligny & J. Lech, 2008. Flint mining in Prehistoric Europe: Interpreting the archaeological records. European Association of Archaeologists, 12th Annual Meeting, Cracow, Poland, 19–ngày 24 tháng 9 năm 2006 (BAR International Series 1891): 41-77.
  • H. Collet, 2014.Les minières néolithiques de silex de Spiennes. Patrimoine mondial de l’Humanité (Carnets du patrimoine 126), Institut du Patrimoine wallon, 55 p.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Spiennes tại Wikimedia Commons

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_m%E1%BB%8F_%C4%91%C3%A1_l%E1%BB%ADa_th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BB%93_%C4%91%C3%A1_m%E1%BB%9Bi_%E1%BB%9F_Spiennes