Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Parthia

Tiếng Parthia
Tiếng Pahlavi Arsacid
Pahlawānīg
Khu vựcParthia, Iran cổ
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtChữ Parthia khắc, chữ Mani
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xpr
Glottologpart1239[1]

Tiếng Parthia, còn gọi là tiếng Pahlavi Arsacid, với nội danh Pahlawānīg, là một ngôn ngữ Iran Tây Bắc cổ đại nay đã mất, từng hiện diện ở Parthia, một vùng miền đông bắc cổ Iran. Tiếng Parthia là ngôn ngữ nhà nước của đế quốc Parthia Arsacid (248 TCN – 224 CN), cũng như các triều đại phát nguyên ra gồm triều Arsacid của Armenia, triều Arsacid của Iberiatriều Arsacid của Albania Kavkaz.

Ngôn ngữ này để lại ảnh hưởng lớn lên tiếng Armenia, một ngôn ngữ mà phần lớn khối từ vựng vay mượn từ các ngôn ngữ Iran. Nhiều từ tiếng Parthia được giữ lại và giờ chỉ còn trong tiếng Armenia.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Parthia là một ngôn ngữ Iran Tây trung đại. Sự tiếp xúc ngôn ngữ làm nó chia sẻ vài đặc điểm với nhóm Đông Iran, dù những nét chung này được thể hiện chủ yếu ở từ mượn. Những đặc điểm này cũng còn sót lại trong từ mượn trong tiếng Armenia.[2]

Tiếng Parthia là một ngôn ngữ Ấn-Âu trong nhóm ngôn ngữ Iran Tây Bắc, trong khi tiếng Ba Tư trung đại, một ngôn ngữ nổi bật khác, thuộc nhóm ngôn ngữ Iran Tây Nam.[3][4]

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Parthia được viết bằng chữ Pahlavi, một hệ chữ có hai đặc điểm cốt yếu: một, bắt nguồn từ chữ Aram,[5] thứ chữ của quan cung Achaemenid (để viết tiếng Aram hoàng gia); hai, tần suất cao việc bắt gặp chữ Aram được sử dụng như chữ tượng ý hay tượng hình, tức là viết là chữ Aram nhưng âm đọc là của tiếng Parthia.

Tiếng Parthian là một ngôn ngữ của Satrapy ở Parthia, của triều đình Arsacid. Những văn kiện tiếng Parthia chính là vài bản khắc từ Nisa và Hecatompolis còn sót lại, văn bản Mani giáo, những bản khắc đa ngữ thời Sasan, và tàn dư văn học Parthia trong văn học tiếng Ba Tư trung đại kế tục.[6] Trong số này, các văn bản Mani giáo, viết không lâu sau sự sụp đổ vương quyền Parthia, đóng vai trò quan trọng trong phục dựng tiếng Parthia.[7] Những văn bản Mani giáo này không có chữ tượng hình.

Ghi nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Parthia được ghi lại trong:[8]

Bảng Unicode chữ Parthia khắc
Official Unicode Consortium code chart: Inscriptional Parthian Version 13.0
 0123456789ABCDEF
U+10B4x𐭀𐭁𐭂𐭃𐭄𐭅𐭆𐭇𐭈𐭉𐭊𐭋𐭌𐭍𐭎𐭏
U+10B5x𐭐𐭑𐭒𐭓𐭔𐭕𐭘𐭙𐭚𐭛𐭜𐭝𐭞𐭟

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Parthian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Lecoq, Pierre (1983). "Aparna". Encyclopedia Iranica. 1. Costa Mesa: Mazda Pub. http://www.iranicaonline.org/articles/aparna-c3k
  3. ^ “Iranian languages”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Iran Chamber Society: History of Iran: Parthian History and Language”. www.iranchamber.com. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Iran Chamber Society: Iranian Scripts: Parthian Script”. www.iranchamber.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ “Parthian language”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Josef Wiesehfer, "Ancient Persia: From 550 Bc to 650 A.D.", translated by Azizeh Azado, I.B. Tauris, 2001. p. 118.
  8. ^ Tafazzoli, A.; Khromov, A.L. "Sasanian Iran: Intellectual Life" in History of civilizations of Central Asia, UNESCO, 1996. Volume 3
  9. ^ A. D. H. Bivar (1981). “The Second Parthian Ostracon from Qubmis (Qubmis Commentaries No. 3)”. Journal of the British Institute of Persian Studies. 19 (1): 81–84. doi:10.1080/05786967.1981.11834270.
  10. ^ The Bilingual Inscription of Vologeses son of Mithridates Lưu trữ 2021-02-25 tại Wayback Machine rahamasha.net
  11. ^ http://www.uni-koeln.de/phil-fak/ifa/zpe/downloads/1991/088pdf/088277.pdf

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lecoq, Pierre (1983). “Aparna”. Encyclopedia Iranica. 1. Costa Mesa: Mazda Pub.
  • Hugh Chisholm biên tập (1911). “Parthia”. Encyclopædia Britannica. 20. Luân Đôn: Cambridge University Press. tr. 871. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  • Boyce, Mary; Ghirshman, R. (1979). “Review: R. Ghirshman's L'Iran et la Migration des Indo-Aryens et des Iraniens”. Of the American Oriental Society. Journal of the American Oriental Society, Vol. 99, No. 1. 99 (1): 119–120. doi:10.2307/598967. JSTOR 598967.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Parthia