Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Ba Tư cổ

Tiếng Ba Tư cổ
Ariya (𐎠𐎼𐎹)
Khu vựcIran cổ đại
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtChữ hình nêm Ba Tư cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2peo
ISO 639-3peo
Glottologoldp1254[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Ba Tư cổ là một trong hai ngôn ngữ Iran cổ được ghi nhận (thứ tiếng còn lại là tiếng Avesta). Tiếng Ba Tư cổ chủ yếu hiện diện trên bản khắc, bản đất sétcon dấu vào thời nhà Achaemenes (chừng 600 TCN đến 300 TCN). Vết tích của tiếng Ba Tư cổ đã được thu thập tại Iran, România (Gherla),[2][3][4] Armenia, Bahrain, Iraq, Thổ Nhĩ KỳAi Cập,[5][6] trong đó quan trọng hơn cả là bản khắc Behistun (niên đại 525 TCN). Một nghiên cứu năm 2007 về kho lưu trữ công sự Persepolis ở viện Đông Phương học, Đại học Chicago đã khai quật được một số bản đất sét ghi tiếng Ba Tư cổ, chứng tỏ rằng nó có lẽ không chỉ là ngôn ngữ hoàng gia mà còn dùng để viết văn bản thường ngày.[7]

Nguồn gốc và tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới dạng ngôn ngữ viết, tiếng Ba Tư cổ được ghi lại trong các văn bản hoàng gia Achaemenes. Đây là một ngôn ngữ Iran và do vậy là thành viên của ngữ tộc Ấn-Iran của ngữ hệ Ấn-Âu. Văn bản cổ cổ nhất viết bằng tiếng Ba Tư cổ nằm trên Bản khắc Behistun.[8]

Không rõ tiếng Ba Tư cổ hình thành và đóng vai trò ngôn ngữ nói từ lúc nào. Theo quan niệm lịch sử về nguồn gốc xa xưa của người Ba Tư cổ đại tại miền tây nam Iran (nơi nhà Achaemenes xuất thân), tiếng Ba Tư cổ khởi thủy là ngôn ngữ của một tộc người gọi là Parsuwash, tộc người này đến sơn nguyên Iran vào đầu thiên kỷ 1 TCN rồi di cư đến nơi ngày nay là tỉnh Fārs. Ngôn ngữ của họ, tiếng Ba Tư cổ, là tiếng nói của các vua Achaemenes.[9] Tài liệu Assyria, thứ có lẽ cho ta biết rõ nhất về sự hiện diện các tộc Iran cổ (người Ba Tư và người Media) trên sơn nguyên Iran, đưa ra niên biểu xác đáng nhưng chỉ nói mơ hồ về vị trí địa lý của dân tộc có lẽ người Ba Tư cổ đại. Tên gọi Parsuwash có nghĩa không rõ, song từ góc nhìn ngôn ngữ học nó có vẻ ứng với pārsa tiếng Ba Tư cổ.[10] Xenophon, một tướng lĩnh người Hy Lạp tham gia vào một số cuộc viễn chinh đến Ba Tư, kể lại về cuộc sống làng quê cùng lòng mến khách của người Armenia vào năm 401 TCN, khi mà tiếng Ba Tư cổ vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo ý ông thì người Armenia nói một thứ tiếng nghe giống tiếng nói người Ba Tư.[11]

Quá trình phát triển ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thế kỷ IV TCN, cuối thời Achaemenes, văn liệu của Artaxerxes IIArtaxerxes III đã đủ khác biệt với trong văn liệu thời Darius để có thể gọi là "tiếng Ba Tư tiền trung đại," hay "tiếng Ba Tư hậu cổ."[12] Tiếng Ba Tư cổ rồi thì trở thành tiếng Ba Tư trung đại - tiền thân tiếng Ba Tư hiện đại. Giáo sư Gilbert Lazard, một nhà Iran học và tác giả cuốn Persian Grammar phát biểu:[13]

Ngôn ngữ tên là tiếng Tân Ba Tư, mà vào thời này (đầu thời kỳ Hồi giáo) hay gọi là tiếng Parsi-Dari, về mặt ngôn ngữ học được coi là hậu thân của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ văn học và tôn giáo chính của nước Iran Sasan, mà chính nó lại là hậu duệ tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của người Achaemenes. Khác các ngôn ngữ và phương ngữ khác, dẫu cổ đại hay hiện đại, của ngữ chi Iran như tiếng Avesta, tiếng Parthia, tiếng Soghdia, tiếng Kurd, tiếng Pashtun, v.v., tiếng Ba Tư cổ, trung đại và hiện đại chỉ là một ngôn ngữ qua ba thời kỳ lịch sử mà thôi. Nó bắt gốc từ tỉnh Fars và (dù) có sự khác biệt về phương ngữ, vẫn dễ dàng nhận diện khi so với tiếng nói miền đông và tây bắc Iran.

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Văn bản tiếng Ba Tư cổ được viết từ trái qua phải, bằng chữ hình nêm với 36 âm tự và 8 chữ tượng hình. Chữ tượng hình không nhất thiết luôn được sử dụng.[14] Hệ chữ hình nêm này, ngạc nhiên thay,[15] không phải là sản phẩm tiếp nhận trực tiếp từ nền văn minh Lưỡng Hà,[16] và thực ra, theo Schmitt, là "một phát kiến tự ý vào thế kỷ VI TCN".[16]

Bảng Unicode chữ Persia cổ
Official Unicode Consortium code chart: Old Persian (Ba Tư cổ) Version 13.0
 0123456789ABCDEF
U+103Ax𐎠𐎡𐎢𐎣𐎤𐎥𐎦𐎧𐎨𐎩𐎪𐎫𐎬𐎭𐎮𐎯
U+103Bx𐎰𐎱𐎲𐎳𐎴𐎵𐎶𐎷𐎸𐎹𐎺𐎻𐎼𐎽𐎾𐎿
U+103Cx𐏀𐏁𐏂𐏃𐏈𐏉𐏊𐏋𐏌𐏍𐏎𐏏
U+103Dx𐏐𐏑𐏒𐏓𐏔𐏕

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Từ chữ hình nêm Ba Tư cổ, ta xác định được các âm vị sau:

Nguyên âm

  • Dài: /aː/ /iː/ /uː/
  • Ngắn: /a/ /i/ /u/

Phụ âm

MôiRăng/
Chân răng
VòmNgạc mềmThanh hầu
Mũimn
Tắcpbtdkɡ
Xátfθxh
Tắc xátt͡st͡ʃd͡ʒ
Xuýtszʃ
Rr
Tiếp cậnljw

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ[sửa | sửa mã nguồn]

Thân từ tiếng Ba Tư cổ:

  • thân a (-a, -am, -ā)
  • thân i (-iš, -iy)
  • thân u- (và au-) (-uš, -uv)
  • thân phụ âm (n, r, h)
-a-am
Số ítSố đôiSố nhiềuSố ítSố đôiSố nhiềuSố ítSố đôiSố nhiều
Danh cách-a-ā, -āha-am
Hô cách
Đối cách-am-ām
Công cụ cách/
Ly cách
-aibiyā-aibiš-aibiyā-aibiš-āyā-ābiyā-ābiš
Tặng cách-ahyā, -ahya-ahyā, -ahya
Sở hữu cách-āyā-ānām-āyā-ānām-āyā-ānām
Vị trí cách-aiy-aišuvā-aiy-aišuvā-āšuvā
-iš-iy-uš-uv
Số ítSố đôiSố nhiềuSố ítSố đôiSố nhiềuSố ítSố đôiSố nhiềuSố ítSố đôiSố nhiều
Danh cách-iš-īy-iya-iy-in-īn-uš-ūv-uva-uv-un-ūn
Hô cách-i-u
Đối cách-im-iš-um-ūn
Công cụ cách/
Ly cách
-auš-ībiyā-ībiš-auš-ībiyā-ībiš-auv-ūbiyā-ūbiš-auv-ūbiyā-ūbiš
Tặng cách-aiš-aiš-auš-auš
Sở hữu cách-īyā-īnām-īyā-īnām-ūvā-ūnām-ūvā-ūnām
Vị trí cách-auv-išuvā-auv-išuvā-āvā-ušuvā-āvā-ušuvā

Đông từ[sửa | sửa mã nguồn]

Thái
Chủ động, trung động (hiện tại themetic -aiy-, -ataiy-), bị động (-ya-).

Chủ yếu dạng cho ngôi thứ nhất và thứ ba còn sót lại.

Hiện tại, chủ động
AthematicThematic
[động từ be]'mang, cầm'
Số ítNgôi thứ nhấtmiybarāmiy
Ngôi thứ baastiybaratiy
Số nhiềuNgôi thứ nhấtmahiybarāmahiy
Ngôi thứ bahatiybaratiy
Chưa hoàn thành, chủ động
AthematicThematic
'làm''trở thành, thành'
Số ítNgôi thứ nhấtakunavamabavam
Ngôi thứ baakunaušabava
Số nhiềuNgôi thứ nhấtakuabavāmā
Ngôi thứ baakunavaabava
Hiện tại phân từ
ActiveMiddle
-nt--amna-
Quá khứ phân từ
-ta-
Vô định
-tanaiy

Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ Ấn-Iran nguyên thủyTiếng Ba Tư cổTiếng Ba Tư trung đạiTiếng Ba Tư hiện đạiNghĩa
*Hasura MazdʰaHAhura MazdaOhrmazdOrmazd اورمزدAhura Mazda
*Haĉwasaspa[ghi chú 1]aspasb اسب/asp اسپngựa
*kaHmaskāmakāmkām کامmong muốn
*daywasdaivadēwdiv دیوquỷ
*ĵrayasdrayahdrayādaryā دریاbiển
*ĵʰastasdastadastdast دستtay
*bʰraHtābrātarbrâdarbarādar برادرanh em
*bʰuHmišbūmibūmbūm بومđất, xứ
*martyasmartyamardmard مردđàn ông
*māHasmāhamāhmāh ماهtrăng, tháng
*wasr̥vāharawahārbahār بهارxuân
*stʰuHnaHstūnāstūnsotūn ستونcột (trụ)
*ĉyaHtasšiyātašādšād شادvui
*Hr̥tasartaardord اردsự thật
*dʰrawgʰasdrujdrughdorugh دروغdối trá
*ĉwáHdʰaHspadaspahsepah سپاهquân đội

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mượn từ tiếng Media, từ thừa hưởng là asa.
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Ba Tư cổ (chừng 600-400 TCN)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Kuhrt 2013, tr. 197.
  3. ^ Frye 1984, tr. 103.
  4. ^ Schmitt 2000, tr. 53.
  5. ^ “Old Persian Texts”.
  6. ^ Kent, R. G.: "Old Persian: Grammar Texts Lexicon", page 6. American Oriental Society, 1950.
  7. ^ "Everyday text shows that Old Persian was probably more commonly used than previously thought". Truy cập September 2010 from [1]
  8. ^ (Schmitt 2008, tr. 80–1)
  9. ^ (Skjærvø 2006, vi(2). Documentation. Old Persian.)
  10. ^ (Skjærvø 2006, vi(1). Earliest Evidence)
  11. ^ Xenophon. Anabasis. tr. IV.v.2–9.
  12. ^ Skjærvø, Prods Oktor (2005), An Introduction to Old Persian (PDF) (ấn bản 2), Cambridge: Harvard
  13. ^ (Lazard, Gilbert 1975, “The Rise of the New Persian Language” in Frye, R. N., The Cambridge History of Iran, Vol. 4, pp. 595-632, Cambridge: Cambridge University Press.
  14. ^ (Schmitt 2008, tr. 78)
  15. ^ Trích từ (Schmitt 2008, tr. 78): "Không rõ tại sao người Ba Tư cổ đại không lấy hệ thống (chữ viết) Lưỡng Hà thời trước, như người Elam và các tộc người miền Cận Đông khác từng làm, và, tương tự, sao người Ba Tư không mượn hệ chữ phụ âm Aram.."
  16. ^ a b (Schmitt 2008, tr. 77)

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Brandenstein, Wilhelm (1964), Handbuch des Altpersischen, Wiesbaden: O. Harrassowitz
  • Hinz, Walther (1966), Altpersischer Wortschatz, Nendeln, Liechtenstein: Kraus
  • Frye, Richard Nelson (1984). Handbuch der Altertumswissenschaft: Alter Orient-Griechische Geschichte-Römische Geschichte. Band III,7: The History of Ancient Iran. C.H.Beck. ISBN 978-3406093975.
  • Kent, Roland G. (1953), Old Persian: Grammar, Texts, Lexicon, New Haven: American Oriental Society
  • Kuhrt, A. (2013). The Persian Empire: A Corpus of Sources from the Achaemenid Period. Routledge. ISBN 978-1136016943.
  • Sims-Williams, Nicholas (1996), “Iranian languages”, Encyclopedia Iranica, 7, Costa Mesa: Mazda: 238-245
  • Schmitt, Rüdiger (1989), “Altpersisch”, trong R. Schmitt (biên tập), Compendium linguarum Iranicarum, Wiesbaden: Reichert: 56–85
  • Schmitt, Rüdiger (2000). The Old Persian Inscriptions of Naqsh-i Rustam and Persepolis. Corpus Inscriptionum Iranicarum by School of Oriental and African Studies. ISBN 978-0728603141.
  • Schmitt, R. (2008), “Old Persian”, trong Roger D. Woodard (biên tập), The Ancient Languages of Asia and the Americas , Cambridge University Press, tr. 76–100, ISBN 978-0521684941
  • Skjærvø, Prods Oktor (2006), “Iran, vi. Iranian languages and scripts”, Encyclopaedia Iranica, 13
  • Tolman, Herbert Cushing (1908), Ancient Persian Lexicon and the Texts of the Achaemenidan Inscriptions Transliterated and Translated with Special Reference to Their Recent Re-examination, New York/Cincinnati: American Book Company

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Ba_T%C6%B0_c%E1%BB%95