Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Đĩnh

Trần Đĩnh tên thật là Trần Kim Đĩnh (9 tháng 5 năm 1930 - 12 tháng 5 năm 2022)[1] là nhà báo của tờ Sự Thật từ khi tờ báo của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác này được thành lập với vai trò Tổng biên tập của Trường Chinh. Trần Đĩnh tự nhận mình là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, ngoài ra còn viết hồi ký cho Nguyễn Đức Thuận, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm.[2], tuy nhiên không có tài liệu nào chứng minh cho tuyên bố này của Trần Đĩnh. Trong cuốn hồi ký của mình, Trần Đĩnh lại nói khác, ông tự nhận là được tờ báo giao nhiệm vụ viết tiểu sử (chứ không phải là hồi ký) cho Hồ Chí Minh với nhuận bút 400 đồng[3], như vậy chính những lời tuyên bố của Trần Đĩnh lại tự mâu thuẫn với nhau.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 9 tháng 5 năm 1930 tại Hải Hưng.

Trần Đĩnh tham gia Việt Minh vào năm 1946 lúc mới 16 tuổi, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Tháng 12 năm 1945 do hoàn cảnh lịch sử, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với cơ quan ngôn luận của nó là tờ Cờ Giải Phóng, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ra đời và xuất bản tờ báo Sự Thật. Năm 1949, Trần Đĩnh lên chiến khu và được điều về viết cho tờ báo này. Sau đó, ông được đưa qua học 5 năm tại Đại học Bắc Kinh, từ 1955 cho tới 1959.[2]

Trần Đĩnh tự nhận mình là người chấp bút tiểu sử của Hồ Chí Minh và tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm.[2], nhưng không có tài liệu nào chứng minh cho tuyên bố này.

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương chống xét lại, tức là chống lại chủ trương sống chung hoà bình do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đưa ra, Trần Đĩnh tự nhận là mình ủng hộ lập trường của Khruschev và chống tư tưởng Mao, nên bị ghép vào tội "chống đảng". Mặc dù không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu, hay như những người khác như Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, hoặc phải sống lưu vong như Nguyễn Minh Cần..., ông phải đi cải tạo lao động. Sau đó tuy ông được làm báo trở lại nhưng có nhiều hạn chế như:"

  • 1) Không được ký tên Trần Đĩnh,
  • 2) Chỉ viết về sản xuất nông nghiệp. Không được viết về các anh hùng, chiến sĩ thi đua và cán bộ cấp cao, bởi lẽ không đủ tư cách tiếp cận các vị này.
  • 3) Không được gần thanh niên, "bởi lẽ sẽ đầu độc họ"[4]

Sau khi đất nước thống nhất, do tiếp tục viết bài chống đường lối của Đảng, năm 1976 Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.[5]

Trần Đĩnh tuyên bố mình là một người "yêu chuộng tự do dân chủ", ủng hộ những nhân vật bất đồng chính kiến chống chính phủ Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu...[5]

Trần Đĩnh qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào 12 Tháng 5 năm 2022, hưởng thọ 92 tuổi. [1]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hồi ký Đèn cù (ấn hành hồi năm 2014 tại Mỹ bởi Người Việt Books), Trần Đĩnh tự nhận mình chấp bút hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, viết năm 1965, kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện này để tuyên truyền cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang tại miền Nam.[6]. Vũ Thư Hiên trong hồi ký Đêm giữa ban ngày có đề cập đến Trần Đĩnh là người "ghi chép" cuốn hồi ký Bất khuất cho Nguyễn Đức Thuận[7].

Đèn cù, thể loại hồi ký, xuất bản năm 2014 tại Mỹ (nhà xuất bản Người Việt books), viết về các nhân vật nổi tiếng thời chiến tranh Đông Dương như Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Trường Chinh cũng là người thầy dạy ông viết báo.[6][8] Trần Đĩnh tuyên bố tác phẩm này của mình đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, bao gồm các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ Hồ Chí Minh, tới Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ.[9] Tuy nhiên, nhiều người đã chỉ ra những chi tiết mà Trần Đĩnh bịa đặt trong cuốn sách nhằm vu khống những nhà lãnh đạo này, ví dụ như[10]:

  • Sách viết Phan Đăng Tài là cha ông Phan Đăng Lưu, chết trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1953. Sự thực thì Phan Đăng Tài là anh trai Phan Đăng Lưu, vào ông Tài tới thập niên 1980 mới mất.
  • Trần Đĩnh tuyên bố đã chứng kiến Phan Kế An ngày ngày đến vẽ tranh cho Cụ Hồ, qua đó chứng kiến những chuyện đời tư của Hồ Chí Minh. Sự thực thì các bức vẽ được Phan Kế An hoàn thành vào tháng 11/1948, trong khi Trần Đĩnh tới năm 1949 mới lên chiến khu, như vậy tình tiết này hoàn toàn là bịa đặt.
  • Chương 7 nói về Công hàm Phạm Văn Đồng được gắn vào thời điểm Thép Mới tháp tùng Hồ Chí Minh đi thăm 10 nước XHCN (tức là năm 1956), sự thực thì Công hàm này tới năm 1958 mới có.
  • Trần Đĩnh tuyên bố “Võ Nguyên Giáp là con nuôi mật thám Pháp Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ o bế”, đây là điều bịa đặt vì đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa từng là con nuôi của bất kỳ người nước ngoài nào.
  • Trần Đĩnh viết "em gái ruột Võ Nguyên Giáp lấy trung tướng VNCH Nguyễn Ngọc Lễ, ngày 30-4-1975 bỏ Sài Gòn chạy sang Mỹ". Trần Đĩnh đã chép lại câu chuyện này từ một trang web chống nhà nước Việt Nam tại hải ngoại đăng tải năm 2013. Sự thực thì tướng Giáp chỉ có 1 em gái là bà Võ Thị Lài, bà làm nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và câu chuyện của Trần Đĩnh hoàn toàn là vu cáo.

Dịch giả[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài sáng tác, Trần Đĩnh còn là một dịch giả với những tác phẩm như Linh Sơn của Cao Hành Kiện, Ngầm của Murakami Haruki[11], bộ ba Thiên niên kỷ của Stieg Larsson...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Trần Đĩnh, tác giả 'Đèn Cù' qua đời ở Sài Gòn, thọ 93 tuổi”. Nguoi Viet Online (bằng tiếng Anh). 14 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù, RFA, 09.08.2014
  3. ^ Chương 14: “Tiểu sử Bác phát hành đầu tháng 5. Nhuận bút 900 đồng. Một món tiền rất to. Ai có một chỉ vàng khoảng mười sáu đồng đã ghê. Tôi được nhiều nhất: 400 đồng"
  4. ^ Đèn cù, trang 397, chương 34, nhà xuất bản Người Việt books
  5. ^ a b Đinh Quang Anh Thái - Phỏng vấn ông Trần Đĩnh (Tháng Bảy 2001), Diễn đàn Thế Kỷ, 07.08.2014
  6. ^ a b Ngô Nhân Dụng - Giới thiệu "ĐÈN CÙ, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng sản" của TRẦN ĐĨNH Lưu trữ 2014-09-05 tại Wayback Machine, Diễn đàn Thế Kỷ, 07 07.08.2014
  7. ^ Vũ Thư Hiên, sđd, chương 9
  8. ^ 'Đèn Cù là tiếng kêu đau' của tôi, BBC, 01.09.2014
  9. ^ 'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ' - BBC Vietnamese - Việt Nam”. Truy cập 6 tháng 9 năm 2014.
  10. ^ Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù - kỳ 1, 2, 3. Báo Công an nhân dân
  11. ^ “Đời là một đống những bí mật cỏn con...”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi ký
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%C4%A9nh