Wiki - KEONHACAI COPA

Vũ Tá Lý

Vũ Tá Lý hay Võ Tá Lý (? - ?) là tướng lĩnh thời Lê mạt trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Tá Lý quê ở làng Hà Hoàng, tổng Thượng Thất, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An, nay thuộc thị trấn Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh,[1] là con trai thứ tám của Hà quận công Vũ Tá Hán, em của Nham quận công Vũ Tá Bảng. Vũ Tá Lý được phong làm Thể quận công, thường gọi là Quận Thể.[2]

Từ năm 1737, ở Đàng Ngoài nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy. Năm 1739, Đỗ Tế khởi nghĩa ở châu Sơn Dương, Nho Bồng khởi nghĩa ở huyện Phượng Nhãn. Năm 1740, Vũ Tá Lý được chúa Trịnh Doanh trao chức Chinh tây đại tướng quân, đem quân trấn áp, bắt được Tế và Bồng ở huyện Yên Lạc.[3][4] Bộ tướng của Tế, Bồng là Nguyễn Danh Phương rút về Tam Đảo mưu đồ khôi phục.[5] Vũ Tá Lý được cùng với Đốc lãnh Trần Đình Miên, Bồi tụng Nguyễn Bá Lân đem quân đi Sơn Tây đánh Hoàng Công Chất.[2]

Không rõ hậu sự của Vũ Tá Lý.

Thờ phụng[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Tá Lý cùng các tướng lĩnh trong dòng họ được phối thờ ở miếu Quan Quận. Miếu được xây năm 1909, từng bị phá hủy và được khôi phục năm 2012.[1]

Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền, khi đánh Nguyễn Hữu CầuSơn Nam, Vũ Tá Lý bị trúng đạn vào một bên mắt. Ông liền móc mắt ra nuốt để khơi dậy sĩ khí, được so với Hạ Hầu Đôn trong Tam quốc diễn nghĩa. Để lại phương ngôn: Người Nghệ An, gan Thạch Hà. Tuy nhiên, theo Nghệ An ký, người thực hiện hành động trên là Vũ Tá Sắt, một tướng lĩnh đồng tộc sống cùng thời với Vũ Tá Lý.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Phong Linh (8 tháng 5 năm 2016). “Những dòng họ võ tướng nổi tiếng Hà Tĩnh”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ a b c Quốc Tiệp (7 tháng 2 năm 2019). “Đâu chỉ Hạ Hầu Đôn thời Tam quốc, ở Đại Việt cũng có dũng tướng bị thương, nuốt trọn con ngươi”. Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Nguyễn Kim Hưng; Ngô Thế Long (2012). Đại Việt sử ký tục biên. Gia Lai: Nhà xuất bản Hồng Bàng. tr. 178.
  4. ^ Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012). Địa chí Vĩnh Phúc. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 227.
  5. ^ Tiến Dũng (23 tháng 8 năm 2021). “Vĩnh Phúc: Di tích Chùa Cói xuống cấp sẽ được đầu tư tu bổ năm 2022”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_T%C3%A1_L%C3%BD