Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Văn Bích

Trần Văn Bích
陳文壁
Tông thất hoàng gia Việt Nam
Thông tin chung
Tên húy
Trần Văn Bích
Tước hiệuThượng vị Uy Túc hầu (上位威肃侯)
Uy Túc công (威肃公)
Triều đạiNhà Trần
Thân phụTrần Đạo Tái

Trần Văn Bích (Chữ Nho: 陳文壁 hay 陳文璧; ? – ?), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.[1]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Bích là con trai đầu của Văn Túc vương Trần Đạo Tái, và là cháu nội của Chiêu Minh vương Trần Quang Khải.[2] Trần Đạo Tái được sử sách ghi lại mất sớm, chưa rõ năm nào.[3]

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 (ÂL) năm Giáp Ngọ (1294), Trần Văn Bích được phong tước Thượng vị Uy Túc hầu. Cùng năm thì ông nội Chiêu Minh vương qua đời.[2]

Mùa xuân, tháng Giêng (ÂL) năm Tân Sửu (1301), Trần Văn Bích lúc này mang tước Uy Túc công, được vua gả công chúa Thiên Trân, ban chức Phò ký lang.[4]

Mùa đông, tháng 11 (ÂL) năm Kỷ Dậu (1309), Thiên Trân mất, Uy Túc công khóc lóc lăn lộn trên mặt đất, phải nhờ người đỡ mới có thể ra tiếp vua Trần Anh Tông đến đưa ma. Ai cũng cho rằng Uy Túc công sẽ không lấy vợ khác, nhưng rồi ông lại lấy công chúa Huy Thánh.[5] Sau đó không rõ vì sao mà Huy Thánh trở thành vợ của vua Trần Minh Tông.[6][7]

Tháng 4 (ÂL) năm Giáp Tý (1324), Uy Túc công Văn Bích được vua Trần Minh Tông trao chức Nhập nội Phụ quốc Thái bảo thay Chiêu Hoài hầu Trần Hiện, cùng Thượng tể Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn, Thái sư Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Tư đồ Văn Huệ công Trần Quang Triều quản lý triều chính.[6]

Không rõ Uy Túc công Trần Văn Bích mất năm nào. Chức Thái bảo được truy tặng cho Trương Hán Siêu vào năm 1354 nên có khả năng Trần Văn Bích mất trước đó.

Nhân cách[sửa | sửa mã nguồn]

Ba thế hệ Trần Đạo Tái, Trần Văn Bích cùng Trần Nguyên Đán được sử sách khen ngợi, cho rằng đây là nhờ đức trạch của Chiêu Minh vương.[2]

Uy Túc công quan niệm rằng khi dạy các hoàng tử thì chỉ nên nêu gương tốt, không nên nói tới những gương xấu để có người bắt chước.[a] Tuy nhiên, quan điểm này bị Thượng hoàng Trần Anh Tông phản bác.[b][8]

Hành động trong đám tang vợ của Uy Túc công thường được đối chiếu với Văn Huệ công. Hai người đều mất vợ và đều được vua đến thăm hỏi. Nhưng Uy Túc khóc thảm thiết, rồi bất chấp luật lệ[c] để lấy vợ mới trước sự kinh ngạc của người đương thời; còn Văn Huệ thì mặt ngoài bình tĩnh không thể hiện buồn đau, nhưng lại tu hành đến hết đời.[5]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần đánh giá: Uy Túc công đi lấy vợ khác, đó cũng là sự thường, chẳng thể coi là lỗi. Văn Huệ công đi tu, ấy cũng chẳng phải là điều hay, vì xét ra, chùa chiền đâu chỉ để riêng đón những người góa vợ tới tu hành. Cái đáng bàn là ở đời, chớ nhìn sự việc một cách hời hợt để rồi đoán già đoán non. Lỗi có chăng chính là ở những kẻ vô công rồi nghề, chuyên đàm tiếu những điều mà chính họ cũng không hay biết gì cả.[9]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Toàn thư thì Chương Túc hầu Trần Nguyên Đán là chắt của Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Có thể hiểu Trần Nguyên Đán là con trai của Trần Văn Bích.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thái bảo Uy Túc Văn Bích nói: Xét bàn nhân vật để dạy hoàng tử, chỉ nên nhắc tới người thiện, còn kẻ ác hãy bỏ chớ bàn đến, sợ các hoàng tử nghe được, có thể sẽ có người bắt chước.[8]
  2. ^ Thượng hoàng nói: Thiện ác đều phải nêu để đối chiếu, không thể bỏ một bên nào. Nếu con ta quả là hiền, thì nghe điều thiện tất phải theo mà học tập, nghe điều ác tất phải ghét mà tránh xa; thiện, ác đều có thể làm gương được cả. Nếu (con ta) không hiền, thì đợi gì thấy kẻ ác rồi mới làm điều ác? Như Thái Khang thất đức, là bởi các vua trước chơi bời mà bắt chước hay sao? Tùy Dượng Đế luôn mồm nói đến Nghiêu, Thuấn, nhưng mọi việc làm của ông ta thì lại như Kiệt, Trụ, có phải là ông ta thấy điều thiện mà bắt chước hay sao.[8]
  3. ^ Lệ cũ: Những người lấy công chúa, nếu mất mất hay bỏ nhau, thì đều không được lấy vợ khác, nếu có lén lấy vợ khác, thì phải giấu giếm vụng trộm.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 6, Trần kỷ.
  2. ^ a b c Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 71–73
  3. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 73
  4. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 85
  5. ^ a b c Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 94
  6. ^ a b Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 109
  7. ^ ND (31 tháng 8 năm 2016). “Cái giá của sai lầm”. Báo Bình Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ a b c Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 115
  9. ^ Nguyễn Khắc Thuần (7 tháng 10 năm 2011). “Lòng chung thủy của Uy Túc Công và Văn Huệ Công”. Tạp chí Quê Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_B%C3%ADch