Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Cờ vây/Lưu 1

Loại cờ Quan Công chơi khi Hoa Đà chữa bệnh[sửa mã nguồn]

One thing make me interested is the author's knowledge about board games good work NNU! So long did not get any mail/info from u. Question:

  1. In "Tam Quoc" time, is that "Quan Co^ng" play this board game while given his arm to "Hoa DDa`" treat his woud ? If yes U should input this detail into the article
  2. What is "Co Ga'nh" ? Is this different ?

your "chi ki"

Chào anh LĐ, tôi trả lời luôn bằng tiếng Việt để mọi người dễ tham khảo và thảo luận cùng, nếu trúng thì cho vào bài chính. Chi tiết Quan Công, một tay thì chơi cờ với thuộc hạ, còn tay kia thì để Hoa Đà chữa vết thương tận tới xương, là rất ấn tượng. Cờ Tướng thì chắc chắn không phải, còn cờ Vây thì tôi không dám chắc, vì vào lúc đó, có thể có những loại cờ khác mà lịch sử không (chưa) thấy nhắc tới. Nhưng Quan Công đã từng đi tìm Tưởng Cán để kết bạn cờ, mà Tưởng Cán lại là một cao thủ về cờ Vây. Do đó, cũng có thể cờ Vây chính là loại cờ Quan Công đã chơi trong lúc chữa bệnh.
Vậy thì nên thêm thông tin kiểu nghi vấn vào vì thường nếu Quan công thích choi cờ vây tức nhiên ông ta chỉ muốn chơi cờ này đặc biệt là trong lúc chữa thương. Cái cần là mình ghi rõ : "có thể"
Cờ Gánh thì thật sự tôi cũng không rõ về tên gọi chính xác, liệu có phải là loại cờ tôi chơi, nhưng có tên là cờ Ôtenlô. Cờ này cũng dùng một bàn cờ kích thước và chia ô như cờ Vua, quân cờ thì giống hệt quân cờ Vây, cũng hai màu đen và trắng. Bắt đầu chơi cũng giống cờ Vây là không xếp quân trước, hai bên lần lượt đặt quân mình vào bàn cờ. Nhưng luật chơi thì đơn giản hơn cờ vây nhiều, không có tạo các mắt, hay khí thở v.v... như cờ vây. Chỉ cần chú ý về việc ăn quân là cứ dóng theo hàng ngang, dọc, chéo, nếu có một quân nào đó nằm giữa hai quân của đối thủ thì sẽ bị mất quân, quân bị mất đó nghiễm nhiên trở thành quân của bên kia. Tôi kể sơ qua như vậy, không rõ có phải tên là cờ Gánh không. Casablanca1911 03:26, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đúng chóc "cờ gánh là nó đó :^) -- Khỏi kí nhe!
tôi thì khẳng định là cờ Vây, lí do là lúc đó ông có muốn chơi cờ tướng hay cờ Vua cũng ko được, vì không có mà chơi. Mặt khác, thời đó cờ vây đang hưng thịnh, bằng chứng là ván cờ đầu tiên được ghi chép là ván cờ giữa Tôn Quyền và Lã Phạm.
Bài này nên tham khảo thêm phần dịch từ những bài có dấu chọn lọc. 203.210.245.95 01:42, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

pqpqpqpq

Hư Trúc giải cờ - cờ gì?[sửa mã nguồn]

Bây giờ câu hỏi khó hơn nè: trong truyên "Thiên Long Bát Bộ" của Kim Dung, có đoạn nhắc đến anh Sãi "Hư Trúc" ngờ nghệch lo lắng đã đặt bừa 1 quân cờ vào trúng chổ của 1 thế cờ bí mà chưởng môn Tiêu Dao dàn ra (hy sinh quân nhưng giải được thế thua). Cờ này có phải là cờ vây không vì theo LĐ không thể là cờ tướng và cũng không thể là cờ gánh ? Nếu phải thì có thể đưa thông tin này vào (đây là một trong những tiểu thuyết dắc ý nhất của Kim Dung) Hay thiệt nhỉ viết văn kiểu nào cũng bị nhận diện, bộ văn viết của LĐ có xẹo ngay "miệng chữ" hay sao ?

Đó là cờ vây, anh LĐ ạ, mà Hư Trúc hình như là đặt quân đen vào đúng chỗ "trọng yếu" đó. Cs đã đưa truyện đó vào bài chính. Mà trong việc này, may có anh LĐ làm Đoàn Diên Khánh nhắc vở cho tôi. Hihi. Casablanca1911 20:50, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ủa LĐ là họ hoàng gia hồi nào vậy kia! Ăn mày không lo ăn mày mà lo ... ăn vụng cho Kim Dung có cớ để kết thúc chuyện. Dẫu sao thì "Tiêu Phong" là hình ảnh mà KD vừa ý nhất đó!

Newcomer[sửa mã nguồn]

chúng tôi đến từ Hanoi Go Club. rất vui nếu có thể cùng các bạn cập nhật thông tin về Cờ Vây.xin liên hệ khi có cập nhật hanoi.goclub@gmail.com

Bạn nên đăng ký một tài khoản ở đây để tiện thảo luận và đóng góp thông tin cũng như trao đổi thông tin cho bài viết. Bài Cờ vây còn cần bổ sung rất nhiều thông tin liên quan như Luật chơi, loại bàn cờ v.v.. như ở bên Wikipedia tiếng Anh [1] và các ngoại ngữ khác. Bên đó khá đầy đủ thông tin. Thân mến. Casablanca1911 11:12, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

điều tôi muốn thảo luận lần này này là có ảnh hưởng của may rủi ngẫu nhiên trong cờ vây không? và ý kiến của tôi (với kinh nghiệm chơi cờ thực tế -4dan và sau khi tham khảo tương đối nhiều) là có. Bởi vì, như bạn đã biết, số lượng biến hóa của ván cờ vây là rất lớn, hầu như không thể kiểm soát được bằng phân tích logic, có những logic mà con ngươi chưa tìm ra trong cờ vây. chính vì thế, trong phần kĩ năng ta đã đồng ý là nó có 2 loại chính: phân tích và phán đoán. Yếu tố may rủi sẽ nằm trong kĩ năng phán đoán đó bạn.

Bạn viết về phán đoán như vậy là đúng, không thể phán đoán được hết mọi tình thế trong cờ vây. Nhưng có lẽ ở đây, điều chúng ta chưa thống nhất được với nhau là khái niệm "may rủi ngẫu nhiên" nên được hiểu như thế nào. Theo ý tôi thì việc ăn quân đối phương hay thoát được nguy cơ làm tù binh hay mất đất v.v...đề phải do tính toán mới được. Còn việc ngẫu nhiên ăn được quân đối phương hay chiếm được đất đối phương chắc chỉ là trong trường hợp đối phương không nhìn ra được nước đó. Đây chắc không phải là may rủi. Theo bạn thì thế nào ? Casablanca1911 07:15, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
về yếu tố may rủi, theo tôi nó không thể hiện tức thì như là ăn quân, ăn đất, mà nó thể hiện ở những bước đi không tính toán cụ thể được, như ở các phần bố cục và trung bàn chẳng hạn, người chơi cờ cũng hay gặp phải những tình huống khó hoặc không thể lựa chọn bằng tính toán hay so sánh giá trị, khi đó họ đành phán đoán, những phán đoán như vậy ảnh hưởng lớn đến kết quả ván cờ và cũng làm trò chơi này hấp dẫn hơn các môn cờ khác. Điều lí thú là trình độ càng cao thì tình huống đó càng ít, người chơi càng cờ giỏi thì càng làm chủ được ván cờ của mình. Tuy nhiên chưa có ai nói rằng, hiện nay đã có một cao thủ nào đó làm chủ toàn bộ ván cờ của anh ta khi đấu với đối thủ cùng đẳng cấp.hanoigoclub 17:12, ngày 29 tháng 3 năm 2006

Ngay ở ví dụ về đoạn "Hư Trúc giải cờ" ở trên cũng chứng minh yếu tố may rủi trong ván cờ, Kim Dung là một người rất mê cờ Vây, trình độ của tiên sinh cũng vào khoảng cao nhất của nghiệp dư, cho nên khi viết truyện, tuy có phóng tác nhưng điều đó là có thể xảy ra. Kim Dung có câu nói về những nhân vật mà ông kính phục nhất: cổ nhân Phạm Lãi, kim nhân Ngô Thanh Nguyên. [tức là người đời xua thì ông phục Phạm Lãi, người đời nay thì phục Ngô Thanh Nguyên- Vậy Ngô Thanh Nguyên là ai? một kì tài về cờ Vây của thế kỉ này, có thể tìm hiểu về ông dưới cái tên Nhật: Go Sengei (?)]

Nếu bạn hiểu yếu tố may rủi như vậy thì có thể khẳng định luôn là không có trò chơi nào là không có sự may rủi như vậy. Vấn đề ở đây là liệu tỷ lệ may rủi đó trong ván cờ có lớn không, hay chỉ có anh sãi Hư Trúc đó mới làm được. Còn bài cờ vây bên tiếng Anh và các tiếng khác đều viết là không có yếu tố may rủi. Bạn xem thử xem và sau đó thì sửa bài tùy ý. Tôi thấy vấn đề này cũng không quan trọng lắm. Có hay không cũng được. Casablanca1911 07:28, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Tôi thấy vấn đề này cũng không quan trọng lắm. Có hay không cũng được." đồng ý hanoigoclub 17:12, ngày 29 tháng 3 năm 2006
Theo như phần trên bạn viết thì "yếu tố may rủi" phụ thuộc vào trình độ phán đoán của người chơi. Còn theo tôi thì "yếu tố may rủi: không phụ thuộc vào bất kỳ việc gì cả. Cờ tướngcờ vua cũng vậy, không có yếu tố may rủi ngẫu nhiên. Trình độ phán đoán, nhận biết thế cờ của người chơi và đối thủ là thấp hay cao thôi sẽ dẫn đến kết quả của việc đi quân. Nhưng nếu nói chơi bi-a, bóng đá hoặc bowling có "yếu tố may rủi" thì tôi công nhận. ;^)) Casablanca1911 10:17, ngày 29 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Có một thắc mắc, trong phần lịch sử thì một số đóng góp của tôi lại đề tên anh Vũ Thiện Bảo, tôi nghĩ cứ để [hanoigoclub] là được rồi.
Những chỉnh sửa trong bài viết của 203.260.147 đã có, sau đấy một thời gian, tài khoản hanoigoclub mới được tạo ra mà. Không ai có thể sửa được lịch sử bài viết. Casablanca1911 10:47, ngày 29 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
203.260.1.47 và Vũ Thiện Bảo là 1 hay 2 làm sao biết được?Hanoigoclub 03:32, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là không biết được. Ai đó và tại sao đã ghi tên "Vũ Thiện Bảo" vào thì bạn hỏi người đó. Casablanca1911 06:04, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu bạn không biết có lẽ bạn không nên trả lời khi tôi hỏi thì tốt hơn. Để cho người nào biết họ còn trả lời.58.187.121.228 19:06, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ai đó chính là địa chỉ IP 203.260.1.47, mà số này thì của rất nhiều người sử dụng chung.

Thế bạn nghĩ là mục đích trả lời hay thảo luận của tôi chỉ để phục vụ cho riêng bạn thôi à ? Bạn quá nhầm rồi đấy! Đây là trang thảo luận chung, ai cũng có thể đọc và thảo luận. Các câu trả lời hay câu hỏi đặt ra ở đây ngoài nhằm thỏa mãn cho người đặt câu hỏi đồng thời giúp cho những người khác khi gặp vấn đề tương tự có thể tự tìm cách giải quyết được, không cần mất công đặt lại câu hỏi lần nữa.

Ngoài ra, tôi thấy bạn mới vào, chưa biết rõ Wiki nên đã trả lời giúp bạn nhưng không phải vì thế mà tôi ngăn cấm người khác không được trả lời thêm. Câu hỏi: "203.260.1.47 và Vũ Thiện Bảo..." của bạn không đặt ra cho đích danh ai nên tôi nghĩ là câu trả lời của mình không phải là thừa.

Còn từ bây giờ, bạn không muốn thì tôi sẽ không thảo luận hay trả lời với bạn khi bạn đặt câu hỏi không nêu đích danh tên tôi. Casablanca1911 03:52, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các giai đoạn của ván cờ[sửa mã nguồn]

tôi mới có sửa đổi 1 chút ở mục này, nhưng vẫn chưa hoàn thiện như mong muốn, mời các bạn bàn luận để có cách giới thiệu rõ và đủ nhất.

Phần giới thiệu có nói: IGO - phiên âm tiếng Nhật của chữ Hán "Kì Đạo" cái này hình như không được chính xác đâu. IGO = "Vi kì" thì đúng hơn.

Hanoigoclub 15:12, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

圍棋: phiên âm chữ Hán là Weiqi. 囲碁: phiên âm chữ Hán Nhật là Igo. Chữ Hán và chữ Hán Nhật là khác nhau. Đề nghị bạn Hanoigoclub đợi người khác cùng thảo luận trước khi sửa ý lớn trong bài viết. Casablanca1911 02:24, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vâng, chữ Hán khác chữ Hán Nhật. Nhưng qua phiên âm Hán Việt thì lại trở thành giống nhau.
围 - chữ Vi viết theo giản thể Trung Quốc. 囲 - chữ Vi (âm Hán Việt)viết theo kiểu Nhật.
圍 - chữ Hán đủ nét (phồn thể) có thể dùng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cho nên 囲碁 hay là 圍棋 hay là 围棋 đều là "vi kì" trong phiên âm Hán Việt, có khác chăng, chữ Kì trong cách viết Nhật, dùng bộ Thạch thay cho bộ Mộc, cũng là do cách chế tạo quân cờ khác nhau mà thôi, thiết nghĩ không cần quá khắt khe.
Về việc chờ đợi thành viên khác thảo luận thì tôi xin rút kinh nghiệm khi có thắc mắc về "ý lớn" trong bài viết. [:D]Hanoigoclub 17:27, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các giải đấu lớn trên thế giới[sửa mã nguồn]

Tôi dự định mở thêm mục này trong phần bài viết chính, không biết các bạn có đồng ý không? nếu bạn nào giúp cho được nữa thi tốt quá.Hanoigoclub 12:29, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu chỉ là thống kê tên các giải đấu thì không vấn đề gì, nhưng nếu bạn có đủ tài liệu và muốn viết chi tiết nội dung từng giải thì bài chính sẽ rất dài, bạn có thể viết thành bài mới. 06:21, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)

tôi chỉ định giới thiệu sơ qua tên các giải cờ, tiền thưởng, quy mô, đương kim vô địch (có thể cả lịch sử các nhà vô địch) + 1 chút về truyền thống của giải cờ đó. Uhm, như vậy có vẻ cũng hơi dài thật, nhưng nếu để ở 1 bài mới lại không hay. Tài liệu thì không có vấn đề gì.Hanoigoclub 11:53, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mục đích của ván cờ?[sửa mã nguồn]

Cờ Vây là trò chơi chiếm đất. - điều thứ nhất về quy tắc cờ vây đã nêu như vậy.(so sánh với: Cờ Tướng, cờ Vua là trò chơi bắt Tướng.) Việc bắt quân không phải là mục đích của ván cờ vây-dù các bạn nói bắt quân là mục đích phụ hay "thứ yếu". Mà đơn giản việc bắt quân nằm trong luật chơi. Diễn giải như thế này có lẽ dễ hiểu cho các bạn hơn: Cờ vây là trò chơi sử dụng các quân cờ để vây chiếm đất (mục đích), quân cờ phải có khí thở mới có thể tồn tại để chiếm đất (trong luật chơi). Việc bắt quân đối phương thường là để hạn chế việc vây chiếm đất của họ. Xin các bạn cân nhắc. Hanoigoclub 03:32, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Việc bắt quân tuy không quan trọng nhưng cũng là mục đích. Quân cờ được dùng khi trao đổi tù binh và tính điểm, ngoài ra trong việc chấp quân, sao người ta không sử dụng biện pháp công nhận 1 lượng đất nào đó một bên đã có mà người ta lại lấy quân ra để chấp ? Mặc dù hai việc làm này có thể là giống nhau.Casablanca1911 06:10, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn đã bao giờ nhìn thấy 1 ván cờ chưa? Nếu chưa tôi không hỏi nữa, nếu nhìn thấy rồi, thì bạn nhìn thấy bao nhiêu ván? Trong số những ván cờ bạn nhìn thấy có ván cờ nào mà bên ăn được số tù binh ít hơn lại thắng ván cờ không? bạn có nghe nói về chiến thuật thí quân của cờ vây chưa? chẳng lẽ cho ăn quân cũng là mục đích của ván cờ? mục đích, nên hiểu là cái cuối cùng người ta mong đạt tới, trong ván cờ Vây người ta mong đạt được số điểm nhiều hơn, ko phải mong ăn được nhiều hơn, bạn đồng ý? Giống như cờ tướng, cờ vua người ta mong bắt được tướng, chứ ko phải là ăn xe. Vì vậy, ăn được quân hay thí bỏ quân chỉ là việc làm trên đường đến mục đích cuối cùng của ván cờ.
Tôi cho rằng muốn có khả năng hiểu được đúng các khái niệm về cờ để rồi phát biểu nó. Người ta nên bắt tay vào chơi cờ-việc này chúng tôi có thể làm cùng với bạn, xin mời ghé qua chỗ chúng tôi. Những cách giải thích chung chung sẽ làm người không biết cờ hiểu sai. Về việc chấp quân mà bạn hỏi, thực ra vẫn song song tồn tại 2 cách chấp, 1 cách dựa trên số quân được đi trước (cách này hay được nói đến hơn vì đối với người mới học, nó đơn giản), một cách dựa trên số điểm mà bên chấp nhường trước (ví dụ tôi chấp bạn 150 điểm, thì tức là kết thúc ván cờ, bạn chỉ cần có số điểm kém tôi 149 là bạn đã thắng)- (Thậm chí có cả quy tắc để quy đổi số quân chấp ra số điểm chấp như sau: chấp 1 quân = chấp 6.5moku, chấp 2 quân = chấp 14moku.....chấp 9~100moku -tôi sẽ chép lại toàn bộ vào lần sau, bây giờ đi tìm sách cho chính xác) Ngoài ra, người ta nhiều khi lại kết hợp 2 cách chấp nói trên, chẳng hạn một người mà bạn ko chấp nổi 3 quân, nhưng chấp 2 quân thì họ lại khó thắng, lúc đó sẽ có 2 cách chấp như sau:
-chấp 2 và thêm komi 8 moku cho bên đen. Trong biên bản ván cờ sẽ ghi: handicap 2, komi -8 [komi là âm (-) có nghĩa là bù ngược, bên trước được cộng]
- hoặc ngược lại, bạn vẫn chấp 3 nhưng trắng được bù 4 moku cho ưu thế của bên đen giảm bớt phần nào, lúc đó biên bản ván cờ sẽ ghi: handicap 3, komi: 4. [komi là dương(+) nghĩa là bên đi sau được cộng]

Tôi mong bạn hiểu những điều đã giải thích, đồng thời rất mong bạn chơi thử 1 vài ván cờ. Hanoigoclub 19:26, ngày 15 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đây là phần thảo luận của tôi, không phải chỉ phục vụ riêng cho Hanoigoclub :
Bài Cờ vây ở Wiki tiếng Việt này, cũng như các bài ở Wiki ngoại ngữ khác, ví dụ en:Go (board game), de:Go (Brettspiel)... chỉ là phần tổng quát và giải thích chung về Cờ vây. Nếu ai đó có tâm huyết và muốn đi sâu hơn nữa về lĩnh vực này, nên đóng góp bằng cách viết thêm các phần cụ thể hơn, như trong các wiki ngoại ngữ khác đã làm rồi, ví dụ như : luật chơi, cách chấp quân, danh sách người đoạt giải, lịch sử cờ vây, cờ vây với máy tính, chiến thuật chơi, các tổ chức của cờ vây, cách phân hạng người chơi cờ v.v...Các phần này đều được viết thành một bài riêng trong Thể loại :Cờ vây. Làm như vậy có lẽ còn tốt hơn là giải thích ở phần thảo luận của bài này một cách dài dòng nhưng không trọn vẹn những điều mà có thể đối với người đã biết thì lại thừa còn những người chưa biết đến thì họ lại không hiểu gì cả. (Vì trang thảo luận này là chung, không phục vụ riêng ai)
Bài này tôi khởi viết, về kinh nghiệm chơi cờ thì không nhiều nhưng riêng đối môn cờ vây này thì "vi kì dị học nan tinh". Do đó không bao giờ tự nhận là người chơi giỏi cờ. Việc chơi cờ bây giờ có phải để xếp hạng trình độ tôi chăng ??? Có để phục vụ cho lợi ích của Wikipedia hay chỉ là việc giải trí ngoài lề ? Casablanca1911 04:32, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn không trả lời về số ván cờ bạn đã nhìn thấy. Trình độ của bạn về bất cứ loại cờ gì đều không cần phải xếp hạng-đọc vài câu bạn viết đủ biết. Tôi mời bạn thử chơi cờ là ý tốt thôi. Đó không phải là việc giải trí ngoài lề nào cả, mà chính là để phục vụ lợi ích của Wikipedia - nó làm cho đóng góp của bạn trong mục cờ hay thảo luận cờ sẽ chính xác hơn, nhất là -như tôi nhận thấy- bạn rất nhiệt tình trong các chuyên mục này. Muốn nói chính xác về bất cứ cái gì, không những cần có tài liệu để chép, ta cần phải hiểu rõ nó.
Trang thảo luận này là của chung, vì thế bao giờ cũng nên tôn trọng ý kiến chung. Hanoigoclub biết được chỗ này đã đủ vui, không có ý muốn được dành riêng làm gì, chỉ là có sẵn chút kiến thức cùng với rất nhiều tài liệu về cờ, lúc rảnh rỗi muốn đem ra chia sẻ với mọi người, chẳng có lâu ngày quên mất. Người chưa biết thì đọc để biết, người biết rồi thì cùng bàn bạc cho đúng. Dù đây là "tổng quát và giải thích chung" thì càng không nên có gì thiếu chính xác.
Bạn khởi viết về mục này ư? Rất cảm ơn bạn, nhưng bạn không nên có thái độ sở hữu nó, bởi vì ngoài bạn ra thì đã, đang và sẽ có đóng góp của rất nhiều người.
Những "ai đó có tâm huyết" chắc là đã có và sẽ có đóng góp, bạn đừng lo. Phần giải thích của tôi có thể chưa mạch lạc như tôi muốn, đó là hạn chế của tôi, mời các bạn chỉ rõ, tôi sẽ cố sửa.

Hanoigoclub 05:41, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Số lượng ván cờ mà tôi đã nhìn thấy là bao nhiêu thì đâu có ích gì. Tôi cung cấp thông tin cá nhân của tôi cho một người "vô hình" nào đó thì e là "vô duyên". Câu trả lời ở đây có thể là một con số khó tin vì có thể không đúng sự thật, nhưng tóm lại câu hỏi là thừa trên thế giới ảo này.

Tôi thấy có lẽ cần phải nhắc lại với bạn là Wikipedia khác với các forum về cờ, đây không phải là nơi thể hiện trình độ chơi cờ và không ai cần các giải thưởng mà ai đó đã đạt được ở đây, ngoài trừ thông tin. Cũng như là để viết dãy số 3x3=9 chẳng hạn thì khả năng viết của người học sinh lớp 3 hay 1 vị giáo sư là như nhau, không cần biết vị giáo sư kia đã làm được bao nhiêu trình nghiên cứu khoa học và người học sinh kia chưa làm nổi công trình nghiên cứu nào. Wikipdia là một trang bách khoa, cho nên những gì gọi là "kinh nghiệm" không nên mang vào đây và viết vào bài chính, chỉ nên viết những thông tin xác thực, có nguồn dẫn và có kiểm chứng được. Do vậy, những gì là kinh nghiệm của riêng ai đó thì nên để dành để viết vào nghiên cứu của mình hoặc bài báo riêng của cá nhân người đó. Riêng tôi, viết bài này cũng trên cơ sở như vậy, không phải là mọi điều gì mình biết cũng viết hết cả ra đây. Còn "thái độ sở hữu" bài này là gì, thể hiện ra ở đâu, tôi không được biết ?

Ngoài ra, xin được góp ý với bạn là trong khi thảo luận nên tập trung vào bài chính, không nên đánh giá trình độ cá nhân của người khác. Bạn chỉ ra người ta giỏi hay dốt hơn bạn thì Wikipedia cũng không cần đến, chỉ cần chỉ ra sự đúng sai trong bài viết thôi. Bài viết đúng hay sai thì không chỉ riêng bạn mà sẽ có nhiều người cùng đọc và cùng kiểm chứng rồi thảo luận và sửa bài để tăng chất lượng bài viết. Những nhận xét hay thảo luận với bạn mới chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, còn có thể có nhiều ý kiến của người khác nữa mà, nên bạn đừng sốt ruột. Tôi đâu có tham vọng "lấy tay che mặt trời". Casablanca1911 10:17, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng như Casab. viết, chúng ta cần thông tin đúng hay có thật đã xãy ra hay luật lệ ràng buộc về 1 chủ đề nhất là các chủ đề tổng quan. Tuy nhiên, nếu muốn viết thêm vào 1 bổ túc về các loại chiến thuật, kĩ xão, kĩ năng, hay kinh nghiệm về cờ vây thì nên viết riêng ra 1 phần (kiểu như là == Các kĩ năng xuống quân cơ bản == ) hoặc nếu các thứ thông tin kiểu này khá dài thì cách hay hơn là tách hẳn nó ra thành 1 bài viết riêng với tựa riêng (thí dụ Chiến thuật đánh cơ vây không thể trộn lẫn giữa thông tin với kinh nghiệm hay kĩ xão vì nó sẽ làm bài viết "giống" như một bài giảng hay bài bình luận điều đó sẽ làm từ diển bị giảm chất lượng vì tạo ra cảm giác không trung thực và tùy thuộc vào cảm tính của tác giả nhiều hơn là mức chấp nhận được. LĐ

Quy tắc ko và hình[sửa mã nguồn]

Quy tắc ko và hình tương ứng có vẻ không phù hợp nhau:

  • lẫn lộn giữa quân đen và trắng
  • hình không đánh dấu điểm b.

--Á Lý Sa (thảo luận) 13:14, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quân đen và trắng đã sửa.
Điểm a và b đều có. Đây là hoạt hình nên bạn đợi 1 lúc sẽ nhìn thấy điểm b. Casablanca1911 14:15, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thanks. Còn cái animated pix thì phải tải về máy mới thấy nó rục rịch, chứ xem trên web thì không. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:50, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi thử chỉnh lại |nhỏ|200px| -> |khung|phải|. Á Lý Sa đã thấy rục rịch chưa? Dùng trình duyệt gì vậy?134.157.5.212 15:08, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Full reload lại thì nó nhúc nhích. Khi giữ nguyên tab, dạo các tab khác một hùi quay lại thì nó im. Có khi nào tại cái Fifefox alpha (2.0a1, Linux). Thanks anyway. --Á Lý Sa (thảo luận) 15:53, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ lúc cho hình này vào bài đến bây giờ, tôi luôn thấy nó rục rịch mà;), đúng theo nhịp hành quân ấy, 1,2,1,2...trong khi dùng nhiều máy tính ở nhiều nơi khác nhau. Casablanca1911 15:30, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cờ trong Tiếu ngạo giang hồ[sửa mã nguồn]

Trong Tiếu ngạo giang hồ, đoạn Lệnh Hồ Xung vào Mai Hoa gia trang của Giang Nam tứ hữu có nói đến chơi cờ với nhị trang chủ Hắc Bạch Tử. Đó là họ chơi cờ gì? Cờ vây? Newone 08:50, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:C%E1%BB%9D_v%C3%A2y/L%C6%B0u_1