Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Thành viên:96.229.179.106

Lịch sử Ai Cập[sửa mã nguồn]

Chào bạn 96.229.179.106. Tôi sẽ cố gắng. Hy vọng được các góp ý xây dựng từ ở bạn. MohamedSaheed (thảo luận) 00:38, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lịch sử Nhật Bản, Triều Tiên[sửa mã nguồn]

Xin bạn cho biết lý do xóa liên kết sang wiki tiếng Anh tại các tiêu bản lịch sử Nhật Bản, Triều Tiên. Tmct 23:10, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lý Tự Tiện[sửa mã nguồn]

Không có nhân vật lịch sử nào tên là Lý Tự Tiện mà chỉ có Lý Tự Tiên. Vương Ngân Hà 06:17, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản lịch sử[sửa mã nguồn]

IP 96.229.179.106 không nên cố gắng đưa tiêu bản Tiêu bản lịch sử 2 vào các bài trong Wikipedia khi chưa có sự đồng thuận của các thành viên khác.

Ngoài ra, IP 96.229.179.106 không nên xóa nội dung trang Thảo luận Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam. Nếu IP 96.229.179.106 tiếp tục sửa đổi như vậy, IP này sẽ bị cấm hoặc các bài viết liên quan sẽ bị khóa. An Apple of Newton thảo luận 13:10, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản lịch sử Việt Nam (2)[sửa mã nguồn]

Tiêu bản này đã bị xóa theo biểu quyết. Nếu bạn muốn phục hồi tiêu bản, mời bạn yêu cầu phục hồi tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài. Nếu bạn tiếp tục tạo ra bài đã bị xóa theo biểu quyết, tài khoản của bạn sẽ bị khóa. Nguyễn Hữu Dng 00:13, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản này trình bày đẹp nhưng quá dài, thừa nhiều chi tiết. Tôi xin phép được lưu vào trang cá nhân của tôi để làm mẫu khi tạo một số tiêu bản khác.--Sparrow 04:06, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chửi người khác không khéo chửi mình[sửa mã nguồn]

Ấy! bạn 96.229.179.106 lại chửi chính bản thân bạn rồi. Không hiểu "Việt Nam thuộc Vichy..." là cái gì??? (xin hỏi lại bạn đồng thời đề nghị bạn văn minh một tý). Còn nếu bạn không hiểu từ copy, thi ngay câu bên dưới đã được giải đáp đó thôi, copy đó là sao chép cái đã có sẵn. Tôi đọc phiên bản này[1] mà không rõ Việt Nam thuộc Vichy chống Trục như thế nào??? Mà chỉ thấy hình như họ lại hợp tác với nhau.--Ngokhong 08:14, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dịch trang thảo luận[sửa mã nguồn]

Người tạo ra trang thảo luận đó cũng có IP như bạn. Do vậy, tôi muốn hỏi bạn rằng việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang thảo luận đó có cần thiết không? Vương Ngân Hà 00:38, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bản dịch[sửa mã nguồn]

Bản này là dịch nháp, chưa sửa lại hết.

Các sự kiện địa chất đáng chú ý nhất trong lịch sử vịnh Hạ Long trong 1.000 năm gần đây bao gồm sự mở rộng của biển, tăng lên của diện tích vịnh và xói mòn mạnh đã tạo thành san hô và nước biển màu xanh lam thuần khiết với độ mặn cao. Quá trình xói mòn của nước biển đã ăn sâu vào đá, góp phần tạo ra vẻ đẹp diệu kỳ của nó. Vịnh Hạ Long ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa địa chất kéo dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố này.

Do tất cả các yếu tố này mà các du khách hiện nay đến thăm vịnh Hạ Long không chỉ coi nó như là một trong những kì quan của thế giới, mà còn như một viện bảo tàng địa chất quý giá được bảo tồn một cách tự nhiên ngoài trời trong 300 triệu năm gần đây.

Một số sự kiện đáng chú ý nhất là:

Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam

  1. 2070 triệu năm TCN: Thành tạo núi Nghĩa Lĩnh
  2. 50 triệu năm TCN: Kiến tạo các sông Hồng, Lô, Đà với những đồi núi, đồng bằng, đầm hồ, xuất lộ bộ mặt địa hình Vĩnh Phú, trong đó có dãy đồi 99 con coi chầu về đất Tổ
  3. 1.5 vạn năm TCN: Các dải đồi hai bên bờ sông Thao có mấy chục thị tộc người nguyên thủy cư trú. Họ là chủ nhân nền văn hóa hậu kỳ đồ đá cũ Sơn Vi
  4. 600.000 TCN: Người vượn đứng thẳng xuất hiện
  5. 200.000 TCN: Người vượn thông minh xuất hiện
  6. Văn hóa Sơn Vi: Cách dãy biển tiến sau băng hà Vuyếc-mơ, tràn vào ngập toàn bộ đồng đằng và vùng thấp ven đồi núi. Người nguyên thủy Sơn Vi tạm lánh lên vùng núi Hòa Bình - Bắc Sơn
  7. Trước 5000 năm TCN: Nước biển rút khỏi đồng bằng. Sau đó trải hàng ngàn năm mưa lũ thau chua rửa mặn và phù sa màu mỡ các con sông bồi đắp làm hồi sinh thảm thực vật. Quần thể động vật như chim thú, cá tôm nhuyễn thể trở nên sầm uất, tạo nên môi trường sống hết sức thuận lợi cho con người.
  1. Sự hình thành của lớp đá vôi dày trên 1.000 m trong các kỷ Than Đá và Permi (240 tới 340 triệu năm trước).
  2. Sự phát triển của vùng lún Hạ Long trong kỷ Neogen (10 tới 26 triệu năm trước).
  3. Quá trình xói mòn tạo thành vùng đồng bằng đá vôi là hoạt động mạnh nhất trong thế Pleistocen của đại Đệ Tứ (11.000 tới 2 triệu năm trước).
  4. Vào thời điểm bắt đầu kỷ Cambri (500 tới 570 triệu năm trước), khu vực mà ngày nay tạo thành vịnh Hạ Long, về cơ bản là đất liền, hứng chịu quá trình xói mòn bởi mưa.
  5. Vào thời điểm kết thúc kỷ này, nó bị ngập lụt, khởi đầu cho sự tồn tại của vịnh Hạ Long.
  6. Trong các kỷ Ordovic và Silur (400 tới 500 triệu năm trước), khu vực đông bắc Việt Nam về cơ bản là biển sâu, hứng chịu hoạt động kiến tạo địa tầng không ngừng.
  7. Vào cuối kỷ Silur, nó trải qua pha chuyển động ngược lại để tạo ra các dãy núi nằm sâu dưới nước.
  8. Từ cuối kỷ này và trong suốt kỷ Devon (340 tới 420 triệu năm trước), khu vực này phải chịu sự xói mòn mạnh do khí hậu khô và nóng. Vào thời điểm này, Hạ Long là một phần của vùng đất liền rộng tạo thành phần lớn biển Đông và thềm lục địa Trung Hoa ngày nay.
  9. Do hoạt động kiến tạo, khu vực Hạ Long và toàn bộ khu vực đông bắc đã được nâng lên từ dưới sâu vào cuối kỷ Devon.
  10. Vào cuối kỷ Than Đá và Permi (240 tới 340 triệu năm trước), một biển nông và ấm đã được tái hình thành, nó tồn tại trong khoảng 100 triệu năm. Nó tạo thành 2 loại đá vôi: lớp đá vôi Cát Bà vào đầu kỷ Than Đá (dày 450 m); và lớp đá vôi Quang Hanh vào giữa kỷ Than Đá và đầu kỷ Permi (dày 750 m). Hai lớp đá vôi này tạo thành phần lớn các đảo của vịnh.
  11. Đi vào các kỷ đầu của đại đương thời (chú thích của tôi: đại Tân Sinh) (67 triệu năm trước), vịnh Hạ Long tồn tại trong môi trường đại lục núi cao do ảnh hưởng của các pha kiến tạo sơn mạnh.
  12. Vào giữa thế Paleocen các chuyển động này vẫn liên tục và ổn định, trong khi quá trình xói mòn mạnh đã bắt đầu, và sau vài triệu năm, dạng địa hình bán cao nguyên đã được tạo ra. Sự liên tục của quá trình xói mòn này đã chia cắt dần dần từng nấc vùng cao nguyên thành các khối với độ cao tương tự như các ngọn núi ngày nay.
  13. Vào đại Đệ Tứ, quá trình xói mòn bắt đầu làm tan rã khu vực giàu đá vôi Hạ Long.
  14. Các đảo của vịnh Hạ Long ngày nay về cơ bản là tàn dư của các dãy núi này bị ngập lụt vào đầu thế Holocen. Nước mưa chảy vào các kẽ hở trong đá vôi đã được hình thành từ hoạt động kiến tạo. Quá trình xói mòn đều đều này liên tục mở rộng các đường rạn vỡ này, cuối cùng tạo ra các thành tạo đá của ngày nay.
  15. Giữa và cuối thế Pleistocen (11.000 tới 70.000 năm trước) đánh dấu thời kỳ khi các hang động nổi tiếng của khu vực được tạo ra.
  16. Thế Holocen (từ 7.000 tới 11.000 năm trước) là đáng chú ý vì sự dâng lên của biển.
  17. Chuyển động này đạt tới đỉnh điểm vào khoảng 4.000 tới 7.000 năm trước và tạo thành vịnh Hạ Long ngày nay.
  18. Sau đó, 3.000 tới 4.000 năm trước, với biển trong quá trình rút xuống đều đều, nền văn hóa Hạ Long đã bắt đầu phát triển.
  19. Vào đầu của cuối thế Holocen,mực nước biển lại dâng lên một lần nữa, tạo thành lớp nền lầy lội của các con kênh và suối, và tạo ra các dấu nước có thể nhìn thấy trên các vách đá vôi ngày nay.

Đôi khi các mảng kiến tạo tách ra thành nhiều mảnh; sự kết hợp của các mảnh lục địa đã tan vỡ từ siêu lục địa thời tiền sử gọi là Gondwanaland vào khoảng 400 triệu năm trước. Trong 200 triệu năm tiếp theo, một vài mảnh của lục địa đã vỡ di chuyển lên phía bắc để va chạm và hợp nhất với châu Á tại các vĩ độ cao, trong quá trình tạo ra phần lớn khu vực ngày nay gọi là Việt Nam. Dãy Trường Sơn đã nâng lên trong các va chạm diễn ra vào giai đoạn cuối đại Cổ Sinh và đầu đại Trung Sinh, vào khoảng 340 triệu tới 255 triệu năm trước.

Muộn hơn, vào khoảng 55 triệu tới 40 triệu năm trước, trong khi dãy Himalaya đang dâng lên, khí hậu Trái Đất bắt đầu dao động giữa các pha mát và ấm. Các sông băng lục địa được tạo ra và rút lui và, tương ứng với nó là nước biển rút xuống và dâng lên. Khi nước biển rút xuống, thềm lục địa nông Sunda bị lộ thiên (ngày nay nó nằm dưới các biển ở nam Việt Nam).

Ví dụ, khi xem xét tới một vài kiểu mẫu phân bố của động vật lưỡng cư và bò sát. Đông bắc Việt Nam chia sẻ trên 20 các loài này với đảo Hải Nam và khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc. Mực nước biển thấp trong thế Pleistocen, bắt đầu 1,8 triệu năm trước, đã cho phép quần thực vật và động vật di cư từ đại lục sang đảo Hải Nam và ngược lại.

Rừng thường xanh ẩm ướt có thể đã tồn tại dai dẳng trên sườn đông của dãy Trường Sơn mặc dù các dao động khí hậu là đột ngột một cách gia tăng trong 3 triệu năm gần đây. Các rừng mưa nhiệt đới này có thể cung cấp nơi cư trú cho các loài phụ thuộc vào rừng trong các thời kỳ lạnh hơn, khô hơn, mang tính chất mùa rõ nét hơn. Với kích thước lớn như vậy, mà môi trường sinh sống dọc theo nó có thể mở rộng hay co lại theo thời gian, có thể giúp giải thích tại sao, thậm chí trong vườn địa đàng của sự đa dạng sinh học như vậy của Việt Nam, mà dãy Trường Sơn vẫn lộng lẫy hơn phần còn lại của đất nước này.

"Continental plates, which are formed from Earth's rigid, brittle lithosphere, or crust, move gradually across the planet, buoyed by movements from below, in the Earth's mantle.":= "Địa tầng lục địa, được hình thành từ thạch quyển cứng và giòn (hay lớp vỏ), dần dần chuyển động ngang qua hành tinh, được tạo sức nổi do các chuyển động từ phía dưới, trong lớp phủ của Trái Đất." Vương Ngân Hà 09:26, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thể loại[sửa mã nguồn]

Mời bạn đọc Thảo luận Thể loại:Lịch sử Việt Nam thời Thời bao cấp‎.--195.83.178.10 23:59, ngày 12 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Màu sắc[sửa mã nguồn]

Trong wiki, người ta sử dụng hệ màu RGB (Red=đỏ, Green=lục, Blue=lam) trong việc tạo màu sắc với R, G, B có thể chạy trong khoảng giá trị từ 0 tới 255. Do người ta dùng hệ đếm cơ số thập lục phân (0, 1, 2, 3..., 9, a, b, c, d, e, f) nên khoảng giá trị sẽ là từ 00 (=0) tới ff (=255). Từ đó suy ra giá trị màu cần biểu diễn sẽ là chuỗi bao gồm 6 chữ số có dạng đại loại như "#abcdef", trong đó "ab" là giá trị cho màu đỏ, "cd" là giá trị cho màu xanh lục, "ef" là giá trị cho màu xanh lam. Để giảm độ đỏ, có thể tăng các giá trị cho xanh lục hoặc xanh lam nhưng về trị tuyệt đối chúng cần nhỏ hơn cho màu đỏ để đảm bảo màu nhận được là có sắc thái đỏ. Khái niệm màu đỏ lợt là không rõ ràng, do thế nào là đỏ lợt lại phụ thuộc vào thị giác của từng người, nên tôi không thể đưa ra một danh mục màu cụ thể cho bạn được. Vương Ngân Hà (thảo luận) 08:08, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

CNXH vs CNCS hay XHCH vs CSCN[sửa mã nguồn]

Đó là hai khái niệm không hoàn toàn giống nhau. Nếu có thời gian, xin mời đọc en:Socialismen:Communism. Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, những người theo chủ nghĩa cộng sản (dựa trên cơ sở các học thuyết của Karl Marx) đang nắm quyền lãnh đạo xây dựng đất nước đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.Vương Ngân Hà (thảo luận) 08:41, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giai đoạn 1945-nay[sửa mã nguồn]

Giai đoạn từ 1945 tới nay lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Tôi nghĩ một tên gọi chung khó lòng bao hàm toàn bộ các biến cố lịch sử đó. Ngoài ra, nó lại phụ thuộc vào góc nhìn và quan điểm của mỗi cá nhân. Gọi là giai đoạn hiện đại thì chung chung quá mà gọi là giai đoạn kháng chiến chống Pháp-Mỹ và xây dựng CNXH thì dài dòng và thiên về cách nhìn của những người cộng sản. Theo tôi, anh nên đưa ra một đề nghị cho mọi người cùng thảo luận xem tên gọi như thế nào cho hợp lý. Vương Ngân Hà 07:18, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cộng sản bành trướng nghe có vẻ như là quan điểm của những người chống cộng do từ bành trướng hiện nay trong tiếng Việt chứa đựng ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Vương Ngân Hà 10:18, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Để xem và sửa bài trong Wikipedia, bạn không cần đăng nhập. Tuy vậy, tạo một tài khoản rất nhanh, miễn phí, đảm bảo bí mật riêng tư, và mang lại nhiều lợi điểm cho bạn, cụ thể xem thêm tại Wikipedia:Đăng nhập.

Dưới đây là một số hướng dẫn có ích mà bạn nên tìm hiểu:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lậpQuyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ. Nếu chỉ muốn đặt câu hỏi, mời bạn ghé thăm trang bàn tham khảo.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn.

. Nguyễn Thanh Quang 08:29, ngày 2 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Physical questions[sửa mã nguồn]

Very sorry, I am not so good in physics, so that can not correctly answer your questions. Vương Ngân Hà 11:23, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không hiểu bạn học bằng tiếng Anh hay tiếng Việt? Nếu tiếng Anh thì tôi nghĩ bạn phải hiểu vì các câu hỏi về lực cơ bản trong chương trình phổ thông, nếu học bằng chương trình tiếng Việt thì tôi giúp bạn giải nghĩa một số thuật ngữ vật lý sau: force = lực, velocity = vận tốc, acceleration = gia tốc, equilibrium =trạng thái cân bằng, atc on/upon = tác động lên... Nguyễn Thanh Quang 11:39, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh trên Wiki[sửa mã nguồn]

Tôi chưa hiểu ý câu hỏi của bạn. Nếu chỉ là đưa hình vào bài viết nào đó thì trước hết hình ảnh đó phải có sẵn trên Wiki (có thể trên Commons hoặc tại từng dự án Wiki). Sau đó dùng câu lệnh chèn hình đại loại như sau:[[Hình:Tên hình (kèm phần mở rộng)|Kích thước hình|Vị trí|Kiểu bao bọc hình|Tiêu đề hình]]. Ví dụ: [[Hình:ABC.jpg|200px|trái|nhỏ|Hình ABC]] hay [[Hình:ABC.jpg|200px|phải|khung|Hình ABC]]. Vương Ngân Hà (thảo luận) 06:25, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình từ các trang Web khác nói chung không nên dùng trong Wiki do vướng mắc về vấn đề bản quyền (trừ khi chúng thuộc phạm vi công cộng). Giả sử bạn đã xác định chính xác nó thuộc phạm vi công cộng hay bạn được phép sử dụng từ phía chủ sở hữu thì bạn cần truyền hình ảnh đó lên Wiki (dùng Tải tập tin lên và nhớ gán thẻ quyền sử dụng hợp pháp (một số thẻ có liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh). Trừ khi hình thuộc kho chung (Commons), trong các trường hợp còn lại thì muốn dùng hình tại dự án Wiki nào bạn đều phải truyền nó lên Wiki đó. Vương Ngân Hà (thảo luận) 10:50, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Truyền hình[sửa mã nguồn]

Để truyền hình lên Wiki tiếng Anh, bạn nên qua đó, đăng ký một tài khoản cụ thể (điều này hoàn toàn không khó) rồi truyền hình lên. Các thao tác là tương tự như trong Wiki tiếng Việt (mục Upload file). Tuy nhiên, các hình từ www.viettouch.com thì không nên dùng mà không hỏi trước ý kiến của họ để có sự cho phép bằng văn bản hay e-mail một cách cụ thể, do bên đó ghi rõ (dù đúng hay không đúng) rằng © 1996-2007 All contents and images therein are the property of Viettouch.com.... Vương Ngân Hà (thảo luận) 09:12, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Re:Truyền hình[sửa mã nguồn]

Tốt nhất là không nên truyền hình không tự do vào Wikipedia. Nếu bạn cần dùng hình từ trang web khác, bạn cần phải dùng hạn chế, và nói rõ lý do tại sao hình đó được phép sử dụng cho mỗi nơi hình hiện ra. Mời bạn tham khảo Wikipedia:Quyền về hình ảnh. NHD (thảo luận) 07:12, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Để truyền lên hình vào Wikipedia, bạn có thể theo các bước sau:
  1. Tự chụp hình (tốt nhất)
  2. Lấy hình trong phạm vi công cộng (do chính tác giả đưa vào hay đã mãn hạn quyền tác giả - thường chấp nhận được nếu hình đã chụp trên 100 năm)
  3. Xin phép tác giả hay người giữ bản quyền
    • Cần chép lại lời cho phép của người giữ bản quyền, cho thấy rằng họ biết rõ ràng là hình của họ được đăng tại đâu.
  4. Trường hợp hạn chế, phải thỏa mãn các điều kiện sau
    • Hình không thể thay thế bằng hình tự do được - hình ảnh lịch sử không thể diễn ra lại, người trong hình đã qua đời, v.v.
    • Hình phải ở độ phân giải thấp, để không cạnh tranh với người giữ bản quyền
    • Hình này liên quan mật thiết đến đề tài được sử dụng (ví dụ đây là chân dung nhân vật trong bài viết; còn hình không cần thiết cho đề tài thì không nên sử dụng)
    • Khi đăng hình, viết vào ô miêu tả:
    1. Hình này là hình gì, xuất xứ từ đâu, do ai giữ bản quyền
    2. Vì lý do gì hình này được sử dụng hợp lý cho mỗi bài hình được sử dụng: hình không thể thay thế, v.v.
    3. Chọn giấy phép cho thích hợp - tuyệt đối không dùng giấy phép tự do

NHD (thảo luận) 09:07, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:Dịch giùm[sửa mã nguồn]

800.000 TCN: Một thiên thạch rơi xuống Việt Nam. Khoảng 800.000 TCN một viên thiên thạch rơi xuống khu vực mà ngày nay là Việt Nam, làm thay đổi hệ thống sinh thái của Đông Nam Á một cách trầm trọng. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn sau đó, trong khu vực có thể tìm thấy được các động vật thuộc Họ Người. Các động vật này đã tìm được một đống đá mới nhồi lên, rất tốt trong việc chế tạo đồ đá. NHD (thảo luận) 01:09, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:96.229.179.106