Wiki - KEONHACAI COPA

Tứ Lang thám mẫu

Tứ Lang thám mẫu[a] (tiếng Trung: 四郎探母; bính âm: Sìláng Tànmǔ) là một vở Kinh kịch lấy cảm hứng từ Dương gia tướng. Tác phẩm nhiều lần bị cấm ở Trung Quốc.

Tình tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ Lang thám mẫu, buổi biểu diễn Mân kịch tại Tuần triển lãm văn hóa Con đường tơ lụa hàng hảiPhúc Thanh

Lấy cảm hứng từ các tình tiết trong tiểu thuyết lịch sử triều đại nhà Minh Dương gia tướng,[2] vở kịch lấy bối cảnh thời nhà Tống dưới sự trị vì của Tống Thái Tông gồm mười ba đoạn riêng biệt.[3]

Nhân vật chính của vở kịch là Dương Diên Huy (zh),[4] còn được gọi Dương Tứ Lang (杨四郎), là một vị tướng quân nhà Tống bị quân Liêu bắt giữ.[5] Ông che dấu thân phận của mình và thành hôn với con gái của hoàng hậu nhà Liêu, Thiết Kính Công chúa (铁镜公主).[4] Mười lăm năm sau, hai triều đại tiếp diễn xung đột; Tứ Lang về thăm gia đình với sự giúp sức của vợ nhưng rồi quay trở lại lãnh thổ của quân địch.[5] Lúc đầu ông bị nhạc mẫu tuyên án tử nhưng được miễn phạt cùng lời cảnh cáo sau khi công chúa thay mặt can thiệp.[4]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Sách hướng dẫn sớm nhất về kinh kịch ban đầu được lan truyền vào năm 1845. Tác phẩm có sự góp mặt của nhiều diễn viên và các vở kịch mà họ đã biểu diễn; Tứ Lang thám mẫu được lập danh sách bảy lần, nhiều hơn bất kỳ vở kịch nào khác.[6]

Không rõ lai lịch của tác giả vở kịch này.[1] Kịch bản sớm nhất còn sót lại từ năm 1880 và được tìm thấy trong Lê Viên tập thành (梨園集成) của Lý Thế Trung (李世忠).[6] Bản dịch tiếng Anh vở kịch này của A. C. Scott, với tựa đề Ssu Lang Visits his Mother, được đưa vào quyển đầu tiên của Traditional Chinese Plays (1967).[7]

Biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ Lang thám mẫu lần đầu được dàn dựng vào giữa triều đại nhà Thanh, mặc dù dưới dạng "tỉnh lẻ" của kinh kịch.[8] Vì khắc họa một vị tướng lĩnh đầu hàng quân địch, vở kịch đã nhiều lần bị cấm ở Trung Quốc; Cơ quan chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phụ trách chính sách văn hóa ở Thiên Tân đã cấm vở kịch vào năm 1945 vì tác phẩm "bóp méo luân thường đạo lý và đạo đức".[9] Tác phẩm tiếp tục bị cấm lần nữa sau Cách mạng Cộng sản Trung Quốc và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[4][8]

Lệnh cấm được nới lỏng trong thời gian ngắn vào năm 1956, như một phần của chiến dịch Trăm hoa đua nở, dù vậy các nhà viết kịch buộc phải chỉnh sửa một số lời thoại.[9] Buổi diễn Tứ Lang thám mẫu đầu tiên sau lệnh cấm vào tháng 5 cùng năm thu hút khoảng hai nghìn khán giả theo dõi.[8] Vở kịch tiếp tục được biểu diễn đến năm 1960, sau đó tác phẩm dường như "hứng chịu sự phản đối chính thức một lần nữa".[10]

Cải biên[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ Lang thám mẫu, Nhà hát lớn Mai Lan Phương, Bắc Kinh.

Vở kịch được biểu diễn dưới nhiều hình thức như Hý khúc, gồm Hà Bắc bang tử, Tấn kịch, Tần khang, Mân kịch và Xuyên kịch.[11]

Một bộ phim tiếng Quảng Châu cải biên từ vở kịch (Việt bính: sei3 long4 taam3 mou5), được phát hành năm 1959.[12] Bộ phim do Hoàng Hạc Thanh đạo diễn với sự tham gia của Mã Sư Tằng, Dư Lệ Trân, Lâm Gia Thanh, Phượng Hoàng Nữ và Bán Nhận An. Trong phim, Tứ Lang bị ép buộc thành hôn với công chúa nhà Liêu. Cô sau đó được một trong những chị dâu của Tứ Lang đến thăm, họ thuyết phục cô cho phép Tứ Lang trở về nhà để thăm người mẹ đau ốm. Đoạn tiếp theo được phát hành cùng năm.[12]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tạm dịch Tứ Lang về thăm mẹ.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ye 2020, tr. 289.
  2. ^ Idema & West 2013, tr. viii.
  3. ^ Scott 1967, tr. 20.
  4. ^ a b c d Rolston 2022, tr. 13.
  5. ^ a b Chang 2007, tr. 58.
  6. ^ a b Rolston 2022, tr. 12.
  7. ^ Rolston 2022, tr. 14.
  8. ^ a b c Scott 1967, tr. 23.
  9. ^ a b Fu 2021, tr. 128.
  10. ^ Scott 1967, tr. 24.
  11. ^ Ye 2020, tr. 290.
  12. ^ a b Stokes & Braaten 2020, tr. 277.

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chang, Bi-yu (2007). “Disclaiming and Renegotiating National Memory: Taiwanese Xiqu and Identity”. Trong Carsten Storm; Mark Harrison (biên tập). The Margins of Becoming: Identity and Culture in Taiwan. Harrassowitz. tr. 51–68. ISBN 9783447054546.
  • Fu, Jin (2021). A History of Chinese Theatre in the 20th Century. 4. Taylor & Francis. ISBN 9781000435573.
  • Idema, Wilt L.; West, Stephen H. (2013). The Generals of the Yang Family: Four Early Plays. World Scientific. ISBN 9789814508698.
  • Rolston, David L. (2022). “How Purpose and Function Has Affected Translation and Subtitling of the Jingju Play Silang tanmu”. Trong Lintao Qi; Shani Tobias (biên tập). Encountering China's Past: New Frontiers in Translation Studies. Springer. tr. 11–27. ISBN 9789811906473.
  • Scott, A.C. (1967). Traditional Chinese Plays. 1. University of Wisconsin Press.
  • Stokes, Lisa Odham; Braaten, Rachel (2020). Historical Dictionary of Hong Kong Cinema. Rowman & Littlefield Publishers. ISBN 9781538120620.
  • Ye, Tan (2020). Historical Dictionary of Chinese Theater. Rowman & Littlefield Publishers. ISBN 9781538120644.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_Lang_th%C3%A1m_m%E1%BA%ABu