Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Haiku

Trang Haiku Tiếng Việt

Hai mục "Thiền tính trong thơ haiku" và "Hình ảnh mẹ trong thơ haiku" rất vô duyên. Giống như nói "Có 3 loại người trên đời: đàn ông, đàn bà, và kẻ tiểu nhân". Những bài viết bằng tiếng Anh thường chuẩn. Trong khi chưa dịch được sang tiếng Việt, chúng ta nên trình bày ngắn gọn, khoa học, thay vì chế và tán vào.

Bác nào sửa bài Haiku, bảo bài thơ tiếng ve kêu của Matsuo Basho ko đúng 5+7+5, chắc đếm từ trong...bản dịch tiếng Việt hả? Tôi phiên âm romanji bài đó cho thấy cú pháp của bài là cực chuẩn:

Shizukasa ya (Shi-zu-ka-sa-ya) -> 5
Iwa ni shimiiru (I-wa-ni-shi-mi-i-ru) -> 7
Semi no koe (Se-mi-no-ko-e) -> 5

Bài thơ trên nằm trong thi tập Oku no hosomichi (Lối lên miền Oku). Khương Việt Hà 10:30, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thơ Haiku hiện nay ko nhất thiết phải có quý ngữ (kigo), cũng ko nhất thiết ép vận hay ép câu theo cú pháp 5+7+5, mặc dù, trong các cuộc thi thơ người ta khuyến cáo làm đúng niêm luật. Khương Việt Hà 10:18, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhịp thơ 5:7:5 của Haiku có làm liên tưởng đến hành động, công việc gì ở Nhật không nhỉ ? Như bài Tiếng chổi tre của Tố Hữu, nghe là đã tưởng tượng ra những nhát chổi quét đường của chị lao công. Casablanca1911 10:30, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhiều cụ cho rằng thơ lục bát, và tiếng đàn bầu Việt Nam gắn với tâm tư, tâm hồn, tình cảm, ngôn ngữ của người Việt. Suy rộng ra, âm điệu của thơ haiku gắn với tâm tư, tâm hồn, tình cảm, ngôn ngữ người Nhật :-). Hầu hết các thể thơ của Nhật đều có cú pháp với các câu 5+7+5. Ví dụ: thể thơ tanka (đoản ca) lừng danh mà suốt 12 thế kỷ chưa hề tàn lụi nên được gọi chung là waka (hòa ca, tức thơ Nhật nói chung), có cú pháp 5 câu 5+7+5+7+7. Thể sedoka (toàn đầu ca) có cú pháp 6 câu trong 2 đoạn 5+7+7 và 5+7+7. Thể renga (liên ca) thoát thai từ tanka cũng có cú pháp tương tự tanka nhưng được nối rất dài, đặc biệt nhờ sự đối đáp của các cuộc xướng họa, những câu 5 và 7 có thể kéo dài vô tận. Thể haiku thoát thai từ 3 câu đầu (hokku, phát cú) của thể loại renga no haikai (bài hài chi liên ca, tức thể loại liên ca có chủ đề trào phúng), có cú pháp đúng như nguyên bản phần hokku của thể loại liên ca này. Hihi, một lúc nào hứng chí có khi tôi lại viết tiếp về mấy thể loại trong văn chương Nhật Bản cũng chưa biết chừng, đưa lên được mỗi cái Vạn diệp tập từ ngày xửa ngày xưa, chưa nói được bao nhiêu. Khương Việt Hà 10:41, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phần rất dài do Click click0101 đưa vào bài không có nguồn tham khảo, và cần được wiki hóa! Việt Hà (thảo luận) 19:24, ngày 2 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Haiku