Wiki - KEONHACAI COPA

Tam Đảo

Tam Đảo
Tam Đảo và sông Hồng
Độ cao1591 m
Vị trí
Vị tríTam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
Phổ Yên, Đại Từ (Thái Nguyên)
Sơn Dương (Tuyên Quang)
Sóc Sơn (Hà Nội)
Tọa độ21°34′24″B 105°32′40″Đ / 21,573282°B 105,544326°Đ / 21.573282; 105.544326

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội và ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đỉnh cao nhất của dãy núi Tam Đảo nằm ở ranh giới của huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và huyện Đại Từ (Thái Nguyên), có độ cao tuyệt đối là 1.597 m.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Gọi là Tam Đảo (三島 | nghĩa là Ba Gò) vì dãy núi có ba khối nhỏ nổi bật ở phần giữa, vượt hẳn lên trên phần còn lại khi quan sát từ phía nam. Dân gian gọi ba đỉnh núi này là Thạch Bàn, Thiên ThịPhù Nghĩa[1]. Ba đỉnh này tuy không phải là đỉnh cao nhất của dãy núi, nhưng lại nổi bật và đặc trưng nhất, có thể nhìn thấy rõ từ nội thành Hà Nội vào những ngày trời trong.

Địa chất và thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng[2].

Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km[3], từ thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) tới xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suốithác nước. Thác Bạc có độ cao 50 m, nước xối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh. Càng lên cao, các loài cây lá kim càng nhiều. Loài cá cóc là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883ha nằm trọn trong dãy núi này. Ở Tam Đảo có nhiều tài nguyên khoáng sản, đáng kể nhất là thiếc.

Khí hậu và môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã). Cụ thể là:

Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù… có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18 - 19°C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 22 - 23°C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.

Tam Đảo nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.

Tam Đảo trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đỉnh của dãy Tam Đảo nhìn rõ từ bờ Hồ Tây, nội thành Hà Nội.

Theo sách An Nam chí lược chép vào thế kỷ 14: núi Tam Đảo thuộc phủ Tuyên Quang, ở địa phận huyện Tam Dương, có ba ngọn núi sừng sững nổi lên cao chót vót tận trời cùng với núi Tản Viên, hai ngọn đứng sững đối nhau, là danh sơn của nước Việt.

Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành "Thế tay ngai" trong luật phong thủy.

Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Tam Đảo (trên) và Ba Vì (dưới) nhìn từ Hà Nội một ngày trời trong.

Đến thế kỷ 18, Lê Quý Đôn chép rằng, núi Tam Đảo ở địa phận hai xã Lan Đình và Sơn Đình, huyện Tam Dương. Mạch núi này do khí thế cao cả của các núi ở xã Ký Phú, Huân Chu và Cát Nê thuộc huyện Phú Lương và Đại Từ trấn Thái Nguyên kéo đến. Đến đây đột khởi ba ngọn cao vót đến tận mây xanh, phía sau núi vách đá đứng sừng sững; đỉnh núi đất đá lẫn lộn, cây cối rậm rạp xanh tươi, nhiều cây hồi hương và cây quế, chân núi ở đằng trước, về bên tả có khe Giải Oan, tức thượng lưu sông Sơn Tang, huyện An Lạc, từ khe Giải Oan này chảy xuống Sơn Tang, qua Hương Canh, chảy ra Nam Viên rồi vào sông Nguyệt Đức, ở giữa ngọn núi gọi là núi Kim Thiên, cao chót vót, ghềnh thác không biết bao nhiêu mà kể.

Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm, không thấy đáy, sườn núi có chùa Tây Thiên cổ tự, tre xanh thông tốt, trên núi cao có chùa Đồng Cổ, lên xuống phải mất hai ngày. Từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi, đến hồ sen, nước xanh biếc,trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa, hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên trái gọi là suối Bạc, bên phải là suối Vàng. Chùa bên phải gọi là chùa Địa ngục (Địa ngục tự), suối từ trong khe cửa chảy ra, sắc nước trông như vàng, suối Vàng, suối Bạc hợp lưu ở trước hồ Sen, quanh co chảy xuống rồi hợp lưu với khe Giải Oan. Từ bên hồ đi qua hai dặm, lại theo từng đợt mà lên, khoảng nửa dặm đường lại bằng phẳng, thành đá đứng sững, ở giữa có ba nền bằng đất rất dài, lại có tám tòa đá vuông đừng sững trông như dáng bát bộ kim cương. Từ đây lên mấy dặm nữa, lại thấy chùa Đồng.[4]

Thị trấn Tam Đảo

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trên dãy Tam Đảo có những di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiênđền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu thuộc khu di tích và danh thắng Tây Thiên. Theo thần thoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là do linh khí của núi rừng Tam Đảo hun đúc mà nên. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã lên Tam Đảo và xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ. Tổng cộng có 163 ngôi biệt thự kiến trúc châu Âu đã được xây dựng. Ngày nay, một số đã đổ nát. Tam Đảo là một khu du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh dãy Tam Đảo nhìn từ cầu Nhật Tân

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tuyến Quốc lộ 2”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2007. Gọi là Tam Đảo vì trên dãy núi đó có ba đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa giống như ba hòn đảo nổi lên giữa biển mây Chú thích có tham số trống không rõ: |accessmonthday= (trợ giúp)
  2. ^ Đá ở núi Tam Đảo Lưu trữ 2010-02-27 tại Wayback Machine, Xuân Nghiêm, 29 tháng 7 năm 2004
  3. ^ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
  4. ^ Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, trang 339

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_%C4%90%E1%BA%A3o