Wiki - KEONHACAI COPA

Akira (phim 1988)

Akira
Đạo diễnOtomo Katsuhiro
Sản xuất
  • Suzuki Ryōhei
  • Katō Shunzō
Kịch bản
Dựa trênAkira
của Otomo Katsuhiro
Diễn viên
Âm nhạcYamashiro Shōji
Quay phimMisawa Katsuji
Dựng phimSeyama Takeshi
Hãng sản xuất
Phát hànhToho
Công chiếu
  • 16 tháng 7 năm 1988 (1988-07-16)
Độ dài
124 phút
Quốc giaNhật Bản
Ngôn ngữTiếng Nhật
Kinh phí700 triệu yên Nhật[1] (5,5 triệu đô la Mỹ[2])

Akira (Nhật: アキラ?) là một bộ anime điện ảnh cyberpunk hậu tận thế năm 1988 của Nhật Bản do Otomo Katsuhiro đạo diễn, Suzuki Ryōhei và Katō Shunzō sản xuất, và được Otomo và Hashimoto Izo biên kịch, dựa trên manga cùng tên năm 1982 của Otomo. Bộ phim có kinh phí sản xuất là 700 triệu yên (5,5 triệu đô la Mỹ), trở thành bộ anime có kinh phí lớn thứ hai tại thời điểm đó (cho đến khi bị Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki vượt qua vào năm sau).[3]

Lấy bối cảnh phản địa đàng năm 2019, Akira kể về cuộc đời của Kaneda Shotaro, thủ lĩnh của một băng bōsōzoku[4] mà người bạn thời thơ ấu của cậu, Shima Tetsuo, vô tình lĩnh hội được niệm động lực sau một tai nạn xe máy, trở thành một mối đe dọa khó lường đến toàn thể quân đội trong bối cảnh đầy hỗn loạn và bất ổn ở một siêu đô thị tương lai giả tưởng đầy lộn xộn Neo-Tokyo. Hầu hết các thiết kế và bối cảnh nhân vật đều được chuyển thể từ manga, cốt truyện lại có sự khác biệt đáng kể và không tích hợp nhiều phần của nửa cuối manga. Phần soundtrack của bộ phim chủ yếu dựa vào nhạc gamelan truyền thống của Indonesia cũng như nhạc Nhật Bản, được Yamashiro Shōji sáng tác và Yamashirogumi Geinoh thực hiện.

Akira công chiếu tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 7 năm 1988 bởi Toho. Nó được phát hành vào năm sau tại Hoa Kỳ bởi nhà phân phối phim hoạt hình tiên phong Streamline Pictures. Nó đã thu hút được sự ủng hộ của người hâm mộ cuồng nhiệt quốc tế sau nhiều lần được biểu diễn trên sân khấu và phát hành VHS, cuối cùng thu về hơn 80 đô la Mỹ từ việc bán hàng triệu băng đĩa hình trên toàn thế giới.[5] Nó được các nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim hoạt hình và phim điện ảnh khoa học viễn tưởng vĩ đại nhất từng được thực hiện, cũng như là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hoạt hình Nhật Bản.[6][7][8][9][10] Đây cũng là một bộ phim quan trọng của thể loại cyberpunk, đặc biệt là tiểu thể loại cyberpunk Nhật Bản,[11] cũng như hoạt hình dành cho người lớn.[12] Bộ phim đã có một tác động đáng kể đến văn hóa đại chúng trên toàn thế giới, mở đường cho sự phát triển của anime và văn hóa đại chúng Nhật Bản trong văn hóa phương Tây cũng như ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm hoạt hình, truyện tranh, phim điện ảnh, âm nhạc, truyền hình và trò chơi điện tử.[12][13][14]

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Địa dư của Neo-Tokyo (2019). Được biết là phần lớn vùng đất được phác thảo trên nền tảng ý tưởng của Vịnh Tokyo

Vào ngày 16 tháng 7 năm 1988, một điểm kỳ dị đã phá hủy phần lớn thành phố Tokyo. Đến năm 2019, Tokyo đã được xây dựng lại. Hiện được biết đến là Neo-Tokyo, nó bị ảnh hưởng bởi bóng ma tham nhũng, các cuộc biểu tình chống chính phủ, khủng bố, và xung đột giữa các băng nhóm và đang trên bờ vực sụp đổ. Trong một cuộc xung đột quy mô lớn, Kaneda Shōtarō với bản tính hung hăng đã lãnh đạo băng nhóm bōsōzoku[4] nổi loạn chống lại băng nhóm Clown đối thủ. Người bạn thân nhất của Kaneda là Shima Tetsuo đã vô tình đâm xe máy vào Takashi, một siêu năng lực gia (người có khả năng ngoại cảm) đã trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm của chính phủ với sự hỗ trợ của một tổ chức kháng chiến. Vụ tai nạn đã đánh thức siêu năng lực của Tetsuo, thu hút sự chú ý của một dự án bí mật của chính phủ do Đại tá của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Shikishima chỉ đạo. Được siêu năng lực gia Masaru trợ giúp, Shikishima đã bắt lại Takashi, đưa Tetsuo đi cùng và bắt bớ cả Kaneda cùng với băng nhóm của cậu.

Shikishima và trưởng nhóm nghiên cứu của ông, Tiến sĩ Ōnishi, phát hiện ra rằng Tetsuo sở hữu năng lực tâm linh mạnh mẽ tương tự như Akira, siêu năng lực gia được cho là đã hủy diệt cả Tokyo. Siêu năng lực gia đồng nghiệp của Takashi là Kiyoko đã báo trước cho Shikishima biết về sự hủy diệt sắp xảy ra ở Neo-Tokyo. Tuy nhiên, quốc hội của Neo-Tokyo bác bỏ những lo ngại của Shikishima, buộc ông phải cân nhắc việc giết Tetsuo để ngăn chặn một đại thảm họa khác.

Trong khi đó, Tetsuo trốn thoát khỏi bệnh viện, đánh cắp chiếc xe máy của Kaneda, và đã lên kế hoạch chạy trốn khỏi Neo-Tokyo với bạn gái của anh, Kaori. Băng nhóm Clown phục kích họ, nhưng sau một trận đòn dữ dội, họ được băng nhóm của Kaneda giải cứu. Tuy nhiên, trong lúc nói chuyện với Kaneda, Tetsuo bỗng dưng bị đau đầu dữ dội và nhìn thấy những ảo giác kì lạ. Sau khi bất tỉnh, cậu được đưa trở lại bệnh viện. Kaneda gia nhập chi bộ kháng chiến của Kei sau khi nghe lén được kế hoạch giải cứu Tetsuo và các siêu năng lực gia khác của họ.

Tại bệnh viện, các siêu năng lực gia đối đầu với Tetsuo, cậu đã chống trả quyết liệt bằng sức mạnh tâm linh của mình và bỏ trốn. Sức mạnh tâm linh này bắt đầu khiến cậu trở nên cao ngạo và mất ổn định. Kaneda, Kei, và nhóm kháng chiến đột nhập vào bệnh viện và bị cuốn vào cuộc chiến ngăn chặn Tetsuo của Shikishima và các siêu năng lực gia. Cậu đã đánh bại tất cả bọn họ với sức mạnh tâm linh vượt trội và bỏ trốn khỏi bệnh viện sau khi ép Kiyoko tiết lộ là cậu có thể nhận được sự trợ giúp từ Akira, người đang được đông xác ở bên dưới công trường xây dựng Sân vận động Olympic.

Kei và Kaneda thoát khỏi sự giam giữ của quân đội nhờ sự giúp đỡ của Kiyoko. Shikishima tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ Neo-Tokyo và chỉ đạo tất cả các lực lượng quân đội tiêu diệt Tetsuo. Tetsuo quay trở lại nơi từng là hang ổ của băng đảng, quán bar Harukiya, để lấy thuốc phiện nhằm có thể điều khiển được sức mạnh của mình. Cậu tàn sát cả nhân viên pha chế của quán và phá hủy quán bar. Khi những người bạn cũ của cậu là Yamagata và Kai đến và đối đầu với cậu, cậu giết Yamagata một cách tàn nhẫn trước mặt Kai; Kaneda được Kai kể lại những gì đã xảy ra và thề sẽ trả thù cho người bạn mình. Tetsuo hoành hành khắp Neo-Tokyo, đến kho lưu trữ đông lạnh của Akira bên dưới sân vận động. Kiyoko đã liên kết tâm linh với Kei để chiến đấu với Tetsuo, nhưng cậu đánh bại cô một cách dễ dàng và khai quật di hài của Akira. Kaneda đã sử dụng súng trường laser để chiến đấu với Tetsuo trong một trận đấu tay đôi, và Shikishima đã sử dụng vũ khí không gian để bắn vào cậu, nhưng cả hai đều không thể ngăn cản được.

Shikishima và Kaori đến gần sân vận động và bắt gặp Tetsuo đang đau đớn tột cùng; Shikishima đề nghị đưa Tetsuo trở lại bệnh viện, chữa lành vết thương và giúp kiểm soát năng lực của cậu, trong khi Kaori cố gắng kiềm chế Tetsuo. Tuy nhiên, Kaneda chạy tới nơi và một lần nữa lại đấu tay đôi với Tetsuo. Tetsuo không thể kiểm soát được sức mạnh của mình và biến thành một khối thịt khổng lồ, hấp thụ toàn bộ vật chất, nuốt chửng Kaneda và tiêu diệt Kaori. Các siêu năng lực gia buộc phải thức tỉnh Akira để ngăn chặn nó. Sau khi đoàn tụ với những người bạn của mình, Akira tạo ra một điểm kỳ dị khác kéo Tetsuo và Kaneda vào một không gian khác. Các siêu năng lực gia dịch chuyển Shikishima đến nơi an toàn khi điểm kỳ dị phá hủy Neo-Tokyo không khác gì đại thảm họa trước đó xảy ra ở Tokyo. Họ cũng đồng ý giải cứu Kaneda dù biết trước hậu quả là họ sẽ không thể nào quay trở lại chiều không gian này.

Tại điểm kỳ dị, Kaneda được trải nghiệm thời thơ ấu của Tetsuo và các siêu năng lực gia, kể cả ký ức Tetsuo ngày xưa thường dựa dẫm vào Kaneda, và cách những đứa trẻ siêu năng lực gia được đào tạo và biến đổi trước khi Tokyo bị hủy diệt. Các siêu năng lực gia đưa Kaneda trở về thế giới, báo cho anh biết là Akira sẽ đưa Tetsuo đến nơi an toàn kèm theo một thông tin là Kei đang phát triển siêu năng lực.

Điểm kỳ dị biến mất, và nước lũ nhấn chìm cả thành phố. Ōnishi bị phòng thí nghiệm đổ ập xuống người và chết không lâu sau đó. Kaneda phát hiện ra rằng Kei và Kai vẫn sống sót và họ lái xe rời khỏi đống đổ nát, trong khi Shikishima ngắm bình minh. Còn Tetsuo thì đã trở thành một dạng tồn tại không xác định vào cuối bộ phim.

Diễn viên lồng tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vậtDiễn viên lồng tiếng Nhật Bản[15]Diễn viên lồng tiếng Anh

(Electric Media/Kodansha/Streamline, 1989)[16]
Diễn viên lồng tiếng Anh

(Animaze/Pioneer-Geneon, 2001)[17]
Kaneda ShōtarōIwata MitsuoJimmy FlindersJohnny Yong Bosch
Shima TetsuoSasakiNozomuStanley Gurd Jr.Joshua Seth
KeiKoyama MamiDeanna Morris trong vai KayWendee Lee
Đại tá ShikishimaIshida TarōAnthony MozdyJames Lyon
Tiến sĩ ŌnishiSuzuki MizuhoLewis LemaySimon Isaacson
Ryūsaku (Ryu)Genda TetsushoDrew Thomas trong vai RoyRobert Wicks
Kiyoko (Số. 25)Itō Fukue (Ito Sachie)Marilyn LaneSandy Fox
Takashi (Số. 26)Nakamura TatsuhikoBarbara LarsenCody MacKenzie
Masaru (Số. 27)Kamifuji Kazuhiro (Kando Kazuhiro)Bob Berger
KaoriFuchizaki YurikoBarbara LarsenMichelle Ruff
YamagataŌkura MasaakiAnthony Mozdy trong vai YamaDylan Tully
Kaisuke (Kai)Kusao TakeshiBob BergerAnthony Pulcini (Tony Sarducci)
NezuŌtake HiroshiAnthony MozdyRay Michaels
Khủng bố 1Hirano MasatoLewis LemayDavid Lucas
Khủng bố 2Kishino YukimasaBurt WaltersMichael McConnohie
ShimazakiKishino YukimasaAnthony MozdyRobert Axelrod
Hội đồng Đại tá LiaisonKitamura KōichiLewis LemayAlfred Thor
Watanabe EiichiArakawa TarōBob BergerChristopher Mathewson
Kuwata MitsuruKishino YukimasaAnthony MozdyJonathan C. Osborne
Takeyama YūjiHirano MasatoStanley Gurd Jr.Henry Douglas Grey
Fan cuồngFujii Kayoko
Toyoshima Masami
Ôno Yuka
Deanna Morris
Barbara Larsen
Julie Phelan
Jean Howard
Patricia Ja Lee
Bambi Darro
Quý bà MiyakoKitamura KōichiDrew ThomasWilliam Frederick
Thanh traIkemizu MichihiroBob BergerSteve Cannon
Quân độiTanaka KazumiDrew ThomasRafael Antonio Oliver
Nhân viên pha chế HarukiyaAkimoto YōsukeAnthony MozdyIvan Buckley
Ủy banKishino Yukimasa
Katô Masayuki
Hirano Masato
Arakawa Taro
Ikemizu Michihiro
Jimmy Flinders
Lewis Lemay
Barbara Larsen
Drew Thomas
Stanley Gurd, Jr.
Bob Berger
G. Gordon Baer
Dan Lorge
Bob Papenbrook
Michael Sorich
Doug Stone
George C. Cole

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, phim nhận 90% điểm đồng thuận dựa trên 48 bài đánh giá, đạt số điểm trung bình là 7,62/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng: "Akira đẫm máu và bạo lực một cách khủng khiếp, nhưng hiệu ứng hoạt hình dị thường và động năng tuyệt đối của nó đã góp phần thiết lập tiêu chuẩn cho anime hiện đại."[18]

Bamboo Dong của Anime News Network khen ngợi DVD của Phiên bản Giới hạn vì phụ đề tiếng Anh được "dịch một cách xuất sắc" và phần lồng tiếng Anh đáng được tuyên dương, "bản dịch tiếng Anh được dịch rất sát và các diễn viên lồng tiếng lồng cảm xúc vào trong lời thoại".[19] Raphael See của THEM Anime tán dương "những hiệu ứng đặc biệt đáng kinh ngạc và hoạt hình rõ ràng, sắc nét" của bộ phim.[20] Chris Beveridge nhận xét về hiệu ứng âm thanh tiếng Nhật, điều này mang đến "âm trường chuyển tiếp phát huy hiệu quả khi cần thiết. Đối thoại được bố cục hợp lý, với một số thời điểm quan trọng được định hướng sử dụng một cách hoàn hảo".[21] Janet Maslin của The New York Times khen ngợi các hình vẽ nghệ thuật của Otomo, nói rằng "các bức họa của Neo-Tokyo về đêm rất phức tạp và chi tiết đến mức tất cả các cửa sổ của từng tòa nhà chọc trời khổng lồ đều có vẻ gì đó khác biệt. Và những phong cảnh đêm này rực sáng với màu sắc tinh tế, rực rỡ ".[22] Richard Harrison của The Washington Post nhận xét về nhịp độ của bộ phim, nói rằng tác giả "đã rút gọn nguyên tác của truyện tranh để đảm bảo tính mạch lạc, mặc dù nó có một chút yếu tố không trọn vẹn của "Back to the Future phần II" đối với câu chuyện. Điều đó hầu như không quan trọng, vì bộ phim chuyển động với động năng mà bạn sẽ cảm thấy gắn bó với nó như thể nó là cuộc đời bạn".[23]

Variety khen ngợi "thiết kế chi tiết và giàu trí tưởng tượng của tương lai với hiệu ứng Dolby bùng nổ trên nhạc nền" nhưng chỉ trích "hình vẽ chuyển động của con người hơi cứng".[24] Kim Newman của Empire khen ngợi "hoạt ảnh sáng rực, không có bất cứ một cảnh nào được máy tính hỗ trợ".[25] Dave Kehr của Chicago Tribune hoan nghênh "ý tưởng phim hoạt hình đặc sắc của Otomo: Phương tiện giao thông chạy để lại những vệt sáng mỏng cũng như rồ ga suốt cả đêm, và chuỗi những giấc mơ đã sử dụng tốt mọi khả năng của môi trường trung gian để tạo ra tầng tầng lớp lớp hỗn loạn và góc nhìn bị bóp méo".[26] Helen McCarthy của 500 Essential Anime Movies tuyên bố rằng anime "vẫn tươi mới và thú vị, dễ dàng giữ vững vị thế của nó so với các sản phẩm của hai thập kỷ có sự tiến bộ kỹ thuật vượt bậc". Trong khi đó, vào tháng 2 năm 2004, Dan Persons của Cinefantastique đã liệt bộ phim vào danh sách "10 Phim Hoạt hình phải xem", chỉ đơn giản đề cập là "bộ phim đã thay đổi mọi thứ."[27]

Ảnh hưởng của bộ phim[sửa | sửa mã nguồn]

Akira hiện được coi là một trong những bộ phim hoạt hình điện ảnh hay nhất mọi thời đại và đã thúc đẩy sự phổ biến phim hoạt hình điện ảnh ở Mỹ và nói chung, bên ngoài Nhật Bản nói riêng. Nó vẫn được ngưỡng mộ vì hình ảnh đặc biệt của nó. Trong cuộc bình chọn năm 2005 của Channel 4 về 100 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại bao gồm cả điện ảnh và truyền hình, Akira đứng ở vị trí thứ 16.[28] Trong danh sách 500 phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Empire, Akira đứng ở vị trí thứ 440.[29] Nó cũng một lần nữa xuất hiện trong danh sách 100 Bộ phim hay nhất của điện ảnh thế giới của tạp chí Empire.[30] IGN cũng xếp nó vị trí thứ 14 trong danh sách 25 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại.[31] Anime Akira cũng lọt vào danh sách 5 DVD anime hàng đầu của tạp chí TIME.[32] Bộ phim cũng xếp thứ 16 trong danh sách 50 phim hoạt hình điện ảnh hay nhất của Time Out [33] và đứng thứ 5 trong danh sách 50 bộ phim hoạt hình điện ảnh hay nhất của Total Film.[34] Bộ phim đã được tạp chí Wizard's Anime xếp hạng nhất trong danh sách "50 Anime hàng đầu được phát hành tại Bắc Mỹ" vào năm 2001.[35] Nó được xếp thứ 4 trong danh sách "10 Phim hoạt hình hay nhất dành cho người lớn" của The Hollywood Reporter năm 2016.[36] Roger Ebert của Chicago Sun-Times đã chọn Akira là "Video được chọn trong tuần" vào năm 1992[37] trên Siskel & Ebert and the Movies.

Akira cũng được coi là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại. Nó được xếp thứ 22 trong danh sách các bộ phim khoa học viễn tưởng và kỳ ảo hay nhất theo The Guardian,[8] và được tích hợp trong danh sách 50 bộ phim khoa học viễn tưởng hay nhất của Film4,[9] và đứng thứ 27 trong danh sách 50 bộ phim khoa học viễn tưởng của Complex.[10] Phelim O'Neill của The Guardian đã so sánh tầm ảnh hưởng của Akira đến thể loại khoa học viễn tưởng với hai bộ phim Blade Runner2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick.[14] Akira được coi là một bộ phim mang tính bước ngoặt của thể loại cyberpunk, đặc biệt là thể loại cyberpunk Nhật Bản.[11] Viện phim Anh mô tả Akira đã đặt nền móng cho thể loại cyberpunk, cùng với Blade RunnerNeuromancer.[38] Rob Garratt của South China Morning Post gọi Akira là một trong những "ảo mộng của khoa học viễn tưởng có tầm ảnh hưởng nhất từng được hiện thực hóa" trên màn ảnh, sánh ngang với tầm ảnh hưởng của Blade Runner.[39] Akira cũng được ghi nhận là bước đột phá của phim hoạt hình dành cho người lớn, chứng minh cho khán giả toàn cầu thấy rằng hoạt hình không chỉ là sản phẩm dành cho trẻ em.[12]

Akira được nhiều nhà phê bình coi là một bộ phim hoạt hình mang tính bước ngoặt, một bộ phim có tầm ảnh hưởng nhiều đến nghệ thuật trong thế giới anime sau khi được phát hành. Nhiều họa sĩ minh họa trong ngành công nghiệp manga cho rằng bộ phim có ảnh hưởng quan trọng.[40] Chẳng hạn, mangaka Kishimoto Masashi hồi tưởng lại cảm giác bị mê hoặc bởi phong cách nghệ thuật của áp phích bộ phim và muốn bắt chước phong cách đó của Otomo Katsuhiro.[41] Bộ phim đã có một tác động đáng kể đến văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Bộ phim đã mở đường cho sự phổ biến của anime cũng như văn hóa đại chúng Nhật Bản tới phương Tây. Akira được coi là tiền thân của làn sóng cộng đồng người hâm mộ anime thứ hai bắt đầu vào đầu những năm 1990 và đã thu hút được sự quan tâm của người hâm mộ cuồng nhiệt kể từ đó. Nó được ghi nhận là đã thiết lập bối cảnh cho hàng loạt thương hiệu anime đình đám như Pokémon, Dragon BallNaruto trở thành hiện tượng văn hóa toàn cầu.[12][13] Theo The Guardian, "bộ anime đình đám năm 1988 đã dạy cho các nhà làm phim phương Tây những ý tưởng mới trong lối dẫn chuyện, và giúp các nhà làm phim hoạt hình phát triển".[42]

Akira đã có ảnh hưởng đến rất nhiều tác phẩm trong lĩnh vực hoạt hình, truyện tranh, điện ảnh, âm nhạc, truyền hình và trò chơi điện tử.[12][13] Nó đã truyền cảm hứng cho một làn sóng các tác phẩm cyberpunk của Nhật Bản, bao gồm loạt manga và anime như Ghost in the Shell, Battle Angel Alita, Cowboy Bebop, và Serial Experiments Lain,[11] các bộ phim người đóng Nhật Bản như Tetsuo: The Iron Man,[43] và các trò chơi điện tử như Snatcher của Kojima Hideo[44]Metal Gear Solid, và Final Fantasy VII của Squaresoft.[45] Bên ngoài Nhật Bản, Akira được coi là có tầm ảnh hưởng lớn đến các bộ phim Hollywood như Ma trận,[46] Dark City, Kill Bill,[47] Sức mạnh vô hình,[48] Looper[49] Kỵ sĩ bóng đêm,[50] Nhãn lực siêu nhiên, Inception, và Godzilla,[51] chương trình truyền hình như Batman Beyond, Cậu bé mất tích,[52] và các trò chơi điện tử như Switchblade của Core Design, loạt trò chơi Half-Life của Valve.[53][54]Remember Me của Dontnod Entertainment.[55] John Gaeta đã trích dẫn Akira là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho hiệu ứng viên đạn thời gian trong bộ phim Ma trận.[56] Akira cũng được ghi nhận là bộ phim có tầm ảnh hưởng đến thương hiệu điện ảnh Chiến tranh giữa các vì sao, bao gồm cả bộ ba phim tiền truyện và phim truyền hình và điện ảnh Clone Wars.[57] Todd McFarlane đã trích dẫn Akira là bộ phim có tầm ảnh hưởng đến loạt phim hoạt hình Spawn của HBO.[58] Akira cũng đã ảnh hưởng đến các tác phẩm của các nhạc sĩ như Kanye West, người đã bày tỏ lòng thầm kính đối với Akira trong video âm nhạc "Stronger", và Lupe Fiasco, album Tetsuo & Youth của ông được đặt theo tên của Shima Tetsuo.[59] Chiếc xe máy làm nên tên tuổi của Kaneda cũng xuất hiện trong bộ phim Ready Player One của Steven Spielberg,[60][61] và trò chơi điện tử Cyberpunk 2077 của CD Projekt.[62] Nhà phát triển trò chơi điện tử Deus Ex: Mankind Divided, Eidos Montréal cũng bày tỏ lòng thầm kính bằng áp phích của bộ phim xuất hiện trong trò chơi.[63]

Khi Tokyo được chọn đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020 trong quá trình đấu thầu năm 2013, một số bình luận viên cho rằng Akira đã dự đoán được sự kiện trong tương lai.[64][65] Năm 2017, Akira đã được giới thiệu trong một số chương trình quảng bá Olympic Tokyo.[66] Vào tháng 2 năm 2020, trong Đại dịch COVID-19 và 147 ngày trước Thế vận hội, một cảnh ở Akira kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội 2020 (147 ngày trước sự kiện) đã dẫn đến một xu hướng truyền thông xã hội kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội 2020.[67][68][69] Thế vận hội mùa hè cuối cùng đã bị hoãn lại đến năm 2021, thay vì bị hủy bỏ hoàn toàn.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, Akira giành giải Màn bạc tại Liên hoan phim Amsterdam Fantastic.[70]

Akira là một trong bốn bộ phim được đề cử cho giải thưởng "Phim hoạt hình hay nhất" tại Lễ trao giải American Anime Awards năm 2007, nhưng nó đã thất bại trước Final Fantasy VII: Advent Children.

Johnny Yong Bosch, diễn viên lồng tiếng của Kaneda trong bản lồng tiếng Anh của Pioneer, đã được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho hạng mục Phim hài tại American Anime Awards, nhưng lần lượt để thua hai diễn viên lồng tiếng NarutoPersonaVic MignognaDave Wittenberg.[71][72]

Trò chơi điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1988, Taito phát hành một trò chơi phiêu lưu Akira cho Famicom độc quyền tại Nhật Bản.[73] Một trò chơi Akira khác cho nền tảng Atari Jaguar,[74][75] Super NES, GenesisSega CD đã từng được phát triển, nhưng đã bị hủy cùng với triển vọng của một tựa Akira khác cho máy chơi game cầm tay Game BoyGame Gear.[76] International Computer Entertainment đã sản xuất một trò chơi điện tử dựa trên Akira cho nền tảng AmigaAmiga CD32 vào năm 1994.[77] Cùng với việc phát hành DVD vào năm 2002, Bandai đã phát hành Akira Psycho Ball, một trình mô phỏng pinball cho PlayStation 2.[78]

Phim người đóng chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 2002, Warner Bros. đã mua lại bản quyền để tạo ra một phiên bản phim người đóng của Akira như một thỏa thuận bảy con số.[79][80] Tuy nhiên, việc làm lại phim người đóng đã phải trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình sản xuất, với ít nhất năm đạo diễn và mười nhà biên kịch khác nhau lần lượt tham gia và rời khỏi dự án.[81][82] Đến năm 2017, Taika Waititi được chỉ định làm đạo diễn cho bộ phim người đóng chuyển thể. Warner Bros. đã lên lịch phát hành bộ phim vào ngày 21 tháng 5 năm 2021,[83] và quá trình quay phim được lên kế hoạch bắt đầu tại California vào tháng 7 năm 2019.[84] Tuy nhiên, Warner Bros. đã tạm dừng vô thời hạn tác phẩm ngay trước khi khởi quay vì Waititi đã chọn đạo diễn cho bộ phim Thor: Love and Thunder, phần tiếp theo của Thor: Tận thế Ragnarok mà ông cũng đã đạo diễn.[85]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Harding, Daryl. “Akira Anime Film Producer Corrects 30-Year Fact on How Much the Groundbreaking Film Cost to Make”. Crunchyroll News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “Official exchange rate (LCU per US$, period average) - Japan”. World Bank. 1988. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Harding, Daryl. “Akira Anime Film Producer Corrects 30-Year Fact on How Much the Groundbreaking Film Cost to Make”. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ a b Có thể hiểu là "băng nhóm xe máy" kiểu Nhật Bản.
  5. ^ Blanc, Michelle Le; Odell, Colin (2014). Akira. Macmillan International Higher Education. tr. 49. ISBN 978-1-84457-809-2. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ “Akira as #1 anime movie”. Movie Cricket. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2011.
  7. ^ “Ten best anime movies of all time”. Screen Junkies. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ a b O'Neill, Phelim (21 tháng 10 năm 2010). “Akira: No 22 best sci-fi and fantasy film of all time”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ a b “Akira”. Top 50 Science Fiction Films. Film4. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ a b Barone, Matt (8 tháng 6 năm 2011). “27. Akira (1988)”. The 50 Best Sci-Fi Movies. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  11. ^ a b c “What is cyberpunk?”. Polygon. 30 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ a b c d e 'Akira' Is Frequently Cited as Influential. Why Is That?”. Film School Rejects. 3 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ a b c “How 'Akira' Has Influenced All Your Favourite TV, Film and Music”. VICE. 21 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2017.
  14. ^ a b O'Neill, Phelim (24 tháng 6 năm 2011). “Akira – review”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ Hughes, David (2003). Comic Book Movies. Virgin Books. tr. 27. ISBN 0-7535-0767-6.
  16. ^ “Akira (movie)”. CrystalAcids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  17. ^ “Akira (movie)”. CrystalAcids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  18. ^ Akira (1998)”. Rotten Tomatoes. Fandango. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  19. ^ Dong, Bamboo. “Akira Limited Edition Metal DVD Case”. Anime News Network. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  20. ^ See, Raphael. “Akira”. THEM Anime. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  21. ^ Beveridge, Chris (17 tháng 4 năm 2002). “Akira: Special Edition (& Limited Edition)”. Mania.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  22. ^ Maslin, Janet (19 tháng 10 năm 1990). “Akira (1988) Review/Film; A Tokyo of the Future In Vibrant Animation”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  23. ^ Harrison, Richard (25 tháng 12 năm 1989). 'Akira' (NR)”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  24. ^ “Review: 'Akira'. Variety. 31 tháng 12 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  25. ^ Newman, Kim (18 tháng 3 năm 2002). “Akira”. Empire. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  26. ^ Kehr, Dave (30 tháng 3 năm 1990). “Japanese Cartoon Akira Isn't One For The Kids”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  27. ^ Persons, Dan (February–March 2004). “The Americanization of Anime: 10 Essential Animations”. Cinefantastique. 36 (1): 48. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  28. ^ “Channel4 – 100 Greatest Cartoons”. Channel 4. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  29. ^ “The 500 greatest Movies of All Time”. Empire. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ “The 100 Best Films Of World Cinema”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  31. ^ “TOP 25 ANIMATED MOVIES OF ALL-TIME”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  32. ^ “5 Top Anime Movies on DVD”. Time. 31 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2011.(cần đăng ký mua)
  33. ^ “Time Out's 50 Greatest Animated Films – Part 4 – Time Out Film – Time Out London”. Time Out. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2011.
  34. ^ Simon,Kinnear, Josh, Winning (13 tháng 5 năm 2014). “50 Greatest Animated Movies”. Total Film. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 5 năm 2014.
  35. ^ “Wizard lists Top 50 Anime”. Anime News Network. 6 tháng 7 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  36. ^ “Critic's Picks: 10 Best Animated Films for Adults”. The Hollywood Reporter. 12 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  37. ^ Lent, John A. (2001). Animation in Asia and the Pacific. John Libbey. ISBN 978-1-86462-036-8. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018.
  38. ^ “30 years of Akira – teenage kicks, anime-style”. British Film Institute. 16 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019.
  39. ^ Garratt, Rob (17 tháng 11 năm 2019). “How Akira and Blade Runner predicted the neon urban ugliness of Tokyo and Hong Kong in 2019”. South China Morning Post. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  40. ^ “Akira – Movie Reviews, Trailers, Pictures – Rotten Tomatoes”. Uk.rottentomatoes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
  41. ^ Kishimoto, Masashi (2006). Naruto, Volume 10. Viz Media. tr. 157. ISBN 978-1-4215-0240-3.
  42. ^ “Akira: the future-Tokyo story that brought anime west”. The Guardian. 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
  43. ^ “Tetsuo: The Iron Man”. Mandiapple.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  44. ^ Hopper, Ben (20 tháng 2 năm 2001). “Great Games Snatcher”. GameCritics.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  45. ^ “Final Fantasy VII's Legacy Gets Everything About Final Fantasy VII Wrong”. Paste Magazine. 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019.
  46. ^ “200 Things That Rocked Our World: Bullet Time”. Empire. EMAP (200): 136. tháng 2 năm 2006.
  47. ^ “30 Years of Akira: The Triumph and Legacy of a Legendary Film”. Crunchyroll. 16 tháng 7 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  48. ^ Woerner, Meredith (2 tháng 2 năm 2012). “Chronicle captures every teen's fantasy of fighting back, say film's creators”. io9. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  49. ^ “Rian Johnson Talks Working with Joseph Gordon-Levitt on LOOPER, Hollywood's Lack of Originality, Future Projects and More”. Collider. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  50. ^ Osmond, Andrew (21 tháng 6 năm 2011). “Akira: The Story Behind The Film”. Empire. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
  51. ^ Lambie, Ryan (4 tháng 3 năm 2014). “Godzilla: 10 things we learned from Gareth Edwards”. Den of Geek. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  52. ^ Melissa, Leon (7 tháng 8 năm 2016). “Inside 'Stranger Things': The Duffer Bros. on How They Made the TV Hit of the Summer”. The Daily Beasts. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2017.
  53. ^ “Half-Life tiene varias referencias a Akira”. MeriStation (bằng tiếng Tây Ban Nha). Diario AS. 29 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  54. ^ “The most impressive PC mods ever made”. TechRadar. 14 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  55. ^ “FEATURE: "Life is Strange" Interview and Hands-on Impressions”. Crunchyroll. 28 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  56. ^ Steve, Silberman (1 tháng 5 năm 2003). “MATRIX2”. Wired. Lưu trữ bản gốc 23 tháng 8 năm 2020.
  57. ^ “THE CINEMA BEHIND STAR WARS: AKIRA”. StarWars.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2017.
  58. ^ McFarlane, Todd (1998). Todd McFarlane's Spawn 2 (Special features). HBO Home Video.
  59. ^ “Lupe Fiasco's 'Tetsuo & Youth' Avoiding Politics”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  60. ^ Francisco, Eric. 'Ready Player One' Anime Easter Eggs Include Gundam, Voltron and Much More”. inverse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2018.
  61. ^ Peters, Megan (25 tháng 4 năm 2018). “Steven Spielberg Reveals How Hayao Miyazaki Inspires Him”. ComicBook.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  62. ^ “Cyberpunk 2077 devs 'will be significantly more open'. PCGamesN. 12 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  63. ^ “Here's Some Spiffy Unused Deus Ex: Mankind Divided Art, Inspired by Akira”. Kotaku. 17 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  64. ^ McFarland, Kevin (9 tháng 9 năm 2013). “Akira predicted that the 2020 Olympics would be held in Tokyo”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
  65. ^ Ashcraft, Brian (27 tháng 9 năm 2013). “The 2020 Tokyo Olympics Were Predicted 30 Years Ago by Akira”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
  66. ^ Baseel, Casey (25 tháng 7 năm 2017). “The Tokyo Olympics might be taking its Akira anime connection too far【Video】”. Sora News 24. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  67. ^ 'Just Cancel it!' trending hard as coronavirus gets Olympic push from '88 anime 'Akira'. The Japan Times. 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  68. ^ Reidy, Gearoid (28 tháng 2 năm 2020). “30-Year-Old Anime Prediction Sparks Talk of Olympic Cancellation”. Bloomberg News. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  69. ^ 'Just Cancel it!' trending hard as coronavirus gets Olympic push from '88 anime 'Akira'. The Japan Times. 28 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 8 năm 2020.
  70. ^ Clarke, James (2012). Animated Films - Virgin Film (bằng tiếng Anh). Random House. tr. 76. ISBN 978-1-4481-3281-2.
  71. ^ "American Anime Awards Finalists Announced". Anime News Network. February 7, 2007. Retrieved May 9, 2015.
  72. ^ Lillard, Kevin. "American Anime Awards". Newtype USA. 6 (5) p. 20. May 2007. ISSN 1541-4817.
  73. ^ Review of the NES/Famicom game by Mobygames.com
  74. ^ Ripper, The (tháng 4 năm 1994). “Europa!”. GameFan. 2 (5): 136. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  75. ^ “Warpzone – Jaguar – Angekündigte Jaguar-Spiele”. Video Games. Future-Verlag (32): 32. tháng 7 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  76. ^ Szczepaniak, John (22 tháng 12 năm 2012). “Jim Gregory interview – AKIRA – SNES”. Hardcore Gaming 101. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
  77. ^ Review of the AmigaCD game by Mobygames.com
  78. ^ “Review of the Akira pinball simulator by Tothegame.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  79. ^ Brian, Linder (12 tháng 4 năm 2002). “Akira Hollywood Remake!?”. IGN. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 3 năm 2010.
  80. ^ Busch, Anita; Flemming, Mike (19 tháng 9 năm 2017). 'Akira' Back? 'Thor: Ragnarok' Helmer Taika Waititi In Talks”. Deadline Hollywood. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.
  81. ^ Marc, Christopher (6 tháng 4 năm 2017). “Akira: The Tortured History of the Unmade Live-Action Adaptation”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  82. ^ Kit, Borys (5 tháng 1 năm 2012). 'Akira' Production Offices Shut Down As Warner Bros. Scrutinizes Budget (Exclusive)”. The Hollywood Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  83. ^ Couch, Aaron (24 tháng 5 năm 2019). “Taika Waititi's 'Akira' Sets 2021 Release Date”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  84. ^ Patton, Dominic (2 tháng 4 năm 2019). “Leonardo DiCaprio Produced 'Akira' Scores In Latest CA Tax Credits Allocation”. Deadline Hollywood. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  85. ^ Kit, Borys (16 tháng 7 năm 2019). “Taika Waititi to Direct 'Thor 4' (Exclusive)”. The Hollywood Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Akira_(phim_1988)