Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Đạo Tái

Trần Đạo Tái
陳道載
Tông thất hoàng gia Việt Nam
Thông tin chung
Phối ngẫuBảo Tư Công chúa
Hậu duệ
Tên húy
Trần Đạo Tái
Tước hiệuVăn Túc vương (文肅王)
Triều đạiNhà Trần
Thân phụTrần Quang Khải
Thân mẫuPhụng Dương công chúa

Trần Đạo Tái (Chữ Nho: 陳道載[1]; ? – ?), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đạo Tái là con trai thứ của Chiêu Minh vương Trần Quang Khải (1241 – 1294), và là cháu nội của Trần Thái Tông. Ông được triều đình phong tước Văn Túc vương.[2]

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đạo Tái từ nhỏ đã nổi tiếng với tài năng văn học.[2] Lời minh văn bia Phụng Dương Công chúa thần đạo bi khen ông là "người tài văn có thể giúp cho chính sự đương thời, tài võ có thể dẹp yên loạn nước".[3] Năm 14 tuổi, Trần Đạo Tái xin được đi thi và đỗ giáp khoa.[4] Năm 1291, ông làm chủ tang cho mẹ mình là Phụng Dương công chúa.[5]

Quan hệ giữa Trần Đạo Tái và vua Trần Nhân Tông rất thân thiết, hơn hẳn các anh em họ khác. Năm 1294, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đến Hành cung Vũ Lâm, cùng Tuyên Từ thái hậu ngồi thuyền nhỏ vào tham quan hang đá, chỉ mời mỗi ông lên thuyền ngồi. Trước khi xuất gia, Thái thượng hoàng mở tiệc mời riêng ông vào điện Dưỡng Đức, cung Thánh Từ.[2] Đến khi Thượng hoàng xuất gia ở am Ngọa Vân, ông nói: Chí thượng đi chân trần khắp núi sông, ta đã không thể đi theo, lòng nào lên xe xuống ngựa? Từ đó cho đến khi mất ông chỉ đi bộ.[4]

Văn Túc vương Trần Đạo Tái lấy con gái thứ tư của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc KhangBảo Tư công chúa, có một con trai là Thái bảo Trần Văn Bích.[3] Ông được dự kiến là sẽ làm Tể tướng nhưng không may mất sớm.[4] Đại Việt sử ký toàn thư viết là "trời không cho sống lâu"[2], còn Nam Ông mộng lục thì viết là "không may chết khi đoản mệnh", tức khi mất ông chưa quá 30 tuổi.[4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đạo Tác sáng tác nhiều thơ văn, nhưng hầu hết đã thất lạc, chỉ còn một bài thơ Thị thượng hoàng yến được chép lại trong Toàn thưNam Ông mộng lục.[6]

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ba thế hệ Trần Đạo Tái, Trần Văn Bích cùng Trần Nguyên Đán được sử sách khen ngợi, cho rằng đây là nhờ đức trạch của Chiêu Minh vương.[2]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Nam Định.[7]

Tiểu thuyết Nổi trống triều Trần của tác giả Trần Bảy có tình tiết Văn Túc vương Trần Đạo Tái theo cha đánh giặc Nguyên.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quốc sử quán, Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư.
    • Hoàng Văn Lâu; Hà Văn Tấn (1998). Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
  • Viện Văn học (1983). Thơ văn Lý - Trần, Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 6, Trần kỷ.
  2. ^ a b c d e Hoàng Văn Lâu & Hà Văn Tấn 1998, tr. 71–73
  3. ^ a b Viện Văn học 1983, tr. 444–450
  4. ^ a b c d Hồ Nguyên Trừng, Nam Ông mộng lục, thiên 17, Cảm kích đồ hành.
  5. ^ Trần Hồng Đức (20 tháng 6 năm 2018). “Ai là nàng công chúa "vượng phu ích tử" nhà Trần?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Viện Văn học 1983, tr. 555–556
  7. ^ a b Minh Thuận (21 tháng 10 năm 2016). “Đường phố Thành Nam: Phố Trần Đạo Tái”. Báo Nam Định. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%E1%BA%A1o_T%C3%A1i