Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Thành viên:Hoangtuchanthanh

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Hoangtuchanthanh!
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.365 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Hoangtuchanthanh.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:46, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia tiếng Việt rất tôn trọng vấn đề bản quyền, mọi văn bản tại Wikipedia đều được phát hành tự do, do đó các thành viên không được chép thông tin từ nguồn có bản quyền bên ngoài (mà cụ thể là báo Công an Nhân dân như bạn đã làm tại Tội phạm có tổ chức). Bạn hãy tự viết bằng văn phong và cách hiểu của mình, đó mới chính là của bạn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:46, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Về bài viết "Tội phạm công nghệ cao" thì Báo CAND mới là sao chép, còn tôi trực tiếp tham gia viết đề tài này": bạn có gì để chứng minh bạn là nguời viết bài này trước khi báo CAND đăng? An Apple of Newton thảo luận 11:54, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài Tội phạm công nghệ cao[sửa mã nguồn]

Bài Tội phạm công nghệ cao sẽ được treo biển {{Chất lượng kém}} vào ngày (Quốc tế Phụ nữ) 08/3/2008. Tuy nhiên tôi không chắc chắn là đến ngày đó, bởi thành viên khác có thể treo sớm hơn hoặc bị đặt biển vi phạm bản quyền (vào trang này mới thấy). Bạn có thể cải thiện bài này để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Wikipedia. Bạn hãy xem trang thảo luận của bài để biết tại sao tôi sẽ treo biển này. Cám ơn bạn đã viết bài rất dài như vậy để đóng góp cho Wikipedia. FOM (thảo luận) 16:19, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có thể tôi chưa nắm kỹ các quy tắc đưa bài viết trong Wiki nhưng bài về Tội phạm công nghệ cao là một phần của đề tài nghiên cứu của tôi, do chính tôi viết. Là một đề tài có yếu tố liên quan tới ANTT nên tôi không thể đưa toàn bộ nội dung đề tài được. Các Anh (chị) chắc cũng phần nào hiểu được tôi đang làm gì, ở đâu. Cũng cần nói thêm, tôi là cộng tác viên cho các báo ND, SGGP, CAND, Thanh niên, ĐĐK nên cũng có những nội dung báo chí do tôi đưa. Dù sao cũng rất cám ơn quản trị trang Wiki đã trao đổi. Hoangtuchanthanh 08:56, ngày 28 tháng 3 năm 2008

Xin trích một phần đề tài: ".... NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO

Thế giới ngày nay đang chứng kiến và thụ hưởng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cách mạng công nghệ thông tin. Mặc dù cuộc cách mạng này mới chỉ khởi đầu từ những năm cuối của thế kỷ 20, bắt nguồn bằng việc phát minh ra máy tính điện tử (Computer) và thực sự bùng phát khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) được sử dụng rộng rãi, do vậy nhiều nhà khoa học đã dự báo là xã hội loài người đang tiến vào một kỷ nguyên mới, một thời kỳ mới của nền kinh tế tri thức - một nền kinh tế được tiên đoán sẽ phát triển mãnh liệt gấp trăm vạn lần so với cuộc cách mạng công nghiệp đã từng đem lại cho nền kinh tế công nghiệp trước đây, và thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của công nghệ thông tin. Thực tiễn đời sống xã hội trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam những năm qua đã kiểm chứng cho dự báo này. Máy tính và công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano đi kèm đã và đang thay thế các công nghệ trước đây trên khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nhanh chóng hiện diện rộng khắp trong xã hội, với những mục đích sử dụng hết sức đa dạng, từ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho đến giải trí đơn thuần. Tuy mới chỉ hình thành và phát triển vài chục năm nhưng cuộc cách mạng mới này đã khiến cho nhiều ngành kinh tế, xã hội và văn hoá hoàn toàn phụ thuộc vào các công nghệ mới của nó, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của máy tính điện tử và Internet. Công nghệ thông tin cũng hình thành một thế hệ con người mới (thế hệ 8X, 9X), khác xa thế hệ cách họ chỉ vài chục năm ở chỗ họ phụ thuộc vào công nghệ thông tin và coi máy tính, Internet, E-mail, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc số… là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Cuộc cách mạng cũng phát triển những khái niệm, những từ ngữ mới đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày như: Mạng thông tin toàn cầu (Internet), thư điện tử (E-mail), thông tin di động (Mobile phone), thương mại điện tử (E-Commercial), công nghệ số (Digital technology), công nghệ không dây (Wifi, Bluetooth), trò chuyện trên mạng (Chatting), trò chơi trên mạng (Game online)… Nhưng cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội sẽ càng dễ bị lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của bọn tội phạm. Các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó, nên đã hình thành một khái niệm mới về loại tội phạm, đó là tội phạm công nghệ cao. Để đảm bảo sự thống nhất và chuyên sâu, trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Qua nghiên cứu cho thấy, hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhiều luồng ý kiến chưa đồng nhất về tội phạm công nghệ cao. Có thể đưa ra một số ví dụ như: - Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam nêu khái niệm tội phạm công nghệ cao là: Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát hiện. Hậu quả do loại tội phạm này gây ra không chỉ là những thiệt hại lớn về mặt kinh tế, xã hội mà nó còn xâm hại tới an ninh quốc gia. Một số nhóm tội phạm công nghệ cao phổ biến hiện nay là: Nhóm tội phạm tin học (Hacker), viễn thông. Nhóm tội phạm sử dụng phương tiện điều khiển chính xác. Nhóm tội phạm sinh học - hoá học. (Nguồn: Từ điển Bách khoa CAND - Trang 1156, Nhà xuất bản CAND 2005). - Theo Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế INTERPOL thì khái niệm tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng, lạm dụng những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ có trình độ công nghệ cao như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Trong các dạng của tội phạm công nghệ cao có 2 dạng chính, đó là tội phạm máy tính (computer crime) và tội phạm công nghệ thông tin - điều khiển học (cyber crime). Việc xác định hành vi phạm tội, mức độ tội phạm và mức hình phạt ở các nước trên thế giới có sự khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật mà nước đó đang áp dụng. - Theo Bộ Tư pháp Mỹ thì khái niệm tội phạm công nghệ cao là “bất cứ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công nghệ máy tính trong việc phạm tội”. - Hiện nay, theo các chuyên gia về tội phạm học Việt Nam thì khái niệm tội phạm công nghệ cao được sử dụng với nội hàm gồm hai nhóm tội phạm (Nguồn: Tìm hiểu về tội phạm khủng bố trong lĩnh vực CNTT - Nguyễn Mạnh Cường - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp): + Nhóm thứ nhất: Tội phạm công nghệ cao là các tội phạm mà khách thể của tội phạm xâm hại đến hoạt động bình thường của máy tính và mạng máy tính được quy định tại các Điều 224, 225, 226 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1999. + Nhóm thứ hai: Tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm các tội phạm truyền thống được quy định trong Bộ luật Hình sự nước cộng hoà XHCN Việt Nam 1999, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội sử dụng các công cụ làm công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội. Các loại tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi phạm tội thực hiện qua mạng máy tính chủ yếu là: trộm cắp cước phí viễn thông, đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng, lừa đảo trong thanh toán, đánh cắp dữ liệu trái phép; xâm nhập, theo dõi hoạt động của hệ thống máy tính khác trái phép; lợi dụng mạng máy tính để tiêu thụ ma tuý, hoạt động mại dâm, tham gia thao túng thị trường chứng khoán; viết, phát tán và tấn công khủng bố bằng virus đến các hệ thống máy tính khác; tuyên truyền thông tin đồn nhảm, thất thiệt; tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ... Có thể nói công nghệ thông tin có vai trò, mức độ nhất định trong việc thực hiện, che giấu và gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn một cách tổng thể, đối với loại tội phạm công nghệ cao, chúng ta thấy công nghệ thông tin (máy tính và mạng máy tính) đóng một số vai trò quan trọng trong quá trình phạm tội. Dưới góc độ như là khách thể, hiểu theo nghĩa thông thường máy tính và các thiết bị có liên quan là một loại tài sản có giá trị, do vậy nó có thể trở thành đối tượng của các tội về xâm phạm quyền sở hữu như trộm, cướp hay phá hoại tài sản. Hiểu theo một góc độ phức tạp hơn, máy tính với vai trò như là khách thể còn được thể hiện trong việc tội phạm cố tình phá hoại hay ăn cắp chúng nhằm xoá bỏ hoặc lấy cắp các thông tin mà nó chứa đựng. Dưới góc độ là công cụ phạm tội, máy tính và mạng máy tính với những khả năng ưu việt ngày càng được các loại tội phạm khác nhau sử dụng để thực hiện các tội phạm truyền thống như tội đánh bạc, tội lừa đảo... hoặc sử dụng máy tính làm trung gian chuyển tiền bất hợp pháp phục vụ cho các mục đích phi pháp khác. Mặc dù, chúng ta phân chia vai trò của công nghệ thông tin đối với từng quá trình diễn biến của tội phạm như trên, nhưng thực tiễn nhận thức về vấn đề này rất khác nhau ở từng quốc gia, khu vực và phụ thuộc vào ý chí chính trị, trình độ phát triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia, khu vực đó. Do vậy, tuỳ thuộc vào nhận thức, khái niệm về tội phạm công nghệ cao có thể hiểu rất rộng cũng có thể rất hẹp. Tiếp cận trên phạm vi rộng, thì việc phân loại thế nào là tội phạm công nghệ cao cần dựa trên vai trò của công nghệ thông tin. Theo quan điểm này thì tội phạm công nghệ cao gồm những tội phạm có sự liên quan của công nghệ thông tin với ba vai trò sau: sử dụng công nghệ thông tin làm mục đích của tội phạm; sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ phạm tội; sử dụng công nghệ thông tin là vật trung gian để cất giấu, lưu trữ, phát tán những tư tưởng đối lập, tuyên truyền thông tin đồn nhảm, thất thiệt; tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ... Theo quan điểm này thì rất nhiều các loại tội phạm truyền thống cũng được coi là tội phạm công nghệ cao. Quan điểm hiểu tội phạm công nghệ cao theo phạm vi rộng cũng vấp phải một vấn đề khó khăn đó là cụ thể hoá các hành vi phạm tội để từ đó xác định tội danh cụ thể cho các hành vi này. Đây là công việc không dễ dàng vì đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khi định tội danh, xét về bản chất nhiều tội danh lại trùng với các tội danh truyền thống như tội lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc…, có khác chăng ở đây là việc sử dụng mạng máy tính làm công cụ phạm tội. Tiếp cận trên phạm vi hẹp, có nhà nghiên cứu cho rằng tội phạm công nghệ cao chỉ là tội phạm được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường ảo, thế giới ảo do thành tựu của khoa học công nghệ tin học đem lại và nó hoàn toàn khác với các loại tội phạm truyền thống trước kia. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tiếp cận theo quan điểm này. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 1999 chỉ mới đề cập đến 3 tội danh có liên quan đến máy tính (Điều 224, 225, 226 BLHS năm 1999). Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều hành vi khác được coi là tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiểu theo nghĩa hẹp như: Tội đột nhập qua cửa bằng mật khẩu ăn cắp; tội sao chép bất hợp pháp các chương trình phần mềm; tội đe doạ tấn công hệ thống máy tính… Phương pháp tiếp cận theo phạm vi hẹp này tuy có ưu điểm là định rõ được tội danh cần xử lý nhưng lại có nhược điểm là rất dễ bỏ sót tội phạm, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Một ví dụ điển hình là hiện nay trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam đang tranh cãi về việc có coi hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản mà người chơi (các game thủ) có được khi chơi trò chơi trực tuyến hay không (trò chơi Võ lâm truyền kỳ ở Việt Nam là một điển hình, game thủ có thể sở hữu những chiếc áo giáp, kiếm… nếu đánh thắng đối thủ trong trò chơi). Nếu nhìn dưới góc độ thế nào là tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các “tài sản ảo” này hoàn toàn không có giá trị vì nó thực chất không phải là tài sản thực mà chỉ là sản phẩm được tạo ra trong thế giới ảo do những người xây dựng trò chơi trực tuyến nghĩ ra và xây dựng lên thông qua phần mềm máy tính. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ các tài sản này do game thủ đã bỏ nhiều công sức để tạo lập được, cùng với tính chất có thể “chiếm hữu, sử dụng và định đoạt” (thực chất chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ở đây cũng chỉ là tương đối) và đặc biệt là những tài sản này có thể quy đổi sang giá trị thực (có thể bán lại cho những người chơi khác với giá tiền rất cao) thì chúng lại thực sự cần được coi là một tài sản thực và cần được pháp luật bảo vệ trước các hành vi như lừa đảo, trộm cắp như đối với các tài sản hữu hình khác. Mặt khác, nếu chỉ coi tội phạm công nghệ cao giới hạn trong phạm vi thế giới ảo, môi trường điện tử do công nghệ thông tin đem lại thì đối với những tội phạm truyền thống sử dụng thành tựu công nghệ thông tin đem lại để thực hiện hành vi phạm tội, việc truy tìm dấu vết, chính sách phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi này sẽ không có gì khác so với phương pháp xử lý truyền thống, trong khi về bản chất thì các hành vi phạm tội này khác hẳn, như kẻ phạm tội tống tiền trên mạng trong và sau khi thực hiện hoàn toàn có thể xoá sạch dấu vết tội phạm bằng kỹ thuật công nghệ tin học gây không ít khó khăn cho hoạt động điều tra, xử lý nếu các phương pháp thu thập, bảo quản chứng cứ không được thay đổi cho phù hợp. Chính vì mỗi quan điểm có những khiếm khuyết nhất định, nên hiện nay trên thế giới vẫn chưa đi tới được một khái niệm hoàn chỉnh về tội phạm công nghệ cao. Ngay về tên gọi có rất nhiều thuật ngữ khác nhau, có tài liệu dùng thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao - hightech crimes”, “tội phạm sử dụng công nghệ cao”, có trường hợp gọi là “tội phạm lợi dụng công nghệ cao” hoặc “tội phạm máy tính (computer crimes)”, “tin tặc”, “tội phạm mạng (cyber crimes)”, cũng có tác giả gọi là “tội phạm khủng bố trong lĩnh vực công nghệ thông tin”... Đây là những khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam chúng ta mà cả với nhiều nước trên thế giới. Do vậy ngay từ việc sử dụng thuật ngữ đến việc đưa ra khái niệm, đặc điểm đến việc xếp những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào vào danh sách của loại tội phạm mới này cũng còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Đây hiện được xem là một trong những mối quan ngại của cả cộng đồng quốc tế và là thách thức mới đối với các nhà làm luật cũng như các cơ quan thực thi pháp luật trong việc định ra những quy định phù hợp để có thể phòng ngừa, đấu tranh một cách có hiệu quả loại tội phạm mới đặc biệt nguy hiểm này. Ngay trong Chỉ thị 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo tiếp tục thực hiện NQ09/CP và Chương trình QGPCTP, giao Bộ Công an chủ trì xây dựng bổ sung 4 đề án mới thuộc Chương trình QGPCTP, trong đó có đề án: “Phòng chống các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao”. Xét về bản chất thì tội phạm công nghệ cao cũng có đầy đủ các tính chất, đặc điểm như mọi tội phạm truyền thống khác, nghĩa là cũng được coi là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và có 4 yếu tố cấu thành (khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm). + Khách thể của tội phạm công nghệ cao: Tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT sử dụng máy tính và mạng máy tính như là công cụ để xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Đây là khách thể rất rộng và liên quan đến các tội phạm truyền thống nhưng đã sử dụng các thành tựu của CNTT để thực hiện hành vi phạm tội. Với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật mới, tội phạm này có thể gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về nhiều mặt cho hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và đời sống xã hội, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Đồng thời tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT xâm phạm, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống máy tính, mạng máy tính và thiết bị liên quan. Sự xâm phạm ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, từ việc làm hỏng hóc, chiếm đoạt, làm sai lệch thông tin của máy tính, mạng máy tính, các thiết bị liên quan cũng như các thông tin trong hệ thống máy tính và mạng máy tính của các quốc gia (từ chiếc máy tính đơn nhất, các thiết bị của mạng máy tính… đến các chương trình máy tính, các thông tin chứa đựng trong hệ thống máy tính và hệ thống mạng). Do vậy, chúng ta có thể hiểu các hành vi phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin tương ứng với nhóm khách thể của 3 tội danh về tin học trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (Điều 224, 225, 226). + Mặt khách quan của tội phạm: Các hành vi của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT rất đa dạng và phức tạp. Các hành vi này cũng phát triển, thay đổi không ngừng cùng với sự phát triển của công nghệ mới. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 tuy chưa quy định khái niệm tội phạm công nghệ cao nhưng có thể đưa loại tội phạm này vào 3 nhóm hành vi theo 3 tội mà Bộ luật Hình sự 1999 quy định về CNTT, đó là: * Nhóm hành vi tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác. Tạo ra các chương trình vi rút là hành vi sản xuất ra các chương trình vi rút tin học. Lan truyền các chương trình vi rút là hành vi truyền đi các chương trình vi rút tin học thông qua mạng máy tính trong nước hoặc quốc tế (Internet). Phát tán các chương trình vi rút là hành vi truyền các chương trình vi rút tin học không thông qua hệ thống mạng máy tính mà bằng các sản phẩm phần mềm máy tính (Điều 224 BLHS 1999). * Nhóm hành vi vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử trái với các quy định của Nhà nước. Vận hành mạng máy tính điện tử là hành vi khởi động, truy cập vào hệ thống mạng máy tính điện tử. Khai thác mạng máy tính điện tử là hành vi tìm kiếm nhằm rút ra hoặc ghi lại các thông tin cần thiết cho nhu cầu của mình từ các dữ liệu cần thiết trong mạng máy tính điện tử. Sử dụng mạng máy tính điện tử là hành vi phát huy tính năng, công dụng của mạng máy tính điện tử nhằm khai thác các thông tin có trong các dữ liệu của máy tính (Điều 225 BLHS 1999).

  • Nhóm hành vi sử dụng thông tin trên mạng và trong máy tính hoặc đưa vào mạng máy tính các thông tin trái với các quy định của Nhà nước. Sử dụng thông tin trên mạng và trong máy tính trái quy định là hành vi sử dụng trái phép thông tin trong các dữ liệu của máy tính không được phép của cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền. Đưa trái phép vào mạng máy tính các thông tin là hành vi đưa các thông tin vào trong dữ liệu của máy tính mà không được phép của cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (Điều 226 BLHS 1999).

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều các hành vi phạm tội truyền thống như hành vi lừa đảo, khủng bố, tống tiền, quấy rối tình dục, mại dâm, đánh bạc… cũng được coi là hành vi phạm tội công nghệ cao nếu các hành vi này được thực hiện qua hệ thống máy tính, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Thông thường, các hành vi phạm tội công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải gây ra hậu quả nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như Điều 224 Bộ luật Hình sự 1999 quy định nếu chỉ tạo ra các chương trình vi rút nhưng không lan truyền hoặc phát tán chúng, không gây ra hậu quả thì không cấu thành tội phạm. + Chủ thể của tội phạm công nghệ cao: Cũng giống như các tội phạm truyền thống khác, chủ thể của tội phạm công nghệ cao là những người ở độ tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các chủ thể thường là những người có hiểu biết về công nghệ máy tính, công nghệ mạng và đã lợi dụng sự hiểu biết này để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chủ thể là những người không hiểu biết đầy đủ về các quy định liên quan đến vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử dẫn đến những thiệt hại. Hiện nay, một vấn đề đáng lưu ý là đối với chủ thể của nhóm tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin là tình trạng ngày càng “trẻ hoá” của các tin tặc. Với sự phát triển của CNTT và các chương trình phần mềm, giới trẻ luôn là thế hệ tiếp cận và nhận biết nhanh nhạy những công nghệ mới cộng với tính cách còn bồng bột, thích thể hiện mình nên rất dễ dẫn đến việc rơi vào con đường phạm tội với những động cơ, mục đích hết sức đơn giản, ngây thơ, chẳng hạn tạo ra và phát tán vi rút tin học để đùa vui, hoặc thâm nhập vào các trang thông tin mật của quốc gia để thể hiện khả năng của bản thân hoặc do bị xúi giục, mua chuộc… + Mặt chủ quan của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Thường được thực hiện do lỗi cố ý. Trong 3 tội danh có liên quan tới tội phạm tin học trong Bộ luật Hình sự 1999 có một tội danh được thực hiện với lỗi vô ý do cẩu thả hoặc quá tự tin là tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225). Tuy nhiên trong trường hợp lỗi vô ý, thì thường là những hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra các thiệt hại. Trong trường hợp tuy hành vi vi phạm chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì vẫn cấu thành tội phạm. Các yếu tố về động cơ, mục đích phạm tội của nhóm các tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường không phải là dấu hiệu bắt buộc mà yếu tố quan trọng nhất để xác định hành vi có cấu thành tội phạm là hậu quả xảy ra. Sở dĩ như vậy vì chúng ta có thể thấy động cơ, mục đích của nhóm tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể đơn giản nhưng lại gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, đối với nhóm tội phạm này, chúng ta không thể coi động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc, chỉ nên coi chúng là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ có liên quan mà thôi. Từ những nhận thức lý luận trên, có thể đưa ra khái niệm: “Tội phạm công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân”.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO

Trước tiên cần khẳng định rằng phạm tội trong môi trường thực, trên Internet đều giống nhau về bản chất, chỉ khác nhau về phương thức thực hiện. Vì thế, các luật áp dụng trong môi trường thực đều có thể áp dụng trên môi trường Internet. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những khái niệm, điều khoản của môi trường thực để áp dụng vào môi trường Internet. Ở nhiều nước trên thế giới, các văn bản pháp luật quy định về tội phạm công nghệ cao rất cụ thể, rõ ràng, nhất là trong Bộ luật Hình sự. Có thể đưa ra một số ví dụ để so sánh: + Bộ luật hình sự Liên bang Nga dành hẳn 1 chương (Chương 28) quy định về các tội phạm thông tin máy tính (computer information crimes), gồm 3 nhóm hành vi: Thâm nhập vào hệ thống thông tin máy tính trái phép; sản xuất, sử dụng và phát tán các phần mềm máy tính có hại; vi phạm các quy định về vận hành mạng và hệ thống máy tính. + Bộ luật hình sự Belarus quy định các tội phạm này trong Chương 31 “Các tội phạm về an toàn thông tin”, trong đó quy định 6 nhóm hành vi: Thâm nhập vào hệ thống thông tin máy tính trái phép; sửa đổi các thông tin của hệ thống máy tính; phá hoại thông tin máy tính; phát triển, sử dụng và phát tán các chương trình máy tính gây hại; vi phạm các quy định về vận hành mạng và hệ thống máy tính. + Theo luật của Liên bang Australia, hành vi phá huỷ, hoá bỏ hoặc làm thay đổi dữ liệu lưu trữ trong máy tính hoặc đưa thêm dữ liệu vào máy tính một cách bất hợp pháp có thể bị xử phạt đến 10 năm tù hoặc có thể bị phạt tiền đến 48.000USD. + Bộ luật hình sự Nhật Bản dành một số điều luật quy định về các hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực tin học, như: Điều 162-2 về tội làm giả dữ liệu điện tử và cung cấp dữ liệu ấy; Điều 234-2 về tội làm hư hại máy tính để cản trở nghiệp vụ; Điều 246-2 về tội lừa đảo bằng cách sử dụng máy tính... Trong đó mức hình phạt nghiêm khắc là tù khổ sai đến 10 năm hoặc phạt tiền với mức cao. + Bộ luật hình sự của Canada cũng quy định tại Điều 342.1 nhằm điều chỉnh tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Người nào sử dụng phương tiện máy tính gây rối loạn chức năng của hệ thống máy tính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng hoặc cho người khác sử dụng mã số truy cập để người này thực hiện hành vi gây rối loạn chức năng của hệ thống máy tính thì bị phạt tù không quá 10 năm. + Luật số 9.983 ngày 17/7/2000 của Braxin cũng tội phạm hoá hành vi đưa dữ liệu sai vào hệ thống thông tin, theo đó: Người nào đưa thông tin sai lệch vào hệ thống thông tin thì có thể bị phạt tù từ 2 đến 12 năm (Điều 313-A); Người nào thay đổi trái phép hệ thống thông tin hoặc chương trình máy tính thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm (Điều 313-B). + Luật chống lạm dụng máy tính năm 1990 của Vương quốc Anh coi là tội phạm đối với các hành vi như truy cập trái phép (Người nào truy cập trái phép vào máy tính hoặc thực hiện các biện pháp để truy cập trái phép vào mạng máy tính thì bị phạt tù không quá 6 tháng - Điều 1); truy cập trái phép để thực hiện hành vi phạm tội (Người nào truy cập trái phép vào hệ thống máy tính để thực hiện các hành vi phạm tội mà luật hình sự đã quy định thì bị phạt tù không quá 5 năm - Điều 2); thay đổi dữ liệu một cách trái phép (Người nào thay đổi trái phép các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống máy tính hoặc ngăn cản người khác truy nhập vào dữ liệu thì bị phạt tù đến không quá 5 năm - Điều 3). + Bộ luật hình sự của nước Bỉ (sửa đổi năm 2000) quy định tại Điều 550(b) như sau: Người nào biết rằng mình không có quyền truy cập, mà truy cập vào hệ thống máy tính thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm và bị phạt tiền từ 5.200 đến 50.000 Franc Bỉ hoặc một trong hai hình phạt này. Trường hợp hành vi này được thực hiện với mục đích lừa dối thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm; người nào có ý định lừa dối hoặc có ý định gây thiệt hại cho người khác mà lạm dụng quyền truy nhập vào hệ thống máy tính thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 5.200 đến 20.000 Franc Bỉ hoặc một trong hai hình phạt này; người nào nỗ lực thực hiện các hành vi bị cấm kể trên thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc bị phạt tiền từ 5.200 đến 40.000 Franc Bỉ hoặc cả hai hình phạt trên; người nào biết rằng dữ liệu có được là do thực hiện các hành vi bị cấm kể trên mà lưu giữ, tiết lộ cho người khác hoặc sử dụng dữ liệu có được vào bất cứ mục đích gì thị bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị phạt tiền từ 5.200 đến 20.000 Franc Bỉ hoặc cả hai hình phạt này. + Bộ luật hình sự của nước Pháp cũng quy định: Người nào truy cập trái phép hệ thống xử lý thông tin tự động thì bị phạt tù không quá 1 năm và bị phạt tiền không quá 100.000 Franc. Trường hợp dữ liệu bị xâm hại bởi hành vi này thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tù không quá 2 năm và bị phạt tiền không quá 200.000 Franc (Điều 323-1); hành vi gây rối sự vận hành của hệ thống xử lý thông tin tự động thì bị phạt tù không quá 3 năm và bị phạt tiền không quá 300.000 Franc (Điều 323-2); hành vi đưa dữ liệu trái phép vào hệ thống xử lý thông tin tự động làm dữ liệu trong hệ thống xử lý thông tin bị xâm hại hoặc thay đổi thì bị phạt tù không quá 3 năm và bị phạt tiền không quá 300.000 Franc (Điều 323-3). + Bộ luật hình sự của nước Đức tội phạm hoá hành vi chiếm đoạt dữ liệu cụ thể như sau: Người nào chiếm đoạt trái phép dữ liệu của người khác mà dữ liệu này được bảo hộ thì bị phạt tù không quá 3 năm (Điều 202a); hành vi thay đổi dữ liệu: Người nào xoá, làm hỏng, làm cho không còn giá trị, thay đổi dữ liệu thì bị phạt tù không quá 2 năm (Điều 303a); hành vi phá hỏng hệ thống máy tính: Người nào can thiệp trái phép vào quá trình xử lý dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước bằng việc phá huỷ, làm hỏng, xoá bỏ hệ thống máy tính hoặc vật mang dữ liệu thì bị phạt tù không quá 5 năm (Điều 303b). + Tại Trung Quốc, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Nghị định số 147 ngày 18/2/1994 về Quy chế an toàn thông tin máy tính quy định trách nhiệm xử phạt đối với hành vi vi phạm như sau: Tổ chức An ninh công cộng có thể cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 5.000 NDT đối với cá nhân và tới 15.000 NDT đối với tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức đưa virus máy tính hoặc các dữ liệu độc hại khác làm ảnh hưởng tới an ninh mạng thông tin. Tổ chức, cá nhân bán trái phép các sản phẩm bảo vệ an ninh máy tính sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần thu nhập bất hợp phá. Thu nhập bất hợp pháp bị tịch thu (Điều 23). Ở Việt Nam, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này còn thiếu, mặc dù đến nay chúng ta đã ban hành một số luật liên quan trực tiếp tới lĩnh vực công nghệ thông tin như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Báo chí, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông… Riêng đối với Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về “quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” cũng chỉ mới quy định về các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về Internet (Điều 41). Đối với những hành vi vi phạm hành chính có sử dụng công nghệ thông tin thì việc xử phạt cũng được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và những nghị định quy định cụ thể trong từng lĩnh vực… Bộ luật Hình sự năm 1999 mới có 3 điều quy định về tội phạm máy tính, gồm: Điều 224 “Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus”; Điều 225 “Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử”; Điều 226 “Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính”, nhưng hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thực hiện. Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có quy định về thu thập, phân tích, phục hồi, sử dụng các dữ liệu, chứng cứ điện tử phục vụ công tác điều tra. Ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn 2001 - 2005, đã giao cho Bộ Công an ban hành các quy định và giải pháp về bảo đảm an ninh và an toàn dữ liệu quốc gia; phối hợp với Bộ Tư pháp dự thảo đề xuất, bổ sung các điều khoản về các tội phạm máy tính, xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các cổng Internet để đảm bảo đầy đủ các dịch vụ Internet cho phát triển công nghệ thông tin.

...."

(Có thể tham khảo đề tài tại: Thư viện Học viện Cảnh sát)

Chứng minh[sửa mã nguồn]

Trước hết nhắc lại lần nữa, bạn đừng xóa thảo luận cũ. Để chứng minh bài viết này của bạn, có một cách dễ hơn để bạn có thể thực hiện. Bạn hãy gửi một email đến địa chỉ permissions-vi@wikimedia.org, đính kèm luận văn của bạn, nội dung của nó sẽ là, tôi chứng thực cung cấp một phần tác phẩm của tôi như đã viết tại bài vi:Tội phạm công nghệ cao theo giấy phép GFDL. Khi nào nhận được email đó, tôi sẽ xác thực điều này, và bạn yên tâm là hộp thư đó chỉ có những tình nguyện viên có uy tín mới được truy cập và nó được bảo mật hoàn toàn, chỉ lưu trữ với mục đích chứng minh, không còn mục đích nào khác. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:16, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bộ Công an Việt Nam[sửa mã nguồn]

Xin hãy thảo luận về lý do bạn xóa một phần lớn có nguồn chú thích tốt tại trang thảo luận của bài. Tân (trả lời) 04:34, ngày 7 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Hoangtuchanthanh