Wiki - KEONHACAI COPA

Thành phổ cổ của người Maya ở Calakmul

Calakmul
Đền thờ I, Khu dự trữ sinh quyển Calakmul
Calakmul trên bản đồ Mesoamerica
Calakmul
Calakmul
Vị trí tại Trung Mỹ
Vị trí
Tọa độ18°6′19,41″B 89°48′38,98″T / 18,1°B 89,8°T / 18.10000; -89.80000
Quốc gia Mexico
VùngCampeche
Lịch sử
Tên khácKalakmul
Văn hóaNền văn minh Maya
Thời gianGiữa thời kỳ Preclassic tới Classic muộn
Tên chính thức: Thành phổ cổ của người Maya và Các khu rừng nhiệt đới của Calakmul, Campeche
Thể loạiHỗn hợp
Tiêu chíii, iii, iv, vi
Năm công nhận2002 (26th)
Reference No.1061
Quốc gia México
Vùngchâu Mỹ
Calakmul trên bản đồ Nền văn minh Maya.

Calakmul (/ˌkɑːlɑːkˈml/ hoặc Kalakmul), là tên một thành phố cổ của người Maya nằm ở bang Campeche, sâu trong rừng rậm của vùng lưu vực sông Peten. Nó nằm cách biên giới với Guatemala khoảng 35 km. Calakmul là một trong những thành phố cổ đại lớn nhất và thịnh vượng nhất được khám phá ở vùng đất của người Maya.

Trong suốt thời kỳ cổ đại, Calakmul duy trì một chỗ đứng trước sự cạnh tranh dữ dội với các thành phố lớn khác trong đó nổi bật hơn cả là Tikal ở phía nam, và đấu tranh chính trị của hai thành phố này đã được ví như một cuộc đấu tranh giữa hai siêu cường Maya.

Năm 2002, Calakmul được UNESCO liệt vào danh sách di sản thế giới. Năm 2014, với việc bổ sung thêm tiêu chí về hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền trung Mexico đến kênh đào Panama, nơi đây trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Mexico với tên gọi Thành phổ cổ của người Maya và Các khu rừng nhiệt đới của Calakmul.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cổ của Calakmul là Ox Te' Tuun, có nghĩa là "Ba tảng đá". Người phát hiện ra Calakmul là nhà sinh vật học Cyrus L. Lundell, ông tìm ra thành phố này từ trên không vào ngày 29 tháng 12 năm 1931. Theo như Cyrus L. Lundell nói, thì ông đặt tên cho thành phố này là Calakmul, có nghĩa là "Thành phố có hai kim tự tháp liền kề nhau".[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Calakmul nằm ở bang Campeche, phía đông nam Mexico, cách biên giới với Guatemala khoảng 35 km (22 dặm) về phía bắc. Nó nằm cách những tàn tích của El Mirador 38 km (24 dặm) về phía Bắc [2] và cách di tích El Tintal khoảng 68 km (42 dặm) về phía tây nam thành phố.[3] Calakmul cũng cách 20 km (12 dặm) về phía nam của thành phố hiện đại Oxpemul và khoảng 25 km (16 dặm) về phía tây nam La Muñeca.[4] Thành phố này nằm trên khu vực có độ cao khoảng 35 mét (115 ft) là một đầm lầy lớn theo mùa nằm ở phía Tây được gọi là El Laberinto bajo (tiếng Tây Ban Nha được sử dụng để chỉ một vùng đầm lầy trũng theo mùa) [5] Đầm lầy này có chiều dài khoảng 34 km và rộng 8 km, là một nguồn nước quan trọng trọng mùa mưa. Thành phố này nằm trên một doi đất hình thành tự nhiên cao 35 mét (115 ft) có dạng vòm đá vôi so với các vùng đất thấp xung quanh. Mái vòm này đã được những người Maya san phẳng hơn.

Vào đầu thế kỷ 21, khu vực xung quanh Calakmul vẫn được bao phủ bởi những khu rừng rậm.[6] Trong thiên niên kỷ thứ 1, khu vực có lượng mưa vừa phải và thường xuyên, mặc dù lượng nước tích trữ ở đây là ít hơn so với các khu vực phía nam ở Guatemala. Calakumul ngày nay nằm trong khu dự trữ sinh quyển Calakmul có diện tích lên tới 1.800.000 mẫu Anh (7.300 km 2).

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đỉnh cao của nó là trong giai đoạn cuối thời kì cổ đại, thành phố được ước tính có dân số là 50.000 người, bao phủ một diện tích hơn 70 km vuông (27 sq mi). Thành phố là thủ đô của một đất nước lớn trong khu vực với diện tích khoảng 13.000 km vuông (5.000 sq mi).[7] Sau giai đoạn đó, dân số của thành phố giảm mạnh, nhất là số nông dân giảm tới 10% so với trước đó.[8]

Mật độ dân số vào cuối cổ điển của Calakmul được tính toán là khoảng 1.000 người/km ² (2.564 người/ dặm vuông) trong trung tâm của thành phố và 420 người/km ² (1.076 người/dặm vuông) và ở ngoại vi.[9] Calakmul là một thành phố đô thị thực sự và là một trung tâm chính trị, tôn giáo, kinh tế được bao quanh bởi các khu dân cư đông đúc.[9] Các địa điểm tại vùng lõi của Calakmul được biết đến trong thời cổ đại như là "Ox Te 'Tuun" ("Ba tảng đá") mà có thể là do cấu trúc kim tự tháp ba ngôi.[10]

Vương quốc Calakmul bao gồm 20 trung tâm thứ cấp, trong đó có các thành phố lớn khác như La Muñeca, Naachtun, Sasilha, OxpemulUxul.[10] Tổng dân số của các trung tâm thứ cấp được ước tính khoảng 200.000 người.[10] Tổng dân số của vương quốc được tính toán ở mức 1,75 triệu người trong giai đoạn cổ đại muộn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Zona Arqueológica de Calakmul”. Instituto Nacional de Arqueología e Historia. ngày 7 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ Sharer & Traxler 2006, p.356. Folan et al 1995a, p.310.
  3. ^ Folan et al 1995a, p.313.
  4. ^ Folan et al 1995a, p.311.
  5. ^ Folan et al 1995a, p.310.
  6. ^ Braswell et al 2005, p.165.
  7. ^ Braswell et al 2005, p.171.
  8. ^ Braswell et al 2005, pp.164, 188.
  9. ^ a b Braswell et al 2005, p.170.
  10. ^ a b c Braswell et al 2005, p.167.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Braswell, Geoffrey E.; Gunn, Joel D.; Dominguez Carrasco, María del Rosario; Folan, William J.; Fletcher, Laraine A.; Morales López, Abel; Glascock, Michael D. (2005). “Defining the Terminal Classic at Calakmul, Campeche”. Trong Arthur A. Demarest; Prudence M. Rice; Don S. Rice (biên tập). The Terminal Classic in the Maya lowlands: Collapse, transition, and transformation. Boulder: University Press of Colorado. tr. 162–194. ISBN 0-87081-822-8. OCLC 61719499.
Domínguez, María del Rosario; William J. Folan (1996). J.P. Laporte; H. Escobedo (biên tập). “Calakmul, México: Aguadas, bajos, precipitación y asentamiento en el Petén Campechano” (PDF). IX Simposio de Investigaciones Arqueológicas en Guatemala, 1995 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Guatemala: Museo Nacional de Arqueología y Etnología: 147–173. Bản gốc (versión digital) lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2009.
Drew, David (1999). The Lost Chronicles of the Maya Kings. London: Weidenfeld & Nicolson. ISBN 0-297-81699-3. OCLC 43401096.
Fahsen, Federico (2002). “Rescuing the Origins of Dos Pilas Dynasty: A Salvage of Hieroglyphic Stairway #2, Structure L5-49”. The Foundation Granting Department: Reports Submitted to FAMSI. Foundation for the Advancement of Mesoamerican Studies, Inc. (FAMSI). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010.
Folan, William S.; Joyce Marcus; Sophia Pincemin; Maria del Rosario Dominguez Carrasco; Loraine Fletcher & Abel Morales Lopez (30 tháng 11 năm 1995). “Calakmul: New Data from an Ancient Maya Capitol in Campeche, Mexico”. Latin American Antiquity. 6 (4): 310–334. JSTOR 971834.
Folan, William J.; Joyce Marcus; W. Frank Miller (1995b). “Verification of a Maya Settlement Model through Remote Sensing”. Cambridge Archaeological Journal. Cambridge University Press. 5 (2): 277–283. doi:10.1017/S0959774300015067.
Hammond, Norman (2000). “The Maya Lowlands: Pioneer Farmers to Merchant Princes”. Trong Richard E.W. Adams; Murdo J. Macleod (biên tập). The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas, Vol. II: Mesoamerica, part 1. Cambridge, UK: Cambridge University Press. tr. 197–249. ISBN 0-521-35165-0. OCLC 33359444.
Looper, Matthew G. (2003). Lightning Warrior: Maya Art and Kingship at Quirigua. Linda Schele series in Maya and pre-Columbian studies. Austin: University of Texas Press. ISBN 0-292-70556-5. OCLC 52208614.
Martin, Simon (tháng 10 năm 2005), “Recently Uncovered Murals and Facades at Calakmul”, The Maya Mural Symposium
Martin, Simon; Nikolai Grube (2000). Chronicle of the Maya Kings and Queens: Deciphering the Dynasties of the Ancient Maya. London and New York: Thames & Hudson. ISBN 0-500-05103-8. OCLC 47358325.
Miller, Mary Ellen (1999). Maya Art and Architecture. London and New York: Thames & Hudson. ISBN 0-500-20327-X. OCLC 41659173.
Reents-Budet, Dorie; Antonia E. Foias; Ronald L. Bishop; M. James Blackman & Stanley Guenter (2007). J.P. Laporte; B. Arroyo & H. Mejía (biên tập). “Interacciones políticas y el Sitio Ik' (Motul de San José): Datos de la cerámica” (PDF). XX Simposio de Investigaciones Arqueológicas en Guatemala, 2006 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Museo Nacional de Arqueología y Etnología, Guatemala: 1416–1436. Bản gốc (PDF online publication) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
Rice, Prudence M.; Don S. Rice (2005). “Sixteenth- and Seventeenth-Century Maya Political Geography”. Trong Susan Kepecs; Rani T. Alexander (biên tập). The Postclassic to Spanish-Era Transition in Mesoamerica: Archaeological Perspectives. Albuquerque, New Mexico, USA: University of New Mexico Press. ISBN 9780826337399. OCLC 60550555.
Salisbury, David; Mimi Koumenalis; Barbara Moffett (ngày 19 tháng 9 năm 2002). “Newly revealed hieroglyphs tell story of superpower conflict in the Maya world” (PDF). Exploration: the online research journal of Vanderbilt University. Nashville, TN: Vanderbilt University Office of Science and Research Communications. OCLC 50324967. Bản gốc (PDF online publication) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2009.
Schele, Linda; David Freidel (1990). A Forest of Kings: The Untold Story of the Ancient Maya. New York: William Morrow and Company. ISBN 0-688-11204-8. OCLC 24501607.
Sharer, Robert J.; Loa P. Traxler (2006). The Ancient Maya (ấn bản 6). Stanford, CA: Stanford University Press. ISBN 0-8047-4817-9. OCLC 57577446.
Stuart, David; George Stuart (2008). Palenque: Eternal City of the Maya. London: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05156-6. OCLC 227016561.
Webster, David L. (2002). The Fall of the Ancient Maya: Solving the Mystery of the Maya Collapse. London: Thames & Hudson. ISBN 0-500-05113-5. OCLC 48753878.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Boucher Le Landais, Sylviane (Jul–Aug 2014). “Vasijas estilo códice de Calakmul: Narraciones mitológicas y contextos arqueológicos”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 58–65. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.
Carrasco, Ramón; María Cordeiro (Jul–Aug 2014a). “El origen de la montaña”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 41–45. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.
Carrasco, Ramón; María Cordeiro (Jul–Aug 2014b). “Chick Naab: La pintura mural de Calakmul”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 46–51. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.
Salvador Rodríguez, Eduardo (Jul–Aug 2014). “La ciudad de Calakmul”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 28–35. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.
Valencia Rivera, Rogelio; Octavio Q. Esparza Olguín (Jul–Aug 2014). “La conformación política de Calakmul durante el Clásico Temprano”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 36–40. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.
Zimmermann, Mario (Jul–Aug 2014). “Los nuevos hallazgos en la Estructura III”. Arqueología Mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico City, Mexico: Editorial Raíces. XXII (128): 52–57. ISSN 0188-8218. OCLC 29789840.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%95_c%E1%BB%95_c%E1%BB%A7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Maya_%E1%BB%9F_Calakmul