Wiki - KEONHACAI COPA

Anime tại châu Á

Anime rất phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung QuốcĐông Nam Á; ví dụ như loạt phim dài tập dành cho trẻ em là Doraemon đã có thành công lớn tại Thái LanPhilippines trong thập niên 1990, cũng như Pokémon sau này.[1][2] Theo dữ liệu hội thảo TIFFCOM năm 2017, thị trường anime tại châu Á năm 2011 đạt 1,2 tỷ US$ và tăng trưởng đạt 2,7 tỷ US$ năm 2016.[3] Fuji TV hợp tác với AEON phân phối anime tại Trung QuốcĐông Nam Á từ năm 2019, nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers ước tính quy mô thị trường nội dung khu vực (Trung Quốc, Đông Nam Á) đạt 426,8 tỷ US$ năm 2018 và dự đoán tăng lên 30% thành 549,1 tỷ US$ vào năm 2022.[4]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cải cách kinh tế Trung Quốc năm 1978 của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc nhập khẩu bộ phim hoạt hình nước nước ngoài đầu tiên là Astro Boy năm 1979 (hình ảnh thương hiệu CasioHitachi khi đó)[5][6][7][8][9] và phát sóng trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) năm 1980.[10][7][11] Thập niên 1980, Trung Quốc nhập khẩu anime ồ ạt (Hana no Ko Lunlun, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, Tiểu hòa thượng Ikkyū, Doraemon, Saint Seiya)[6][7][12] do hoạt hình Trung Quốc kịch bản kém và trẻ con,[13] cải cách kinh tế năm 1978 khiến người sáng tạo hoạt hình Trung Quốc quan tâm tới giá trị thương mại sản phẩm dựa theo người xem và bị áp đặt kiểm duyệt,[14] thời kỳ hoàng kim của hoạt hình Trung Quốc (1926-1966) bị sụp đổ sau Đại Cách mạng Văn hóa vô sản.[10] Thập niên 1990, anime bùng nổ tại thị trường Trung Quốc (Thám tử lừng danh Conan, Shin – Cậu bé bút chì, Nhóc Maruko, Pokémon),[7][8][11][15] Slam Dunk trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng tại Trung Quốc thời điểm đó,[10] một số phim nhập khẩu thất bại (Shin Seiki Evangelion bị người hâm mộ chỉ trích vì cắt nhiều phân cảnh và thay đổi bài hát mở đầu), chuyên mục về anime và seiyū xuất hiện trên các đài truyền hình Trung Quốc (KAKU, Aniworld TV, Toonmax)[12] khiến nhiều hoạt hình Trung Quốc mô phỏng theo phong cách anime.[14] Năm 1994, Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (SARFT) giới hạn phát sóng các chương trình truyền hình và hoạt hình nhập khẩu;[7][9] anime vẫn chiếm lĩnh thị trường do giá nhập khẩu rẻ hơn hoạt hình Hoa Kỳ-châu Âu và doanh thu từ quảng cáo cao, sản xuất hoạt hình Trung Quốc quy mô nhỏ.[10][7][8] Thế hệ khán giả Trung Quốc thập niên 1980 và thập niên 1990 được gọi là 'thế hệ lớn lên cùng hoạt hình Nhật Bản',[16][17][18] được một số học giả Trung Quốc cho rằng có xu hướng thân Nhật Bản.[9][19] Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lo ngại 'xâm lược văn hóa' từ Nhật Bản[20][21] nên đã xây dựng 'dự án 5155' vào năm 1995 nhằm phát triển hoạt hình nội địa nhưng dự án sụp đổ vào năm 2006.[21] Năm 2000, SARFT yêu cầu kiểm duyệt các đài truyền hình địa phương khi nhập khẩu phim truyền hình và hoạt hình nước ngoài;[15][22][23] anime thời điểm đó đang độc chiếm trên truyền hình Trung Quốc,[22] tiêu thụ băng đĩa lậu hoạt hình Nhật Bản phát tán từ Đài LoanHồng Kông.[12] Năm 2004, anime chiếm 68% thị phần phát sóng hoạt hình trên truyền hình Trung Quốc với tỷ lệ 11 giờ trong tổng số 15 giờ phát sóng,[15] năng suất hoạt hình Trung Quốc đạt 20.000 phút/năm không đủ nhu cầu 60.000 phút/năm của các đài truyền hình địa phương,[8] SARFT quy định đài truyền hình phát sóng 60% hoạt hình nội địa trong từng quý.[24][8][15][22] Năm 2006, Trung Quốc quy định các đài truyền hình phát sóng ít nhất 70% hoạt hình sản xuất nội địa, cấm phát sóng hoạt hình nhập khẩu từ 17 giờ - 20 giờ[6][7][9][15][25] và phát sóng hoạt hình Trung Quốc từ 19 giờ - 22 giờ,[20] nhưng do anime mang lại nhiều quảng cáo nên một số đài truyền hình đã không tuân thủ quy định của SARFT.[7] Trung Quốc năm 2008 tăng thời lượng cấm phát sóng hoạt hình nhập khẩu trên truyền hình từ 17 giờ - 21 giờ,[15][20][26] các kênh truyền hình vệ tinh từ năm 2013 bắt buộc phát sóng hoạt hình Trung Quốc mỗi ngày 30 phút.[26] Từ năm 2008, Nhật Bản-Trung Quốc khi hợp tác sản xuất hoạt hình (The Tibetan Dog, trong đó Tam quốc chí thất bại về doanh thu) cho thấy thực tiễn kinh doanh khác biệt giữa hai quốc gia và nguy cơ phá sản nếu xưởng phim quy mô nhỏ của Nhật Bản thua lỗ tại Trung Quốc,[20][27] bắt đầu hình thành xu hướng phân phối anime trực tuyến bản quyền tại Trung Quốc.[20] Nhiều phim hoạt hình Trung Quốc sao chép lại cốt truyện và thiết kế nhân vật của hoạt hình Nhật Bản,[13][18][20][28][29][30] nguyên nhân có thể do Trung Quốc bị ảnh hưởng từ nhận gia công anime của Nhật Bản và khán giả Trung Quốc đón nhận phong cách Nhật Bản.[29][31] Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của anime tại Trung Quốc thể hiện qua chính sách kiểm soát văn hóa nước ngoài của Tập Cận Bìnhkhoảng cách thế hệ cáo buộc xâm lược văn hóa (môi trường truyền thông, bối cảnh kinh tế, chiến tranh Trung - Nhật).[32] Năm 2012, Trung Quốc cấm tất cả chương trình nhập khẩu phát sóng vào giờ vàng trên truyền hình, giới hạn mỗi ngày phát sóng không quá 25% các chương trình nhập khẩu;[33] năng xuất hoạt hình Trung Quốc đạt 260.000 phút/năm tăng so với 90.000 phút/năm của Nhật Bản, nhưng chất lượng hoạt hình Trung Quốc chưa bằng anime.[34] Tranh chấp quần đảo Senkaku cuối năm 2012, Trung Quốc cấm nhập khẩu anime chiếu rạp, nhập khẩu anime chiếu rạp đầu tiên sau lệnh cấm là Stand by Me Doraemon vào ngày 28 tháng 5 năm 2015.[35][32][36] Tháng 9 năm 2013, Trung Quốc cấm hoặc giới hạn các tạp chí anime (Animation & Comics Fans, Animation Comic Moe, Two Dimensions Mania, Anime Spot) vì cho rằng không phù hợp với vị thành niên.[12] Thập niên 2010, một số hoạt hình hợp tác Trung Quốc-Nhật Bản (Shikioriori, Juushinki Pandora) thành công nhờ kết hợp văn hóa Trung Quốc và bản sắc anime Nhật Bản,[18] các công ty Trung Quốc tăng cường đầu tư vào anime truyền hình Nhật Bản và đồng thời hướng đến phát triển công nghiệp hoạt hình nội địa tại Đại Liên.[37][26][34][38] Thập niên 2010, các dịch vụ stream trực tuyến tại Trung Quốc (AcFun, Bilibili, Tudou, Youku, iQiyi) bắt đầu trình chiếu anime bản quyền gần như đồng thời với Nhật Bản.[10][12] Thị trường công nghiệp nội dung Nhật Bản tại Trung Quốc đạt 250 tỷ CN¥ (38 tỷ US$) năm 2016, ước tính đạt 500 tỷ CN¥ vào những năm tiếp theo khiến Youku thuộc Alibaba đầu tư 50 triệu US$ cho AcFun vào tháng 8 năm 2016, Tencent góp 200 triệu CN¥ (30,5 triệu US$) cho 15% cổ phần Bilibili, Alpha Animation ở Thâm Quyến mua Yaoqi với giá 900 triệu CN¥ (137 triệu US$) vào tháng 9 năm 2016.[39] Tháng 2 năm 2019, Taobao thuộc Alibaba mua 8% cổ phần Bilibili.[40] Theo nghiên cứu của iResearch Consulting Group, thị trường anime tại Trung Quốc năm 2018 đạt 174,7 tỷ CN¥ (26,06 tỷ US$), tăng 13,7% so với năm 2017 dựa trên cơ sở 220 triệu người hâm mộ anime trực tuyến.[41] Tháng 5 năm 2018, Nhật Bản và Trung Quốc ký kết sản xuất phim hợp tác, được định danh là phim nội địa Trung Quốc và không bị hạn ngạch nhập khẩu.[26][42]

Thị phần hoạt hình nhập khẩu phát sóng trên truyền hình Trung Quốc Trung Quốc, giai đoạn 2006-2011[43]
NămChỉ sốTổng cộngChâu Âu châu ÂuHoa Kỳ Hoa KỳMỹ LatinhNhật Bản Nhật BảnHàn Quốc Hàn Quốcchâu PhiKhácNguồn
2006Nhập khẩu (triệu CN¥)8,02972,934,5817-0,488--0,03China Development Gateway (CnDG).[44]
Số phim/ Số tập19/8694/1937/287-7/338--1/51
2007Nhập khẩu (triệu CN¥)9,816,143----0,67Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[45]
Số phim/ Số tập9/5945/2623/301---1/31
2008Nhập khẩu (triệu CN¥)8,78264,033,3425-4,501--9,6Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[46]
Số phim/ Số tập13/7344/2333/207-5/254--1/40
2009Nhập khẩu (triệu CN¥)1,280,340,74-0,2---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[47]
Số phim/ Số tập5/4211/2093/160-1/52---
2010Nhập khẩu (triệu CN¥)2,471,11,36-0,01---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[48]
Số phim/ Số tập8/7852/1305/555-1/100---
2011Nhập khẩu (triệu CN¥)7,021,614,010,90,5---Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS)[49]
Số giờ phát sóng27965165408---
Thị phần hoạt hình phát sóng trên đài truyền hình Hồ Bắc (HBTV) giai đoạn 1983-1989, tại Hồ Bắc - Trung Quốc[50]
Quốc gia/Vùng lãnh thổSố phimSố phút phát sóngSố phút phát sóng hàng nămThị phầnGhi chú
Trung Quốc Trung Quốc268061153,8%Nhập khẩu hoạt hình châu Âu chủ yếu từ Bỉ, Liên Xô, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha.
Nhật Bản Nhật Bản119.8911.41346,6%
Hoa Kỳ Hoa Kỳ136.60194331%
Châu Âu châu Âu102.92041713,8%
Khác51.0141454,8%
Tổng số6521.2323.030100%
Thị phần hoạt hình phát sóng trên đài truyền hình Vũ Hán (WHTV) giai đoạn 1984-2003, tại Hồ Bắc - Trung Quốc[50]
Quốc gia/Vùng lãnh thổSố phimSố phút phát sóngSố phút phát sóng hàng nămThị phầnGhi chú
Trung Quốc Trung Quốc373.6733673,3%Nhập khẩu hoạt hình châu Âu chủ yếu từ Bỉ, Đức, Phần Lan.
Nhật Bản Nhật Bản3838.2203.82234%
Hoa Kỳ Hoa Kỳ2228.8862.88925,7%
Châu Âu châu Âu4761760,7%
Đài Loan Đài Loan11.3521351,2%
Khác4539.3983.94035,1%
Tổng số147112.29011.229100%

Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp tác kinh tế địa chính trị giữa Đài LoanNhật Bản, cùng việc thế hệ cũ thời thuộc địa vẫn tiếp tục tiêu thụ sản phẩm Nhật Bản; dẫn đến sản phẩm văn hóa Nhật Bản (bao gồm anime, manga) phát triển ngầm tại Đài Loan.[51] Máy ghi băng cassette phổ biến từ cuối thập niên 1970 đến thập niên 1980, kinh doanh vi phạm bản quyền sản phẩm nghe nhìn Nhật Bản sinh lời, truyền hình cáp phát sóng lách luật nội dung Nhật Bản thịnh vượng; đến năm 1985, 40% dân số Đài Bắc xem truyền hình cáp. Đài Loan giải trừ luật giới nghiêm năm 1987, giai đoạn sau đó dân chủ hóa nhanh; truyền hình cáp hợp pháp hóa năm 1993 và dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu sản phẩm nghe nhìn Nhật Bản năm 1994 giúp tiêu thụ văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Đài Loan được mở rộng.[52]

Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới ảnh hưởng kinh tế của các công ty Nhật Bản tại Hồng Kông thập niên 1970 đến thập niên 1980 (như Panasonic, Toyota, Sony) và sự gia tăng các trường tiếng Nhật thập niên 1980, anime được phát sóng trên đài truyền hình ATV và TVB tại Hồng Kông từ đầu thập niên 1970 (Doraemon, Ninja Hattori, Saint Seiya, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Dr. Slump) và rạp chiếu phim thập niên 1980 (Kaze no Tani no Nausicaä, Tenkuu no Shiro Laputa).[53] Trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Sino Center tại Hồng Kông là nơi nổi tiếng với việc bán các sản phẩm văn hóa đại chúng Nhật Bản lậu.[54] Anime bùng nổ tại Đông Á được gắn kết chặt chẽ với sự lan truyền của môi trường truyền thông công nghệ mới, không bị ràng buộc giám sát từ các chính phủ khu vực theo bối cảnh phát triển của xã hội tiêu dùng và một khu vực hóa được định hướng thị trường công nghiệp nội dung.[55][56] Vi phạm bản quyền văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Đài LoanHàn Quốc trong giai đoạn bị cấm nhập khẩu chính thức đã mở đường cho thương mại hóa hợp pháp bùng nổ sau khi kết thúc lệnh cấm.[57] Trên truyền hình Trung Đông, loạt phim UFO Robot Grendizer trong phiên bản tiếng Ả Rập rất nổi tiếng và thu hút một lượng lớn người theo dõi.[58]

Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Hiệp ước Quan hệ cơ bản Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1965, Hàn Quốc nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản trên MBC, TBC, KBS từ cuối thập niên 1960 (Ōgon Bat, Yōkai Ningen Bem) và tiếp tục gia tăng nhập khẩu trong thập niên 1970: mecha (Astro Boy, UFO Robot Grendizer, Mazinger Z, Mach GoGoGo, Tetsujin 28-go, Gatchaman), shōjo (Mahōtsukai Sarī, Candy Candy, Ribon no Kishi, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps), thể thao (Taigā Masuku, Akakichi no Eleven).[59][60] Thập niên 1980, chính phủ Hàn Quốc sáp nhập TBC với KBS thành KBS2, 'thời kỳ đen tối' xóa hoàn toàn yếu tố Nhật Bản trong anime (Captain Harlock, Uchū Senkan Yamato, Galaxy Express 999): tên nhân vật và người viết bài hát được thay bằng tiếng Hàn, tên người Nhật chế tác anime không được hiển thị.[59][60] Cuối thập niên 1980, Hàn Quốc tham gia công ước bản quyền toàn cầu (UCC), anime được phát sóng bám sát nguyên tác và tác động đến văn hóa đại chúng Hàn Quốc trong thập niên 1990 (Dragon Ball, Slam Dunk, Mononoke Hime, Shin Seiki Evangelion, Thủy thủ Mặt Trăng, Doraemon).[60] Dỡ bỏ kiểm soát văn hóa Nhật Bản năm 1998 giúp anime được đón nhận tích cực tại Hàn Quốc trong thập niên 2000 (Nhóc Maruko, Naruto),[56][60] anime chỉ được chính phủ Hàn Quốc phê duyệt chính thức vào năm 2004.[61]

Singapore[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 1970 tại Singapore, Tập đoàn Truyền thanh truyền hình Singapore (SBC) phát sóng Candy Candy tạo cơn sốt với thiếu nữ và phụ nữ trẻ; sau đó phát sóng Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, The Dog of Flanders. Anime dành cho bé gái giữa thập niên 1980 (Gamba no Bōken, Sư tử trắng Kimba, Takarajima), khoa học viễn tưởng tăng mạnh cuối thập niên 1980 (Kagaku Kyūjo Tai Tekunoboijā, Captain Future, Chōjikū yōsai Macross, Astro Boy). Thập niên 1990, SBC đạt kết quả tích cực với hài kịch (Doraemon, Bow Wow), shōjo (Thủy thủ Mặt Trăng, Ranma ½), khoa học viễn tưởng (Patlabor, Dragon ball), đột phá phát sóng đêm khuya (Tenchi Muyō!, Rōdosu-tō Senki). Sau hiện tượng Pokémon, người Singapore thập niên 1990 ít biết đến anime chiếu rạp ngoài các tác phẩm của Miyazaki Hayao, Akira, Perfect Blue, Ghost in the Shell. Thành công của anime tại Singapore thập niên 1990 do nhập khẩu các tựa đã phổ biến tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc; tránh các tựa nổi tiếng nhưng gây tranh cãi, truyền hình cáp tăng trưởng, tác động từ manga, băng đĩa tại gia được phân phối lại từ Hồng KôngĐài Loan.[62]

Philippines[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 1970 tại Philippines, GMA Network phát sóng mecha mới lạ và tạo cơn sốt với trẻ em (Chōdenji Mashīn Borutesu Faibu, Tetsujin 28-go, Mazinger Z, UFO Robot Grendizer). Đầu thập niên 1980, Philippines nhập khẩu anime dành cho gia đình (Hana no Ko Lunlun, Candy Candy), Radio Philippines Network phát sóng mecha vào buổi sáng và đêm khuya sau khi dỡ bỏ lệnh cấm (Astro Boy, Robotech, Voltron, Transformers).[63][64] Thập niên 1990, ABS-CBN, GMA Network, Intercontinental Broadcasting Corporation, The 5 Network phát sóng chuyên biệt anime tác động lớn tới thanh thiếu niên (Dragon Ball, Thủy thủ Mặt Trăng, Slam Dunk, Ranma ½, Hành trình U Linh Giới, Shin Seiki Evangelion), Shōkōshi CedieShōkōjo Seira chuyển thể thành người đóng Philippines với doanh thu cao, hiện tượng PokémonBakusō Kyōdai Let's & Go!! được liên kết sản xuất mô hình nhân vật.[63][64] Thập niên 2000, Philippines giảm nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản do bão hòa tái phát sóng anime, phổ biến phim truyền hình Hàn QuốcĐài Loan, dịch vụ stream bản quyền, cạnh tranh từ truyền hình vệ tinh (animax, Hero).[63][64] Thành công của anime tại Philippines thập niên 2000 (Digimon, Cardcaptor Sakura, Pokémon, Lupin III) đến từ ngôn ngữ học (lồng tiếng Filipino đạt 80% trên truyền hình địa phương), chính sách thuộc địa (ấn tượng về nhân vật người Nhật hoặc da trắng giao tiếp bằng tiếng Filipino phá vỡ tâm lý thực dân), xã hội học chính trị (nâng tầm tiếng Filipino lên một cấp độ thừa nhận phổ biến).[65] Đầu thập niên 1980, Indonesia nhập khẩu lại những anime đã phổ biến tại Nhật Bản trong thập niên 1970 (Ultraman, Doraemon, Candy Candy, Gundam), anime bắt đầu trở thành một xu hướng giải trí mới mẻ ở Indonesia vì khác biệt so với hoạt hình từ Hoa Kỳ và châu Âu.[66] Ảnh hưởng từ 'chính sách hướng Đông' của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad năm 1981, truyền hình Malaysia nhập khẩu anime từ đầu thập niên 1980 (Doraemon, Dragon Ball),[67][68] tiếp tục gia tăng từ thập niên 1990 đến thập niên 2010 (TV1, TV2, TV3, NTV7, 8TV, TV9).[67] Việt Nam ảnh hưởng văn hóa đại chúng manga đầu thập niên 1990[69] đã thúc đẩy phát sóng anime trên truyền hình từ thập niên 1990 (Thủy thủ Mặt Trăng, Hiệp sĩ Lợn, Pókemon, Vua câu cá).

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 2010, các liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản được tổ chức, anime chiếu rạp chiếm hầu hết thị phần nhập khẩu phim điện ảnh Nhật Bản chiếu rạp tại Việt Nam, người hâm mộ anime tăng lên sau khi công chiếu Your name - Tên cậu là gì? năm 2016.[70]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Napier 2005, tr. 5.
  2. ^ Sugimoto, Hotaka (8 tháng 5 năm 2019). “『夏目友人帳』『となりのトトロ』など日本アニメ映画が中国で相次ぐヒット その社会的背景とは?” [Anime Nhật Bản như 'Tonari no Totoro' và 'Natsume's book of friend' là phim ăn khách tại Trung Quốc. Bối cảnh xã hội là gì?]. Real Sound (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Schilling, Mark (25 tháng 10 năm 2017). “TIFFCOM: China Market Propelling Japan's Anime to New Scale and Form” [TIFFCOM: Thị trường Trung Quốc đang đẩy anime của Nhật Bản tới quy mô và hình thức mới]. Variety (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ KONO, SHOHEI (10 tháng 10 năm 2018). “Fuji TV and Aeon to export shows for Asia's kids” [Fuji TV và Aeon xuất khẩu các chương trình dành cho trẻ em châu Á]. Nihon Keizai Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ Hirai, Taiki; Hernandez Hernandez, Alvaro David (14 tháng 11 năm 2015). “The Reception of Japanese Animation and its Determinants in Taiwan, South Korea and China” [Sự đón nhận và các yếu tố quyết định hoạt hình Nhật Bản tại Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc]. SAGE Publishing (bằng tiếng Anh). Đại học Kobe. doi:10.1177/1746847715589061. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ a b c Zhang, Francesca (2017). “Japanese anime's impact on Chinese youths” [Tác động của anime Nhật Bản đến giới trẻ Trung Quốc]. Skemman (bằng tiếng Anh). BA thesis in Chinese studies. Đại học Iceland. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  7. ^ a b c d e f g h Wang, Qi (2007). “The dilemma of japan's cultural diplomacy in china - A case study of Japanese Manga and Anime” [Song đề về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Trung Quốc - Một nghiên cứu về anime và manga Nhật Bản]. Đại học Lund (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  8. ^ a b c d e Wang, Yang (8 tháng 8 năm 2006). “The Dissemination of Japanese Manga in China: The interplay of culture and social transformation in post reform period” [Sự phổ biến của manga Nhật Bản tại Trung Quốc:Tác động văn hóa và biến đổi xã hội trong thời kỳ hậu cải cách]. Đại học Lund (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  9. ^ a b c d Xiao, Han (2017). “Mediated Japanophile? Media consumption and Chinese people's attitudes towards Japan among different generations” [Thân Nhật Bản qua trung gian? Tiêu thụ truyền thông và Thái độ người dân Trung Quốc đối với Nhật Bản giữa các thế hệ khác nhau] (PDF). Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  10. ^ a b c d e Sugimoto, Hotaka (8 tháng 5 năm 2019). “『夏目友人帳』『となりのトトロ』など日本アニメ映画が中国で相次ぐヒット その社会的背景とは?” [Anime Nhật Bản như 'Tonari no Totoro' và 'Natsume's book of friend' là phim ăn khách tại Trung Quốc. Bối cảnh xã hội là gì?]. Real Sound (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ a b “The Influence of Japanese Pop Culture in China” [Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Trung Quốc]. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (bằng tiếng Anh). 2 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  12. ^ a b c d e Qian, Wuqian (18 tháng 6 năm 2018). “The dissemination and localization of anime in China: Case study on the Chinese mobile video game Onmyoji” [Lan truyền và bản địa hóa anime tại Trung Quốc: Nghiên cứu trường hợp về video game di động Trung Quốc Onmyoji] (PDF). Semantic Scholar. MA Asian Studies Programme: Master’s Thesis Defenses (bằng tiếng Anh). Đại học Stockholm, Thụy Điển. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  13. ^ a b Davis, Kenrick (21 tháng 9 năm 2018). “The Unincredibles: Why China Isn't an Animation Superpower” [Điều hiển nhiên: Tại sao Trung Quốc không là một siêu cường quốc hoạt hình]. Sixth Tone (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018. [...] But since the market reforms of the 1980s, viewers have often criticized Chinese animated films as being low-quality, poorly scripted, and childish [...] And as for the much-criticized visuals, Zhang Hanshu thinks there’s nothing shameful about Chinese studios imitating the styles of Japanese and U.S. animations [...]
  14. ^ a b Koetse, Manya (10 tháng 2 năm 2019). “The Chinese Animation Dream: Making Made-in-China 'Donghua' Great Again” [Giấc mơ hoạt hình Trung Quốc: Hãy làm 'Donghua' sản xuất tại Trung Quốc vĩ đại trở lại]. What's on Weibo (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  15. ^ a b c d e f 王, 梓安 (25 tháng 3 năm 2016). “中国の文化産業政策における政府の政策過程: アニメ政策を事例に” [Nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách chính phủ của công nghiệp văn hóa Trung Quốc: Chính sách hoạt hình như một trường hợp nghiên cứu]. Đại học Hokkaido (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2016. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  16. ^ Hải ngoại, 533 (31 tháng 10 năm 2011). “80、90后留学趋向亚洲 日本动漫受青睐” [Sau thập niên 1980, 1990, du học có xu hướng sang châu Á, anime Nhật Bản được ưa chuộng]. Nb.ifeng.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Studio, Inspur (12 tháng 6 năm 2017). “就算给国产动漫一百年,也打不过无敌的日本动漫” [Ngay cả khi bạn cho hoạt hình trong nước một trăm năm, bạn không thể đánh bại anime Nhật Bản bất khả chiến bại.]. NetEase (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
  18. ^ a b c Bruni, Alessandra (21 tháng 11 năm 2018). “Last Hope and Flavors of Youth: the arousal of the Chinese anime industry” [Last Hope và Flavors of Youth: Sự phấn khích của công nghiệp anime Trung Quốc]. Cifnews (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2018. [...] The continuous references to Chinese culture combined with Japanese most successful productions are what probably made people love these two partnerships [...] the national animation industry is still strongly influenced by Japan. Although some indisputable successes, the lack of originality is one of the reasons why China did not find a stable success in the industry yet [...]
  19. ^ Jin, Li Fang (25 tháng 9 năm 2015). “日本アニメーションの表現性に関する研究: 東アジアにおける受容を交えて [全文の要約]” [Một nghiên cứu về tính diễn cảm của hoạt hình Nhật Bản: Với sự chấp nhận ở Đông Á [Tóm tắt toàn văn]]. Đại học Hokkaido (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2015. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  20. ^ a b c d e f Ken-ichi, Yamada (1 tháng 4 năm 2012). “日中アニメ産業の市場争奪 ~国産アニメ振興を図る中国とどう向き合うのか~” [Cuộc chiến thị trường trong công nghiệp hoạt hình Nhật-Trung ~ Làm thế nào để đối mặt với Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển hoạt hình nội địa?] (PDF). NHK (bằng tiếng Nhật). Viện Nghiên cứu Văn hóa Truyền thông NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  21. ^ a b Chen, Lu (5 tháng 9 năm 2017). “Chinese Fans of Japanese and Korean Pop Culture” [Người hâm mộ Trung Quốc của văn hóa đại chúng Nhật Bản và Hàn Quốc]. Routledge (bằng tiếng Anh). tr. 55–61. ASIN B075D9M19S. ISBN 9781138219694. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  22. ^ a b c Mu, Xuequan (14 tháng 8 năm 2006). “China to ban foreign cartoons in prime time” [Trung Quốc cấm phim hoạt hình nước ngoài trong giờ vàng]. Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2006.
  23. ^ Liu, Jiangyong (21 tháng 12 năm 2006). “人民日报海外版:中日关系期待升温” [Mối quan hệ Trung-Nhật được kỳ vọng sẽ cải thiện]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  24. ^ Kwan, Justin (1 tháng 12 năm 2016). “New Players in the Asian Animation Industry: Growth in China and South Korea” [Những người chơi mới trong công nghiệp hoạt hình châu Á: Sự tăng trưởng tại Trung Quốc và Hàn Quốc]. Quỹ châu Á Thái Bình Dương của Canada (APF Canada) (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
  25. ^ JETRO (13 tháng 10 năm 2009). “「中国コンテンツ市場調査(6分野) 2009年版(2009年10月)」” [Nghiên cứu thị trường nội dung tại Trung Quốc (6 lĩnh vực) Phiên bản 2009 (tháng 10 năm 2009)]. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2009. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  26. ^ a b c d Shinichi, Takeda (5 tháng 3 năm 2019). “どうなる?日本のマンガ・アニメ ~中国 急成長の衝撃~” [Điều gì sẽ xảy ra? Anime và manga Nhật Bản - Cú sốc tăng tốc nhanh của Trung Quốc]. NHK (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2019.
  27. ^ Hiromi, Ito (4 tháng 8 năm 2011). “「チベット犬物語」に見る アニメ制作の新しい日中関係” [Mối quan hệ sản xuất hoạt hình Trung-Nhật được nhìn thấy trong "The Tibetan Dog"]. Anime! Anime! Biz (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  28. ^ Xiao, Yang (15 tháng 7 năm 2015). “国产动画"烂片"被指盗取政府补贴” [Phim hoạt hình nội địa 'tệ hại' bị cáo buộc ăn cắp trợ cấp của chính phủ]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.
  29. ^ a b Saito, Asako P (15 tháng 5 năm 2017). “Moe and Internet Memes: The Resistance and Accommodation of Japanese Popular Culture in China” [Moe và Meme Internet: Sự kháng cự và tiếp biến của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Trung Quốc]. Đại học Melbourne (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF). For example, an article in the Chinese newspaper People’s Daily claims the plot and character designs of the 2006 Chinese animation Chess King are facsimiles of those in the Japanese anime Yu-Gi-Oh! The 2007 series named Big Mouth DoDo appear to have borrowed the voice acting styles and character designs of Japan’s Crayon Shinchan, and the 2008 series Golden Hero bears a striking resemblance to the Japanese Ultraman.
  30. ^ “Chinese anime rising as country's tech giants engage in cartoon arms race to develop or buy Chinese characters” [Anime Trung Quốc trỗi dậy giống như những người khổng lồ công nghệ của quốc gia trong cuộc chạy đua vũ trang hoạt hình phát triển hoặc mua các nhân vật Trung Quốc]. South China Morning Post. 26 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018. When I started, I was copying Japanese cartoons, but slowly I got my own style," Zhang says. "I had to spend a lot time getting to understand the Chinese market and what Chinese comic readers wanted.
  31. ^ Mori, Yoshitaka; Pun, Boris; Fung, Anthony (25 tháng 3 năm 2019). “Reading border-crossing Japanese comics/anime in China: Cultural consumption, fandom, and imagination” [Đọc manga / anime Nhật Bản xuyên biên giới tại Trung Quốc: Tiêu thụ văn hóa, cộng đồng người hâm mộ và trí tưởng tượng]. SAGE Publishing. Vol 4, Issue 1, 2019 (bằng tiếng Anh). doi:10.1177/2059436419835379. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2019. Tóm lược dễ hiểu. [...] Chinese consumers of Japanese comics/anime are expected to be prone to the values and worldviews embedded in these cultural products [...] In the relatively closed political context of China, the consumption of these foreign cultural products by Chinese youth promotes the formation of new ideologies and values [...] Most interviewees regarded Japanese manga/anime as their "enlightenment," which led them to a "new world with stunning imagination and meaning self-reflection" [...] These explanations by Chinese readers convey the values of social harmony and obedience to authority that are fundamental in the public and political discourse in China. The perceptions of these few readers regarding the ideas of freedom and justice embedded in Japanese manga were in direct contrast to the general responses of the Japanese interviewees, who expressed that both freedom and order should be upheld for the sake of the "greater good" [...]
  32. ^ a b Greer, Tanner (23 tháng 1 năm 2019). “Super-Patriotic Anime Youth Wars!” [Cuộc chiến giới trẻ anime siêu yêu nước!]. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.
  33. ^ Jacobs, Andrew (14 tháng 2 năm 2012). “China Limits Foreign-Made TV Programs” [Trung Quốc giới hạn các chương trình truyền hình nước ngoài]. The New York Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  34. ^ a b “Chinese anime strives hard to unlock Japanese market” [Anime Trung Quốc phấn đấu hết mức để mở khóa thị trường Nhật Bản]. China Global Television Network (bằng tiếng Anh). 19 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2018.
  35. ^ Blair, Gavin (13 tháng 3 năm 2017). “Filmart: Can Japan Make Anime Great Again?” [Thị trường điện ảnh: Nhật Bản có thể làm anime vĩ đại trở lại?]. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2017.
  36. ^ Blair, Gavin J; Coonan, Clifford (28 tháng 5 năm 2015). 'Stand By Me Doraemon' Becomes First Japanese Movie in China in Three Years” ['Stand By Me Doraemon' trở thành phim điện ảnh Nhật Bản đầu tiên công chiếu tại Trung Quốc sau ba năm]. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  37. ^ Schilling, Mark (25 tháng 10 năm 2017). “TIFFCOM: China Market Propelling Japan's Anime to New Scale and Form” [TIFFCOM: Thị trường Trung Quốc đang đẩy anime của Nhật Bản tới quy mô và hình thức mới]. Variety (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.
  38. ^ Sugimoto, Hotaka (10 tháng 10 năm 2018). “伝統の復権と世界市場への挑戦 『紅き大魚の伝説』『ネクスト ロボ』に見る、中国アニメの隆盛” [Hồi sinh truyền thống và thách thức thị trường thế giới, hoạt hình Trung Quốc trỗi dậy từ 'Đại ngư hải đường' và 'Next Gen']. Real Sound (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  39. ^ Wang, Yue (25 tháng 5 năm 2016). “China Is Obsessed With Japanese Anime, And Investors Are Paying Attention” [Trung Quốc bị ám ảnh với anime Nhật Bản, và các nhà đầu tư đang chú ý]. Forbes (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  40. ^ Liao, Rita (26 tháng 3 năm 2019). “Bilibili partners with Sony's Funimation in anime licensing” [Bilibili hợp tác với Funimation của Sony trong cấp phép anime]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  41. ^ “Sony eyes China's lucrative anime market as other sectors wane” [Sony hướng mắt đến thị trường anime sinh lợi của Trung Quốc khi các lĩnh vực khác suy giảm]. Thời báo Hoàn Cầu (bằng tiếng Anh). 21 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019.
  42. ^ “中国における日本映画の公開本数が過去最多に” [Số lượng phim Nhật Bản được phát hành tại Trung Quốc lớn nhất từ trước đến nay]. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). 26 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  43. ^ Li, Keyang (1 tháng 8 năm 2014). “An analysis of the demand for imported foreign television programs in China” [Một phân tích về nhu cầu nhập khẩu các chương trình truyền hình nước ngoài ở Trung Quốc]. Đại học Drexel (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  44. ^ “2006年全国各地区广播电视节目进出口情况” [Nhập khẩu và xuất khẩu các chương trình phát thanh và truyền hình ở các vùng khác nhau của đất nước trong năm 2006]. China Development Gateway (CnDG) (bằng tiếng Trung). 16 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
  45. ^ “全国电视节目进出口情况” [Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu chương trình truyền hình quốc gia]. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) (bằng tiếng Trung). 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
  46. ^ “全国电视节目进出口情况 (2008年)” [Xuất khẩu và nhập khẩu các chương trình truyền hình quốc gia (2008)]. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) (bằng tiếng Trung). 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.
  47. ^ “全国电视节目进出口情况 (2009年)” [Xuất khẩu và nhập khẩu các chương trình truyền hình quốc gia (2009)]. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) (bằng tiếng Trung). 26 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009.
  48. ^ “电视节目进出口情况(2010年)” [Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu chương trình truyền hình (2010)]. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) (bằng tiếng Trung). 27 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2010.
  49. ^ “电视节目进出口情况(2011年)” [Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu chương trình truyền hình (2011)]. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) (bằng tiếng Trung). 27 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  50. ^ a b Wang, Yang (8 tháng 8 năm 2006). “The Dissemination of Japanese Manga in China: The interplay of culture and social transformation in post reform period” [Sự phổ biến của manga Nhật Bản tại Trung Quốc:Tác động văn hóa và biến đổi xã hội trong thời kỳ hậu cải cách]. Đại học Lund (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  51. ^ David, Hernandez (25 tháng 3 năm 2016). “Activities and Participation in the Aesthetic-Rhetoric Field of the Japanese 'Subculture'; Focusing on the Interinstitutional System of the Japanese Animation Contents Industry, the Dojin Culture, the Cosplay Practices and the Vocaloid Scene” [Các hoạt động và sự tham gia trong lĩnh vực hùng biện mỹ học của "tiểu văn hóa" Nhật Bản; Tập trung vào hệ thống liên ngành của công nghiệp nội dung hoạt hình Nhật Bản, văn hóa Dōjinshi, thực tiễn cosplay và sân khấu Vocaloid]. Đại học Kobe (bằng tiếng Anh). Thesis or Dissertation. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  52. ^ Lee, Ming-Tsung (2004). “Absorbing "Japan": Transnational Media, Cross-cultural Consumption, and Identity Practice in Contemporary Taiwan” ['Nhật Bản' hấp dẫn: Truyền thông xuyên quốc gia, tiêu thụ giao thoa văn hóa và thực tiễn bản sắc tại Đài Loan đương đại]. Đại học Cambridge (bằng tiếng Anh). doi:10.17863/CAM.31413. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2005. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  53. ^ Chenq, Connie (2011). “A Study of Hong Kong Young Adults Going to Japan on Cultural Pilgrimage” [Một nghiên cứu về thanh niên Hồng Kông đến Nhật Bản hành hương văn hóa]. Đại học Trung văn Hương Cảng (bằng tiếng Anh). Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
  54. ^ Otmazgin, Nissim (2014). Regionalizing culture : the political economy of Japanese popular culture in Asia [Văn hóa khu vực hóa: Nền kinh tế chính trị của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại châu Á]. Honolulu: University of Hawaiʻi Press. tr. 116. ISBN 978-0-8248-3906-2. OCLC 862135620.
  55. ^ Kōichi, Iwabuchi (2002). “Recentering Globalization: Popular Culture and Japanese Transnationalism” [Toàn cầu hóa hiện tại: Văn hóa đại chúng và chủ nghĩa xuyên quốc gia của người Nhật]. Nhà xuất bản Đại học Duke (bằng tiếng Anh). Durham, Bắc Carolina: Đại học Duke. tr. 35. ISBN 978-0-8223-2891-9. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.
  56. ^ a b Hirai, Taiki; Hernandez Hernandez, Alvaro David (14 tháng 11 năm 2015). “The Reception of Japanese Animation and its Determinants in Taiwan, South Korea and China” [Sự đón nhận và các yếu tố quyết định hoạt hình Nhật Bản tại Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc]. SAGE Publishing (bằng tiếng Anh). Đại học Kobe. doi:10.1177/1746847715589061. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  57. ^ Otmazgin, Nissim (2013). “Regionalizing Culture: The Political Economy of Japanese Popular Culture in Asia” [Văn hóa khu vực hóa: Nền kinh tế chính trị của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại châu Á] (bằng tiếng Anh). University of Hawaiʻi Press. tr. 116–117. ISBN 978-0-8248-3694-8. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  58. ^ Wasim. “Grendizer Main Menu”. Grendizer (bằng tiếng Ả Rập). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  59. ^ a b “韓国の子供が日本のアニメを「韓国産」と思って見ている背景” [Bối cảnh trẻ em Hàn Quốc coi hoạt hình Nhật Bản là 'hoạt hình Hàn Quốc']. NEWSポストセブン (bằng tiếng Nhật). 13 tháng 5 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2019.
  60. ^ a b c d HYUN, Mooam (18 tháng 3 năm 2014). “越境するアニメソングの共同体: 日本大衆文化をめぐる韓国の文化的アイデンティティとオリジナルへの欲望” ["Cộng đồng hâm mộ bài hát anime" xuyên quốc gia: Bản sắc văn hóa Hàn Quốc gắn kết với văn hóa đại chúng Nhật Bản và mong muốn hướng tới nguyên tác]. Đại học Hokkaido (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  61. ^ Yasumoto, Seiko (2006). “Japan and Korea as a Source of Media and Cultural Capital” [Nhật Bản và Hàn Quốc như một nguồn cội của thủ đô văn hóa và truyền thông]. Đại học Sydney (bằng tiếng Anh). ISBN 9780980667905. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  62. ^ Ng, Wai-ming (2001). “Animation Journal, Vol. 9” [Tập san hoạt hình, tập 9] (PDF). Đại học Trung văn Hương Cảng (bằng tiếng Anh). Japanese Animation in Singapore: A Historical and Comparative Study [Hoạt hình Nhật Bản tại Singapore: Một lịch sử và một nghiên cứu so sánh]: AJ Press. tr. 47–60. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  63. ^ a b c Shiraishi, Masaya (2012). “Japanese cultural influence in the Philippines through anime's popularity and pervasiveness” [Ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản tại Philippines thông qua sự thâm nhập và phổ biến của anime]. Đại học Waseda (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
  64. ^ a b c Bernadette C, Bravo Ma (1 tháng 3 năm 2012). “Assessing The Impact of Japanese Animation on Philippine Pop Culture: A Look at Local Adaptations” [Đánh giá tác động của hoạt hình Nhật Bản đối với văn hóa đại chúng Philippines: Góc nhìn chuyển thể địa phương]. Đại học Waseda (bằng tiếng Anh). ISSN 1346-6348. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012. Tóm lược dễ hiểu.
  65. ^ “In Focus: Telenovela, Anime Transform Landscape of Philippine TV” [Tiêu điểm: Telenovela, Anime biến đổi thiết lập của truyền hình Philippines]. Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia (bằng tiếng Anh). 24 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  66. ^ Gracia, Refanisa Sola; Dimyati, Dindin (1 tháng 1 năm 2016). “Engaging with Anime and Manga: A Phenomenological Study” [Hấp dẫn với anime và manga: một nghiên cứu hiện tượng học]. Đại học Telkom (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016. Tóm lược dễ hiểu.
  67. ^ a b Abdul Wahab, Juliana; K Anuar, Mustafa (27 tháng 4 năm 2012). “Global media product and construction of "Japanese identity": a case study of anime on Malaysian Television” [Sản phẩm truyền thông toàn cầu và xây dựng "bản sắc Nhật Bản": Một nghiên cứu về trường hợp anime trên truyền hình Malaysia]. Đại học quốc gia Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012. Tóm lược dễ hiểu (PDF). Đã bỏ qua tham số không rõ |author-name-separator= (trợ giúp)
  68. ^ YAMATO, Eriko; TAMAM, Ezhar; HASSAN, Hamisah; NIZAM OSMAN, Mohd; Eric Krauss, Steven (2011). “It's Part of Our Lifestyle: Exploring Young malaysians' Experiences with Japanese Popular Culture” [Đó là một phần trong cách sống của chúng tôi: Khám phá những trải nghiệm của thanh niên Malaysia với văn hóa đại chúng Nhật Bản] (PDF). Đại học Keio (bằng tiếng Anh). Keio Communication Review No.33 (2011.3). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  69. ^ “【シンポジウム】第4回国際学術会議「<マンガ・ワールズ>――サブカルチャー、日本、ジャパノロジー」” [【Hội thảo chuyên đề】 Hội nghị Khoa học quốc tế lần thứ 4, "Manga / Worlds" - Tiểu văn hóa, Nhật Bản, khám phá Nhật Bản]. IMRC - Trung tâm Nghiên cứu Manga Quốc tế. 4th International Scholarly Conference "Manga Worlds: Subculture, Japan, Japanology (bằng tiếng Nhật). 1 tháng 6 năm 2012. Đại học Kyoto Seika. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2012. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
  70. ^ JETRO (17 tháng 5 năm 2018). “ベトナムコンテンツ市場調査 2017年版(2018年3月)” [Nghiên cứu thị trường nội dung tại Việt Nam phiên bản 2017 (tháng 3 năm 2018)]. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Anime_t%E1%BA%A1i_ch%C3%A2u_%C3%81